Sai lầm lớn trong chăm sóc da hiện đại chính là tẩy tế bào chết xài kem chống nắng và dưỡng da bằng sản phẩm công nghiệp, trong khi cơ thể là một thực thể tự nhiên sống động. Làn da là nơi cư trú của hàng tỉ vi sinh vật. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình đã chăm sóc da rất cẩn thận bằng rất nhiều bước, nhưng làn da thì càng ngày càng dễ bị kích ứng? Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những sai lầm lớn trong chăm sóc da của các bạn gái hiện nay. Hãy cùng tham khảo bài viết khoa học tây y và đối chiếu chéo tự nhiên lý do dẫn đến những sai lầm này. Để hiểu thêm về nguyên lý về da, bạn cần tìm đọc về cấu trúc làn da để am hiểu về da trong y học.
Sai Lầm 1: Tẩy Tế Bào Chết
Sai lầm đầu tiên dẫn tới 1 chuỗi sai lầm gồm 7749 bước skincare của bạn đó chính là việc tẩy tế bào chết gây nên một làn da bị tổn thương.
“ Tế bào chết “ – cụm từ này làm cho bạn nghĩ rằng lớp sừng này vô dụng, đáng ghét kinh tởm và cần phải bỏ đi.
Nhưng thực tế lớp tế bào chết này chính xác phải là là lớp da trưởng thành, cứng cỏi, là thần hộ mệnh để bảo vệ lớp da non đang ở bên dưới lớn lên.
Khi bạn tẩy tế bào chết đi thì nó lòi lớp da non bên dưới ra thì tất nhiên trông da bạn sẽ mơn mởn hơn. Tuy trông đẹp hơn nhưng da non cũng là làn da yếu hơn và dễ bị tấn công nhất.
TẾ BÀO CHẾT = THẦN HỘ MỆNH CỦA LÀN DA. Chúng sẽ bảo vệ lớp da non của bạn, che chắn lớp da non để chúng có thời gian trưởng thành. Mọi ngóc ngách trên làn da, thần da chết bảo vệ da bạn khỏe mạnh .
Hãy giữ và chăm sóc lớp tế bào chết. Chỉ cần tắm rửa mỗi ngay sạch sẽ dưới vòi sen, kì cọ bằng xơ mướp nhẹ nhàng hằng ngày, bình thường bằng những sản phẩm tắm rửa từ thiên nhiên như xà bông từ dầu, hay đơn giản quả cam, bột đậu xanh là đủ. Tuyệt đối không nên có bất kì ý định gì về việc tẩy tế bào chết. Thì khi lớp da non bên dưới trưởng thành thì lớp da già nó tự chết đi thôi.
Hãy nhớ vẻ đẹp của làn da chính là vẻ đẹp của làn da chết.
Sai Lầm 2: Rửa mặt, tắm bằng các sản phẩm diệt khuẩn
Sai lầm lớn trong chăm sóc da tiếp theo đó chính là tắm, rửa mặt bằng các sản phẩm có tính “diệt khuẩn”
Trong cấu trúc đề kháng da, các hàng rào bảo vệ da bạn ngoài lớp mô cố định thì các chất do chính cơ thể bạn tiết ra ví dụ peptide, các acid béo là các lipid còn có hệ vi khuẩn thường trực trên bề mặt da.
Vi khuẩn, dù là tốt hay xấu, đều chọn cách lây lan để duy trì sự sống. Khi chúng ta cố gắng thay đổi môi trường sống của chúng bằng việc tạo một môi trường sạch và lý tưởng nhất có thể, nhìn bề ngoài, tưởng là có thể tạm thời giảm thiểu bệnh tật, nhưng đáng tiếc là nó lại dẫn đến một hậu quả không mong muốn là làm cho vi khuẩn tăng độc tính một cách mạnh mẽ.
