Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sắc Vóc Con Trẻ?

Ngoại trừ yếu tố di truyền từ đời ông bà, còn lại trong giai đoạn thai kỳ, ba mẹ có thể can thiệp để cải thiện chiều cao sắc vóc của con. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi bà bầu nên ăn gì để em bé đầy đủ dinh dưỡng, phát triển chiều cao trí tuệ của bé mà mẹ vẫn có vóc dáng gọn gàng xinh đẹp.

Tăng cân lành mạnh khi mang thai

Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bắt đầu bằng con số tổng quan là không nên tăng cân quá 13kg trong 9 tháng 10 ngày. (Theo CDC – Trung tâm Phòng chống Bệnh Tật Hoa Kỳ).

Cân nặng bà bầu
Tăng cân khuyến cáo
Nhẹ cân – BMI < 18.5
12.7-18 kg
Trung bình – BMI 18.5-24.9
11.3-15.9 kg
Thừa cân – BMI 25-29.9
6.8-11.3 kg
Mập – BMI 30
5-9 kg

Quan trọng hơn tổng cân nặng, việc tăng nhẹ đều đặn hằng tháng, không tăng nhanh trong một giai đoạn nào là điều mẹ cần kiểm soát. Việc tăng cân nhanh một giai đoạn cũng sẽ gây rạn da, thèm ăn khó kiểm soát.

Theo Bộ Y Tế Australia, quan niệm bà bầu nên ăn gì cho khẩu phần hai người là một sai lầm. Bà bầu nên ăn đầy đủ cho chính mình.

Trong chế độ ăn cho mẹ bầu cần đầy đủ 3 loại dinh dưỡng: macronutrients, micronutrients và live bioactive như bất kì chế độ ăn lành mạnh nào đang được áp dụng hiện nay.

ba bau nen an gi 3

Dinh dưỡng đa lượng đầy đủ cho mẹ bầu

Tinh bột

Bà bầu nên ăn gì trước tiên chính là tinh bột – Nguồn năng lượng quan trọng nhất trong chế độ ăn cho mẹ bầu, bạn không nên áp dụng chế độ ăn kiêng tinh bột (low carbs) trong lúc mang thai.

Tinh bột nuôi não, phát triển hệ thần kinh cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm tinh bột trắng, tinh bột biến tính, tinh bột trơ. Các loại bột tinh chứa nhiều calo nhưng là calo rỗng dễ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, khiến mẹ cảm thấy nhanh đói bụng mà người thì mệt mỏi.

Lý do khiến mẹ bầu rủ rượi mệt mỏi vì tinh bột trơ thiếu hụt các loại vitamin, muối khoáng, chất xơ & tinh bột kháng.

Mẹ bầu thông minh lựa chọn ngay các thực phẩm chứa tinh bột thô, tinh bột toàn phần, không tẩy trắng, chà bóng, như bún lứt, mì phở lứt, cơm gạo dinh dưỡng, gạo xát dối, gạo không đánh bóng, không tẩy, khoai lang, bí đỏ, khoai mì, bắp ngô,…

Tăng cường các loại đậu đỗ, hạt dinh dưỡng nguyên vỏ, nguyên cám để đa dạng các loại tinh bột như tinh bột kháng, một dạng chất xơ dễ chịu đối với mẹ bầu, đặc biệt nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột.

Đạm

Đạm cần bổ sung cho mẹ bầu nên đa dạng chủ yếu đạm thực vật và 1 ít đạm động vật. Đạm tham gia vào cả vai trò sinh học về cấu trúc (keratin, collagen) và chức năng (enzym, vận chuyển protein, hormone).

Mẹ bầu nên ăn nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật như các loại hạt đậu, đỗ xanh đỏ đen, các loại hạt dinh dưỡng, ngoài cung cấp tinh bột thì hạt chứa một lượng đạm thực vật lớn cho mẹ bầu.

Đối với đạm động vật, trong nhiều lý thuyết thai giáo khuyên bà bầu nên ăn các loại thịt cá thông thường, quen thuộc, có kích thước càng nhỏ càng tốt như cá cơm, cơm mờm, cá bống, cá liệt, trứng, thịt gà, vịt thịt heo, bò cần được chăn nuôi thả tự nhiên. Ăn hạn chế thịt heo, bò và tất cả đạm cần được nấu chín kỹ.

