Gia vị là thuốc, đặc biệt gừng là thành phần trị bệnh hơn 100 tình trạng sức khoẻ khác nhau. Cách pha trà gừng đơn giản nhất và được ứng dụng hơn 2500 năm nay, chữa ho, cảm lạnh, đau bụng (dạ dày hoặc kinh nguyệt), buồn nôn (tàu xe hoặc thai nghén), viêm khớp, hen suyễn, giảm cân, ung thư, tiểu đường… Phân tích công dụng chi tiết ở phần cuối bài viết.
Cách pha trà gừng
Mỗi ngày, bạn có thể dùng 4g trà gừng theo khuyến cáo của FDA để nhận các lợi ích sức khoẻ từ loại gia vị dân dã này.
Bột gừng không chứa caffein, có thể thưởng thức bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Làm ấm cơ thể buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ với cách pha trà gừng siêu đơn giản:
- 1 muỗng (teaspoon) bột gừng,
- 200ml nước sôi,
- 1 muỗng mật mía nếu thích ngọt nhẹ, thơm nguyện cùng gừng.
Nếu không có sẵn bột gừng, bạn có thể dùng củ gừng tươi giã hoặc cắt nhỏ, hãm với nước sôi. Dễ sử dụng nhất, trữ sẵn một hủ bột gừng nhỏ tại nhà. Bởi chắc chắn bạn sẽ cần những công dụng trà gừng tuyệt vời dưới đây.
Lưu ý, chỉ nên sử dụng bột gừng toàn phần không bất kỳ phụ gia, chất bảo quản hoặc túi lọc để tránh tích tụ các rủi ro sức khoẻ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tốt nhất, nên chọn bột gừng được sấy khô từ gừng tươi được canh tác tự nhiên, không hoá chất.
Lưu ý thứ 2, chất tạo ngọt nên là đường tự nhiên toàn phần như mật mía, đường mía thô, mật hoa dừa, không nên chọn đường đã tách mật.
Công dụng trà gừng
Nguồn vitamin và khoáng chất
Không chỉ qua thức ăn, đặc biệt thức uống từ gia vị thô, khô hoặc cô đặc sẽ giúp bạn bổ sung hiệu quả các khoáng chất và vitamin cần thiết.
Bột gừng chứa vitamin C, vitamin B6, mage, kali, đồng, magan, chất xơ. Trong đó, vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt, duy trì sức khoẻ mô và chữa lành vết thương hay vitamin B6 hỗ trợ hình thành hồng cầu, duy trì chức năng não…
Đặc biệt mùa hè, khi bạn có cảm giác lười ăn hơn, hãy gia tăng các thức uống từ gia vị thảo dược để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Giảm đau cơ, đau nửa đầu, say tàu xe, buồn nôn, thai nghén, hen suyễn
Toàn những cơn đau thường gặp, chính vì vậy mà rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm chứng hiệu quả của bột gừng.
- Chứng nôn mửa, say tàu xe, đổ mồ hôi lạnh: Năm 1988, 80 hải quân chèo thuyền vùng biển lớn được nhận 1 gam gừng cho thấy hiệu quả rõ rệt. (Sau này được phân tích do một số hợp chất trong gừng ngăn chặn thụ thể não chiếm vai trò nôn mửa của não).
- Bệnh hen suyễn: Tạp chí Sinh học Phân tử và Tế bào Hô hấp Hoa kỳ, công dụng gừng trị hen suyễn bằng cách ức chế enzyme làm co cơ đường thở và đồng thời kích hoạt một loại enzyme khác giúp thư giãn đường thở.
- Đau nửa đầu: Tạp chí Phytotherapy Research cho rằng bột gừng có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng đau nửa đầu tương đương với sumatriptan (một loại thuốc cùng công dụng).
- Đau cơ: Các nhà nghiên cứu Đại học Georgia đã nghiên cứu trên 2 nhóm tình nguyện viên trong 11 ngày và đưa ra kết luận rằng bổ sung gừng hàng ngày giúp giảm 25% chứng đau cơ do tập thể dục.
- Giảm viêm, đau khớp: Nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong gừng gồm gingerol và shogaol giúp giảm dấu hiệu gây viêm. Đặc biệt, giảm đau do viêm xương khớp đầu gối (căn bệnh phổ biến do tổn thương sụn khớp).
- Đau bụng kinh hoặc các cơn đau khi hành kinh: Nếu bạn thử cách pha trà gừng vào đầu kỳ kinh có thể giúp giảm đau bụng kinh. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả tương đương hoặc hơn so với các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
- Buồn nôn hoá trị, thai nghén: Các chuyên gia tin rằng chất gingerol trong gừng có thể giúp giảm buồn nôn do mang thai, hóa trị hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, 0,5-1 gram gừng trước khi hóa trị sẽ làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của chứng buồn nôn cấp tính ở 91% bệnh nhân là đối tượng nghiên cứu.
Hỗ trợ tiêu hoá, giảm cân
Các bác sĩ Ayurveda kê toa gừng như một chất hỗ trợ tiêu hóa mạnh mẽ vì nó cung cấp năng lượng cho quá trình tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn và làm sạch các kênh vi tuần hoàn của cơ thể.
Ngoài ra, gừng thường tác động tích cực đến lượng thời gian tiêu hóa thức ăn, tăng cường nhu động ruột.
Gừng còn giúp giảm cân thông qua khả năng sinh nhiệt đốt cháy chất béo, tăng cường phân huỷ chất béo để nạp năng lượng.
Giảm ho, cảm lạnh
Gừng có tính nóng, dễ sinh nhiệt làm ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt thúc đẩy tiết mồ hôi giúp thải độc cơ thể, giải phóng chứng cảm lạnh, chống nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Hiệu quả hơn kháng sinh, bột gừng chống lại vi khuẩn gây viêm họng do liên cầu khuẩn (thí nghiệm năm 2011).
Giảm lượng đường trong máu
Bằng cách giảm mức insulin tự nhiên lúc đói, bột gừng giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt với người bị tiểu đường và béo phì.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Planta Medica cho thấy gừng có thể làm tăng sự hấp thu glucose vào tế bào mà không cần sử dụng insulin, do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao.
Lưu ý, gừng có thể hạ huyết áp nên những người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc huyết áp nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi dùng thêm gừng.
Chống ung thư và bảo vệ não bộ
Bằng cách gây chết tế bào, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và nhân số lượng, 2 hoạt chất sinh học quý giá trong gừng là gingerol và shogaol tạo nên đặc tính chống ung thư, bao gồm ung thư tuyến tụy, ruột kết, đại trực tràng, buồng trứng, tuyến tiền liệt và ung thư phổi.
Theo một đánh giá năm 2015, cả shogaol và gingerol đều có hoạt tính chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống dị ứng.
Chưa hết, chúng chống lại sự suy giảm chức năng não do tuổi tác với đặc tính chống oxy hoá cao, ví dụ như bệnh Alzheimer.
Một tách trà gừng ấm nhỏ như một tip tuyệt vời trong lối sống lạnh mạnh dành cho bạn và gia đình.
Cách pha trà gừng có thể dùng mỗi ngày cho dân văn phòng, nữ giới, bà bầu hay cả người lớn. Hãy sẵn sàng từ giờ và đều đặn mỗi ngày, để bạn luôn tự tin đối diện với những rủi ro sức khoẻ đã đề cập bên trên.
Nhiều cách pha trà và tự nấu ăn tại nhà đơn giản đang được cập nhật đều đặn tại chuyên mục hướng dẫn sử dụng. Chúc bạn ứng dụng sảnh sỏi các gia vị thô và bất kỳ thắc mắc, hãy nhắn Noom.
Tư liệu tham khảo
https://www.healthline.com/nutrition/benefits-ginger-tea
https://www.forbes.com/health/nutrition/ginger-tea-benefits/
https://academicjournals.org/journal/JMA/article-full-text-pdf/0864D829693
https://www.medicalnewstoday.com/articles/ginger-tea-benefits
https://isha.sadhguru.org/en/blog/article/benefit-of-ginger
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21818642/
Bài viết cùng chủ đề
Hạt Mè Đen – Tổ Yến, Đông Trùng Hạ Thảo Cho Người Nghèo, Người Ăn Chay
Cách Làm Trà Sữa Thuần Chay Từ Nguyên Liệu Thô Toàn Phần
Hệ Vi Sinh Đường Ruột – Quyết Định Sức Khỏe, Thu Nhập Và Hạnh Phúc Của Bạn