Với hệ miễn dịch tự nhiên của làn da người, các vi trùng có hại chiếm số lượng cực kỳ ít. Đa số chúng có lợi đối với làn da.
Việc làn da chúng ta không bị tổn thương, không đơn giản là vì chúng ta cố gắng chọn cách làm sạch quá mức làn da. Đó là vì chúng ta lựa chọn cách sống chung cùng các vi khuẩn.
Vậy mà chúng ta lại luôn cố gắng tìm cách sử dụng các biện pháp như double cleansing/ triple cleansing hay là các loại sữa rửa mặt có khả năng diệt khuẩn lên làn da.
Đó là nguồn cơn khiến cho các vi khuẩn còn sót lại trên da tìm cách trở nên vô cùng mạnh mẽ, khiến làn da trở nên vô cùng nhảy cảm và dễ dàng bị tàn phá bất cứ lúc nào.
Trong tổng thể môi trường thiên nhiên, hiện nay người ta đã nhận ra tác hại khủng khiếp của việc diệt sạch sâu bọ, vi khuẩn, nấm … người ta đã nhận ra. Và đang thay đổi rất lớn bằng cách thay vì tận diệt, con người tìm cách cân bằng sinh thái các loài.
Vậy mà, nhan nhản trên khắp nơi, youtube, quảng cáo báo đài, hướng dẫn chị em chúng ta, diệt vi khuẩn, làm sạch da sâu, và tẩy tế bào chết.
Hãy lựa chọn sử dụng những sản phẩm có tính rửa trôi các bụi bẩn trên da mà không làm hại đến hệ sinh vật của da như việc dưỡng da bằng dầu, hay sử dụng những sản phẩm xà bông hoàn toàn tự nhiên.
Từ đó bạn sẽ có thể lấy lại được sự cân bằng của làn da tự nhiên vốn có, đạt tới khả năng trong việc rửa mặt không bằng gì cả.
Sai Lầm 3: Sử dụng kem chống nắng
Hẳn là bạn cảm thấy ngạc nhiên khi sử dụng kem chống nắng lại được liệt kê vào danh sách những sai lầm điển hình trong chăm sóc da. Qảu thật là như vậy, noom đã tổng hợp một bài viết đầy đủ về tác hại của kem chống nắng để chị em có thể tự tin loại bỏ ngay sản phẩm này trong chu trình chăm sóc da tối giản.
Kem chống nắng bị cấm sử dụng khi bạn muốn bơi lặn tại một số vùng biển trên nhiều quốc gia, vì kem chống nắng hủy hoại những rặng san hô. Các điều luật cấm sử dụng kem chống nắng đã lần lượt được ký kết tại các vùng biển du lịch nổi tiếng nhằm giảm tác hại của 14.000 tấn kem chống nắng trôi ra đại dương mỗi năm.
Chừng đó thông tin thôi, noom nghĩ đã quá dư cho chị em suy xét lại về kem chống nắng tốt hay xấu? Kem chống nắng hủy hoại cả rặng san hô thì liệu có bảo vệ được da của bạn?
Đó là chưa kể tới trên làn da người là một hệ vi sinh vật phong phú, đa dạng không thua gì rặng san hô. Chính vì vậy, kem chống nắng dù là kem chống nắng hóa học hay vật lý cũng đồng thời hủy hoại môi trường vi sinh vật trên da, làm mất cân bằng làn da và gây tổn thương chức năng hàng rào bảo vệ da.
Bạn hãy nghĩ xem , loài người đã sống trên trái đất này bao nhiêu năm rồi ? 1 tỉ năm rồi? trước đây loài người nữ đã làm gì để chống nắng ? hay họ chỉ sống trong hang động tránh nắng , để tránh nhăn da, để tránh ung thư da cả tỉ năm cho đến khi có kem chống nắng mới chui ra khỏi hang động?
Sai Lầm 4: Cân bằng độ PH trên da
Mỹ phẩm, sữa rửa mặt giúp “cân bằng độ pH” được chị em ưu ái chọn nhằm bảo vệ da nhưng đó chỉ là một nửa sự thật. Một nửa sự thật không giống như nửa ổ bánh mì.
Chị em có bao giờ thắc mắc độ pH là gì?
Độ pH là mật độ của ion H2O+ (H+) trong nước. Thang đo độ pH từ 1-14 dùng để đo tính axit hoặc kiềm của một dung dịch nước, nghĩa là chất đó phải tan trong nước mới đo được độ pH.
pH > 7 là kiềm
ph < 7 là axit
pH = 7 là nước tinh khiết, một số loại nước uống vẫn có độ pH cao 8.5-9.5
Dấm nuôi hoặc nước cốt chanh có tính axit, pH là 1-2, HCl có độ axit cũng 1-2
Da người không tan trong nước, không thấm nước nên cụm từ “cân bằng độ pH làn da” là sai. Đúng chính xác phải là “cân bằng độ pH của lớp nước trên bề mặt da”.
Cụ thể là lớp acid mantle – lớp màng mỏng gồm chất nhờn (từ tuyến nhờn dưới da tiết ra), tế bào trưởng thành, tế bào chết, lactic, axit amin (từ mô hôi) và axit béo tự do. Lớp này được gọi là second skin hay còn gọi là hàng rào bảo vệ da.
Khi khỏe mạnh bình thường, da của chúng ta có khả năng tự điều chỉnh lớp màng acid mantle để bảo vệ da và hệ vi sinh vật làn da, cũng chính là cơ chế duy trì và cân bằng độ pH. Thời gian và tốc độ phục hồi độ pH phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Nội sinh: tuổi tác, vị trí, di truyền, tâm lý.
- Ngoại sinh: mỹ phẩm, những gì xoa lên da, mồ hôi, bã nhờn, nhiệt độ, môi trường.
Da khỏe mạnh – second skin có độ pH 4.5-6.
Da nhờn, mụn – second skin có độ pH 2-3
Da ra mồ hôi, đổ dầu, bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn – second skin có độ pH 2-3
Da khô – second skin có độ pH 10-11-12
Để điều chỉnh độ pH có rất nhiều cách ví dụ:
- Tăng pH dùng vôi, soda,…
- Giảm pH dùng chanh, khế,
- Giảm pH xà bông, thêm nước vào
Tuy nhiên, cách dùng một dung dịch để cân bằng độ pH khi da đang đổ dầu, bụi bẩn, đang đầy vi khuẩn, đầy bã nhờn, nhầy nhụa hôi hám là hoàn toàn sai. Bởi vì chúng ta không điều chỉnh độ pH của da mà điều đầu tiên chính là làm sạch mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn trên da. Một sản phẩm có độ pH 5-6 hoàn toàn không có nghĩa là sẽ khiến da tốt lên.
Ngược lại, các loại thực phẩm có tính kiềm cao như súp lơ, cà rốt, măng tây, ngưu báng, bơ có độ pH cao 9-10, dùng đắp mặt nạ, tiếp xúc với da lâu hơn sữa rửa mặt, lại giúp dưỡng ẩm, giảm nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa, giảm viêm, mờ thâm…
Chưa kể, xà bông để tắm rửa được rõ ràng bạn phải thêm nước vào. Dội ướt cả người, chà xà bông trên tóc, tạo bọt hoặc tạo bọt ở xơ mướp hoặc túi tạo bọt. Toàn thân bạn đầy nước, thì pH của xà bông đã giảm còn 8.
Hay theo Tạp chí chính thức của Hiệp hội Lý sinh và Hình ảnh Quốc tế về Da (ISBS), việc sử dụng xà bông (độ pH từ 9-11) không ảnh hưởng đến cơ chế duy trì độ pH của da. Đây là kết quả so sánh vùng da ở 2 nhóm đối tượng nghiên cứu rửa mặt bằng xà bông và sữa rửa mặt có tính acid nhẹ trong 5 năm).
Cân bằng độ pH của da là việc làm đúng đắn khi làm sạch da. Tuy nhiên, một sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, sữa tắm có độ pH 4.5-6 không hoàn toàn có nghĩa là chúng tốt cho da.
Mà quan trọng hơn, khi dùng sản phẩm đó để tắm, rửa có giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật làn da, không gây tổn hại tới chức năng tiết mồ hôi, tiết dầu của da hay không. Dưỡng da, nuôi khuẩn mới thực sự là tiêu chí quan trọng trong tổng thể quá trình chăm sóc da.
Vậy để vệ sinh da, đồng thời dưỡng khuẩn, nuôi dưỡng làn da rạng rỡ, khỏe mạnh, mướt mát, nên dùng cách nào?
Có một giải pháp chung cho toàn bộ da trên cơ thể bạn, đó là xà bông tự nhiên dùng để tắm gội và rửa mặt. Theo đó, cơ chế làm sạch lôi cuốn dịu nhẹ với lượng bọt bong bóng tự nhiên từ phản ứng xà phòng hóa, hoàn toàn không tồn dư noah.
Sai Lầm 5: Mong Muốn Thay Đổi Màu Da Tự Nhiên
Đây có lẽ là sai lầm mà rất nhiều chị em đã lường trước nhưng chính vì những chiêu trò quảng cáo, và cố tình khiến cho chị em mất tự tin vào chính mình làm cho nhiều người vẫn dễ dàng mắc vào cạn bẫy.
“Ức chế melanin” cổ động “thay màu da” đi ngược với cơ chế tự nhiên của da người nhưng lại một lần nữa, mỹ phẩm công nghiệp tiếp tục trở thành xu hướng. Chị em muốn đẹp, muốn xinh, muốn da trắng như Ngọc Trinh, như Tây hay sao Hàn, nên đôi khi đã nhẹ dạ vô tình bị “trend” kéo đi. Có đáng không khi phải mạo hiểm đánh đổi màu da tự nhiên chính mình, niềm tự hào sắc tộc để nhận về màu da trắng giả trân, trắng như cương thi, trắng lộ gân xanh, trắng như kem trộn và tiềm ẩn vô số tác dụng phụ.
Mỹ phẩm làm trắng sáng da là một thị trường béo bở, đã được dự đoán 23 tỷ đô la trong năm 2020. Theo Tạp chí Ức chế enzym và hóa dược, khoảng 15% dân số thế giới đầu tư vào các mỹ phẩm làm trắng da và Á Châu là thị trường số 1. Thậm chí, 80% đàn ông Ấn Độ sử dụng kem dưỡng trắng da và lượng người dùng đang tăng 18% hàng năm.
Đặc biệt, điều đáng nói là các chất làm trắng sáng da lại theo một cơ chế “kỳ thị chính mình”, đó là làm giảm sắc tố melanin, nguồn gốc chính tạo nên màu da tự nhiên.
Melanin là gì
Melanin là một loại sắc tố được sản sinh ở lớp đáy biểu bì bởi tế bào melanocyte, được chứa trong các túi melanosome. Những túi này di chuyển qua hệ thống ống phân bố khắp cơ thể, phóng thích melanin vào tế bào sừng, quy định sắc tố màu da.
Khi da gặp kích thích từ ánh nắng mặt trời, melanin sẽ hấp thụ toàn bộ năng lượng tia UV để ngăn chặn sự nguy ngại đến ADN tế bào.
Cơ chế sản sinh melanin phụ thuộc rất nhiều vào vùng khí hậu. Ở khu vực càng gần xích đạo, khả năng sản sinh melanin càng tăng cao, bảo vệ cơ thể trước bức xạ nhiệt lớn, như một rào cản vật lý giúp phân tán tia UVR và hấp thụ, làm giảm sự xâm nhập của tia UV qua lớp biểu bì.
Nhiệm vụ của Melanin
Thật tuyệt vời! Melanin như loại kem chống nắng tự nhiên với 1,5-2,0 SPF (sun protection factor) và có thể cao tới 4 SFP. Đồng nghĩa rằng melanin hấp thụ từ 50% đến 75% UVR.
Melanin còn hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc oxy hóa (ROS) – Sự tích lũy các gốc tự do trong cơ thể gây tổn thương các cấu trúc và thay đổi chức năng của tế bào, gây bệnh tật và lão hóa.
Các hoạt chất gây ức chế melanin
Hãy xem các mỹ phẩm, dược phẩm “ức chế melanin” đã tàn nhẫn với làn da chị như thế nào! Thay vì để melanin được phóng thích tự nhiên nhằm bảo vệ da, nó bị “giam cầm” bằng những hoạt chất độc hại như Hydroquinone, Arbutin hay Axit kojic…
Hydroquinone là một chất tẩy trắng. Bên cạnh hiệu quả tẩy trắng, chẳng ai nói cho chị em biết nó còn gây mỏng da, khiến da càng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, gây ra tổn thương gân, dây chằng và da, tác động xấu đến tế bào hắc tố và các protein khác. Hydroquinone chính thức bị cấm ở châu u vào tháng 12 năm 2000.
Arbutin từng được giới làm đẹp mê mẩn vì khả năng giúp da trắng sáng vượt trội. Nhưng thực chất đây là một tiền chất của hydroquinone, có khả năng ức chế sự tổng hợp melanin bằng cách ức chế tyrosinase – một enzyme chịu trách nhiệm kích thích sự sản sinh melanin. Tuy nhiên, chất này có thể giải phóng hydroquinone dị hóa, có khả năng gây độc cho tủy.
Tương tự, Axit kojic cũng không khá khẩm hơn vì hoạt chất này gây ung thư và không ổn định trong quá trình bảo quản.
Có thể, chị em sẽ tiếp tục kiên trì tẩy trắng da bằng cách tìm một loại “ức chế melanin” với thông điệp “hiệu quả an toàn”, chắc chắn là có. Giống như các chất cấm kể trên, ban đầu, chúng từng được săn đón rầm rộ.
Đa phần các hoạt chất này đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở các nước u Mỹ do khả năng gây ung thư cao. Vấn đề cốt yếu là trước khi một chất hóa học trong mỹ phẩm được phát hiện là độc hại, gây ung thư thì chị em chúng ta, đau lòng thay, vẫn đang vừa làm chuột bạch, vừa làm giàu cho thị trường mỹ phẩm công nghiệp.
Quay về với làn da tự nhiên
Da trắng trợt, thiếu sức sống phải nhờ nhiều đến má hồng, phấn mắt… Nét đẹp của làm da trắng theo xu hướng đã trở nên lỗi thời. Cốt lõi vẫn là tôn trọng và nuôi dưỡng từ chính cấu tạo của làn da người, chị em sẽ tự do làm đẹp, da căng bóng, sáng ngời tự nhiên. Thay vì ức chế melanin, hãy để ý đến cường độ ánh nắng và dưỡng da kết hợp che chắn vừa phải.
Nếu đã lỡ tẩy trắng da, da trắng mỏng, yếu ớt: ngưng ngay mỹ phẩm công nghiệp để cách ly hóa chất bào mòn da, tập trung dưỡng khuẩn, nuôi hệ vi sinh vật và tải tạo second skin. Với da nhạy cảm, còn yếu, dầu bơ ép lạnh và dầu sacha inchi là lựa chọn phù hợp.