Bà bầu không nên ăn trứng sống 1 phần, thịt cá sống nhằm tránh rủi ro đau bụng do nhiễm khuẩn salmonella, ecoli, sán…

Chất béo

Chiếm một tỉ lệ cao đối với khẩu phần bà bầu nên ăn gì vì nhu cầu của em bé trong bụng của mẹ cần chất béo để răng không bị mũn về sau, xương cứng cáp tăng trưởng chiều cao. Chất béo của mẹ bầu được khuyến cáo tối thiểu là 20% và ở phụ nữ mang thai và cho con bú có thể lên đến 30%. (Theo Hội Nhi Khoa Việt Nam).

Trong đó, thai nhi rất cần chất béo và các khoáng chất, vitamin dinh dưỡng có trong dầu như maggie, canxi, mangan, phophorous, các vitamin A, D, vitamin C,vitamin B 12, acid folic, sắt , kẽm… để xây dựng màng tế bào, phát triển hệ thần kinh (đặc biệt là omega 3, DHA, ARA). Đồng thời, chất béo giúp cung cấp năng lượng và hấp thu các vitamin tan trong dầu cho mẹ (vitamin A, D, E, K).

Lời khuyên cho mẹ bầu nên chú trọng loại trừ chất béo xấu chọn chất béo tốt từ các loại hạt béo nguyên cám như mè đen, mè nâu, lạc, hạt điều, macca, cơm dừa, hạnh nhân… Các loại hạt chứa chất béo toàn phần, đạm thực vật chất xơ, tinh bột nguyên cám và lượng vitamin khoáng chất khổng lồ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng phát triển toàn diện chiều cao, trí não của em bé.

Tìm hiểu thêm liều lượng chất béo cần bổ sung cho mẹ bầu.

Dinh dưỡng vi lượng và hoạt chất sinh học bà bầu nên ăn

Rau củ quả

Mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều rau củ quả. Rau củ quả chứa nhiều chất xơ, enzyme, vitamin và các hoạt chất sinh học cần thiết cho thai nhi và mẹ.

Trái cây

Lưu ý lựa chọn các loại trái cây ít ngọt chứa nhiều vitamin đa dạng như chuối, bí đao, mướp, rau dền, các loại rau xanh, củ đậu, bưởi, cam chanh, dứa… Chất xơ quan trọng đối với mẹ bầu vì khi em bé lớn, ruột mẹ dễ bị chèn ép, mẹ dễ xảy ra táo bón.

Thực phẩm cấm kỵ cần lưu ý trước khi bà bầu nên ăn gì

Cẩn thận với động vật

  • Động vật giáp xác: tôm, ghẹ, nghêu sò ốc hến bởi các động vật này có mang kí sinh ecoli, salamone dễ gây tiêu chảy đau bụng, ngộ độc thực phẩm khó chữa.
  • Đạm động vật quá bổ dưỡng như gà ác, bồ câu ra ràng, tiềm thuốc bắc, hải sâm, bào ngư, vi cá, tổ yến, nhung hươu… nhằm tránh làm nóng cơ thể, khó tiêu hóa, gây mệt mỏi. Ngoài ra các loại thực phẩm bổ dưỡng chứa hGH một hormone tăng cường sinh lực, khiến trẻ dậy thì sớm. Các thực phẩm tẩm bổ này cũng là những thực phẩm không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi.

ba bau nen an gi 6

  • Hải sản: bao gồm mực, cá ngừ, cá chuồn, cá có kích thước lớn, bởi chúng có thể chứa histamine, thủy ngân dễ gây dị ứng cho mẹ bầu
  • Các loại thịt heo, bò, trâu, dễ ăn ít, hạn chế.
  • Trong suốt thai kì Bà bầu nên kiêng ăn thịt lươn, một động vật chuyển đổi giới tính.
  • Các loại thịt động vật gây tranh cãi bà bầu không nên ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, thịt ba ba …
  • Không nên ăn nội tạng như lòng heo lòng bò, trứng lộn…
  • Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn thịt sống, trứng sống, sashimi, sushi, gỏi cá,
  • Hạn chế ăn các loại mắm lên men còn sống (không phải nước mắm), các loại mắm cần được nấu chín trước khi ăn.

Bỏ ngay sữa bò và hạn chế thực phẩm lên men

  • Bà bầu nên ăn ít các rau củ lên men, ăn như một loại gia vị , lượng nhỏ, nhằm tránh rủi ro nạp quá 1 loại khuẩn tốt hoặc khuẩn xấu nào đó quá mức.
  • Bà bầu không nên ăn các sản phẩm từ sữa bò hoặc hạn chế bởi chúng gây khó tiêu, chứa các hormone tăng trưởng tự nhiên dành cho loài bò. Tương tự với sữa dê cũng hạn chế.