Che chắn vật lý
Nếu lo lắng nắng làm sạm, đen da: việc che chắn vật lý luôn cần thiết như quần áo chống nắng. Hãy cảm ơn cơ thể vì melanin vừa giúp tăng sắc tố để bảo vệ da khỏi tác hại xấu của nắng, vừa có thể trả lại da màu tự nhiên, nhả nắng nhanh chóng nếu da khoẻ, không bị bào mòn hay tẩy trắng. Bên cạnh đó, hãy nhớ keyword của làn da là nước, dầu ép lạnh sẽ giúp chị em giữ ẩm, giữ nước. Dầu mè đen ép lạnh có thành phần zinc oxide giúp chống nắng nhẹ tự nhiên hay dầu dừa ép lạnh sẽ dưỡng ẩm body tuyệt vời, không tạo cảm giác nhờn rít như kem chống nắng.
Nếu bất cẩn cháy nắng, đỏ rát: hãy thử khả năng chữa lành nhanh và tăng cường đề kháng da của dầu mù u ép lạnh. Vẫn là dưỡng ẩm và chữa lành da, tránh tuyệt đối hóa chất tác động vào làn da tự nhiên.
Nếu bạn vẫn còn thói quen trang điểm vì yêu cầu công việc và chưa thể ngay lập tức bỏ hẳn: hãy bắt đầu với tẩy trang bằng dầu dừa ép lạnh, rửa mặt bằng xà bông tự nhiên, kết hợp dưỡng da, dưỡng khuẩn vào vào những thời gian còn lại và kết hợp bôi dầu khi da còn nước để tăng cường khóa ẩm cho da, như sau khi rửa mặt, tắm gội. Khi da khỏe lên, đồng thời, nhu cầu trang điểm của bạn sẽ giảm xuống. Không phải vì bạn trắng hơn, mà bởi vì bạn tự tin từ chính cấu tạo bên trong của làn da mình, bạn hiểu rằng da da khỏe lên.
Với chị em chúng mình, melanin đích thực là đặc sản của làn da, bảo vệ và là sắc tố tạo nên là nét đẹp châu Á đang thịnh hành trên toàn thế giới. Cô người mẫu Quỳnh Anh – Quán quân cuộc thi Siêu Mẫu Châu Á, luôn tỏa sáng với làn da vàng khỏe khoắn, nổi bật, giàu sức sống.
Hay trớ trêu như làn da không đều màu từ nhỏ của cô người mẫu Chantelle Winnie (Winnie Harlow) người Canada. Tuy nhiên, cô đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn America’s Next Top Model (ANTM) và sau đó không lâu, cô tạo nên khoảnh khắc đột phá trong lịch sử thời trang, là người mắc bệnh bạch biến đầu tiên khi lên ảnh bìa cho tạp chí nổi tiếng nước Ý L’Officiel – ấn bản tháng 9 năm 2015. Chantelle Winnie đã bác bỏ tất cả các phác đồ điều trị bệnh bạch biến – chẳng hạn như liệu pháp ánh sáng UVA, thuốc nhuộm da, thuốc và thậm chí phẫu thuật, cuối cùng để được trở thành chính mình.
Mỗi cơ thể, làn da chị em là duy nhất, hãy giữ màu da tự nhiên, cũng là niềm tự hào chính mình. Dưỡng khuẩn an toàn, đúng cách, làn da sẽ tự nhiên khỏe lên. Và làn da giàu sức sống, căng mướt, khỏe khoắn sẽ tự nhiên ghi điểm tuyệt đối từ trong ra ngoài, từ lối sống xanh đến tự tin cá tính, từ màu da vàng đến niềm tin chính mình.
Tài liệu tham khảo:
https://www.sbc-vietnam.com/blog/cac-chat-chong-oxi-hoa-tu-nhien.aspx
https://www.bbc.com/future/article/20190722-sunscreen-safe-or-toxic
https://www.fas.usda.gov/data/france-france-bans-titanium-dioxide-food-products-january-2020
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32108942/
https://time.com/5447739/palau-sunscreen-ban-coral/
https://www.cntraveler.com/story/these-destinations-are-banning-certain-sunscreens