Xem thêm: Công Thức Sữa Hạt Điều – Sữa Bò Thuần Chay

Ngưng hẳn chất kích thích

  • Các thức uống chứa chất kích thích như: cafe, trà , rượu, bia, thuốc lá, không nên uống. Tất nhiên 1 thìa, 1 ngụm trà không chưa taning không gây mất ngủ hoặc kích thích thần kinh không gây tác động đến em bé. Tuy nhiên việc uống trà, cafe có thể gây thèm và nghiện. Tốt nhất là nên ngưng.
  • Đối với thuốc lá, mẹ bầu cần kiêng cữ tiếp xúc với người hút thuốc lá vì có thể bị hút thụ động bằng hít thở phải chất độc nicotin và chất khác trong khói thuốc.

Tránh gia vị mạnh và gia vị công nghiệp

  • Mẹ bầu không nên ăn ớt cay ngay người lớn cảm thấy cay sơ sơ nhưng thai nhi cảm thấy rất cay, nóng da, sau này da trẻ sơ sinh kém khỏe mạnh.
  • Mẹ bầu không nên ăn mặn, cần ăn nhạt hơn bình thường.
  • Các gia vị thực phẩm như bột ngọt, bột nêm, chiết xuất nấm men cần kiêng cữ. Các gia vị này có gốc muối dù nếm không mặn nhưng có thể gây rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng ở thai nhi.
  • Các thực phẩm chứa đường công nghiệp, đường tinh luyện mẹ bầu không nên ăn để tránh tiểu đường thai kì.

Xem thêm: Người Việt Ăn Nhạt – Nhưng Ăn Rất Nhiều Muối

Không dùng thực phẩm siêu chế biến

  • Mẹ bầu cần kiêng cữ hoàn toàn các loại nước đá lạnh, nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt, mì gói, thực phẩm đóng hộp, nước trái cây đóng chai, lon hay còn gọi là các thực phẩm siêu chế biến gây ung thư, mẹ bầu nên ngưng sử dụng.

Lưu ý về trái cây, rau củ

Các loại trái cây, rau củ sau đây mẹ bầu không nên ăn nhiều thường xuyên: nhãn, vải, xoài, mít vì quá ngọt cho nên mẹ bầu ăn 1 ít vẫn được, cung cấp nhiều vitamin và hoạt tính sinh học cho cả mẹ và con. Thơm dứa bà bầu không nên ăn 3 tháng đầu, ăn 1 ít trong thai kì có thể ăn nhiều hơn 1 chút vào 15 ngày cuối thai kì để cổ tử cung dễ mở, dễ sanh thường.

Các loại trái cây, rau củ bà bầu không nên ăn: bồ ngót, măng tươi, cam thảo, rau sam, đu đủ, khổ qua… vì có thể gây kích thích tử cung.

Các thực phẩm hàm chứa rủi ro bà bầu không nên ăn như đậu nành vì chứa isoflavone, một estrogen hormonen nữ có thể tác động đến thai nhi nếu ăn lượng lớn.

Tóm lại, trong thời gian mang thai tốt nhất bà bầu nên ăn chín uống sôi, không ăn uống tiếp xúc với những gì quá mạnh, từ vị giác mạnh, khứu giác (hương liệu, mỹ phẩm, nước hoa…), thị giác (xem phim ma, phim đau khổ…), thích giác (không nghe nhạc vũ trường, ồn ào…), không tiếp xúc với quá nhiều người xa lạ.

Kết luận chúng ta đã có bằng chứng khoa học cho câu nói dân gian “con vào dạ, mạ đi tu” mà ông bà ta đã để lại cho hậu thế. Ngoài việc bà bầu nên ăn gì, phụ nữ mang thai rất cần kiêng cữ, tạo cho bản thân một chế độ ăn cho mẹ bầu, nhằm bảo vệ sức khỏe tổng thể cho thai nhi và mẹ. Hơn thế nữa, với một chế độ ăn cho mẹ bầu nghiêm ngặt hơn một “nhà tu hành” cũng sẽ giúp thai nhi phát triển vượt trội hơn cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Tư liệu tham khảo

https://www.health.gov.au/sites/default/files/documents/2021/06/nutrition-advice-during-pregnancy.pdf

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-weight-gain.htm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6413112/


4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon