Để phân biệt dầu ép lạnh và các loại dầu khác rất dễ. Bởi vì cũng giống như các gia vị thực phẩm như nước mắm, muối, đường, dầu cũng có loại dầu tinh luyện và dầu không tinh luyện. Dầu ép thuộc nhóm dầu không tinh luyện.
Khi nhìn vào nhãn sản phẩm, đặc biệt là về dầu, có rất nhiều người vẫn cảm thấy vô cùng khó khăn để phân biệt đâu là loại dầu mình cần tìm. Bài viết cho bạn cái nhìn khách quan giúp so sánh dầu tinh luyện và dầu không tinh luyện hay được gọi là dầu nguyên ch
Dầu ép lạnh
Dầu ép lạnh hay còn được gọi là dầu nguyên chất, nhưng chúng tôi không dùng từ này vì dầu tinh luyện đã lợi dụng từ này và cũng khẳng định dầu của họ nguyên chất. Là chất béo ép từ hạt có chứa chất béo hoặc mỡ động vật chưa bị tác động thêm bớt như: tẩy màu, tẩy mùi và chưa bị tách một axit béo ra khỏi bộ ba fatty acid của chất béo.
Điển hình phổ biến của dầu từ động vật không qua tinh luyện là mỡ lợn hoặc mỡ gà thu được qua quá trình gia nhiệt bằng hấp luộc hoặc rán. Dầu ép lạnh thực vật cũng không qua tinh luyện và hoàn toàn không gia nhiệt ở bất kỳ công đoạn nào trong cả quá trình sản xuất.
Nhược điểm của dầu nguyên chất là không sản xuất số lượng lớn được đồng thời khó bảo quản tuy nhiên dầu nguyên chất vẫn giữ được hương, mùi, màu sắc, và vị đặc trưng của nguyên liệu đầu.
Phương pháp sản xuất
Dầu được gọi là dầu ép lạnh bắt buộc phải có đồng thời 2 yếu tố sau :
- Có kỹ thuật ép cơ học
- Là phương pháp ép phổ biến trong sản xuất dầu ăn tự nhiên, dễ dàng tìm thấy phương pháp này ở sản xuất dầu oliu ở nước ngoài hay dầu lạc dầu mè trong nước.
Ép cơ học hiện tại đã sử dụng máy móc hỗ trợ để ép không còn ép bằng tay, thủ công như ngày xưa. Tuy nhiên quy trình ép dầu cơ học có rất nhiều bước được làm bằng tay, bằng chân cho nên nhiều người thường nhầm lẫn gọi là ép thủ công.
Và quy trình sản xuất không gia nhiệt
Toàn bộ cả quy trình sản xuất dầu hoàn toàn không được gia nhiệt ở bất kì giai đoạn nào từ thu hoạch sơ chế cho tới chế biến. Đối với hạt trước khi ép tốt nhất là hạt vẫn có mầm sống, có khả năng gieo trồng được và còn tươi.
Nhờ vào hai yêu cầu này đã giúp cho dầu ép lạnh còn giữ được nguyên vẹn 100% dưỡng chất có trong hạt.
Kĩ thuật ép cơ học
Là phương pháp ép phổ biến trong sản xuất dầu ăn tự nhiên, dễ dàng tìm thấy phương pháp này ở sản xuất dầu olive ở nước ngoài hay dầu lạc dầu mè trong nước.
Ép cơ học hay còn gọi là ép đè nén hoặc còn gọi là dùng lực để bóp tách nén ép chất béo ra khỏi hạt. Nói một cách nôm na dễ hiểu ép cơ học là giống như chúng ta vắt tép chanh cho nước cốt chanh chảy ra ngoài.
Ép cơ học hiện tại đã sử dụng máy móc hỗ trợ để ép, không còn ép bằng tay thủ công như ngày xưa. Tuy nhiên quy trình ép dầu cơ học có rất nhiều bước được làm bằng tay bằng chân cho nên nhiều người thường nhầm lẫn gọi là ép thủ công.
- Ưu điểm:
- Các dưỡng chất, vi chất tự nhiên , khoáng chất có sẵn trong hạt còn giữ nguyên vẹn.
- Nhược điểm:
- Máy móc cồng kềnh, tốn nhân công thao tác và thời gian ép rất lâu.
Dầu ép nóng
Dầu ép nóng cũng là dầu được gia nhiệt trong toàn bộ hoặc một phần trong cả quy trình sản xuất dầu. Các loại dầu ép nóng được phân biệt thông qua các phương pháp gia nhiệt vào nguyên liệu hoặc kỹ thuật.
Dầu ép nóng gia nhiệt vào nguyên liệu
Dầu ép nóng có thể là nguyên liệu được rang, hấp, hay gia nhiệt bằng máy móc (ví dụ máy ép trục vít).
Dầu ép nóng tốt nhất từ xưa tới nay là dầu ép nóng bằng cách hấp hơi nước nguyên liệu và sau đó ép cơ học, bởi các hạt chứa dầu sẽ tạo ra chất độc nếu gia nhiệt cao và gấp.
Gia nhiệt bằng cách hấp là phương pháp ép dầu nóng tốt nhất bởi vì lúc này nguyên liệu tiếp xúc nhiệt thấp bởi nhiệt độ sôi chỉ 100 độ và tất nhiên hơi bốc lên dưới 100 độ. Đồng thời dầu ép nóng tiếp xúc với hơi nước an toàn hơn rất nhiều so với rang hoặc gia nhiệt bằng máy ép trục vít. Điều này cũng giống như phương pháp nấu luộc so với nướng. Khi luộc sẽ giúp giữ thành phần dinh dưỡng của thực phẩm còn nguyên vẹn hơn.
Trường hợp gia nhiệt bằng cách rang cũng nên rang chậm ở nhiệt thấp và chín từ trong ra ngoài.
Dầu ép nóng bằng kỹ thuật ép trục vít
Ép trục vít là việc sử dụng máy móc có bộ phận chính là trục ép có hình xoắn vít để ép. Xoắn vít được gia nhiệt trên 160 độ C trong khi xay cũng như ép cho dầu chảy ra ngoài. Tùy vào chất lượng của máy ép mà dầu chảy ra ngoài có nhiệt độ 60- 80-100 hoặc 160 độ C hoặc cao hơn tùy chỉnh.
Trong giới chuyên môn thì gọi đây là cách gia nhiệt hỗn. Nổi trội đối với chị em nội trợ quan tâm tới thực phẩm sạch là các dòng máy ép dầu gia đình bỏ đậu hạt đầu này sẽ cho ra dầu đầu kia và 1 đầu nữa là bã. Thường máy móc công nghệ ép trục vít đơn giản, cho nên để thu lấy hết dầu trong bã hạt thường người ta phải nâng nhiệt lên cao.
Dầu ép nóng nếu sử dụng bằng máy ép trục vít thì gia nhiệt gấp và gia nhiệt cao trên 160 độ, sản phẩm thu được là dầu nóng có thể nói nôm na là dầu đã được đun nấu sử dụng một lần rồi.
Nếu máy trục vít chất lượng thấp, dầu thành phẩm có thể đã được đun đạt điểm bốc khói sau khi chảy ra ngoài.
Ưu điểm của ép nóng trục vít:
- Nhanh và gọn, có thể áp dụng được với mọi loại hạt.
- Có thể ép bằng máy lớn hoặc máy nhỏ.
Nhược điểm của ép nóng trục vít là bị nóng gấp “hỗn” nhanh , dễ nhiều mùi , dầu đã dãn nở, và bảo quản khó
Dầu nền
Dầu nền là gì?
Dầu nền hay còn được gọi là dầu vận chuyển (carrier oil, base oil) được dùng để pha loãng tinh dầu tạo cho tinh dầu có độ an toàn cao khi xoa vào da. Dầu nền cũng như mọi loại dầu khác đều có dầu nền tinh luyện và dầu nền không tinh luyện và dầu nền ép lạnh hữu cơ nhưng đã tinh luyện.
Một loại dầu nền có chất lượng tốt nhất là dầu ép lạnh, ép bằng phương pháp cơ học và không tinh luyện.
Pha loãng tinh dầu vào dầu nền là bắt buộc khi sử dụng tinh dầu để thực hành các liệu pháp trị liệu bằng tinh dầu hoặc massage. Chính vì khả năng hòa tan tinh dầu cũng như là dung môi lưu giữ tinh dầu nên chúng có tên là dầu nền.
Ngoài ra tinh dầu rất dễ bay hơi ngay sau khi xoa vào da cho nên việc thêm tinh dầu vào dầu nền sẽ giúp cho tinh dầu lưu giữ được trên da được lâu hơn. Thời gian lưu giữ hương thơm trên da nhanh hay chậm là tùy thuộc vào độ cấu trúc dầu nặng hay nhẹ của dầu nền.
Dầu nền trên thị trường không lúc nào cũng là dầu ép lạnh, để giảm chi phí nhiều nơi sử dụng dầu tinh luyện hoặc dầu ép nóng hoặc thậm chí một số nơi để giảm chi phí hạ giá thành người ta sử dụng cả dầu tinh luyện, hoặc ép lạnh tinh luyện hữu cơ để làm dầu nền. Tinh dầu vẫn lưu giữ được trong dầu tinh luyện hoặc các loại dầu kém chất lượng.
Tất cả các loại dầu ép lạnh dùng làm dầu nền phải được bảo quản trong bóng tối, nơi mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Nên tránh các loại dầu tinh luyện và dầu ép nóng. Trữ nơi mát trong bóng tối dầu luôn tươi.
Phân loại dầu nền
Các loại dầu nền khác nhau cũng hoàn toàn dễ dàng pha trộn vào nhau để kết hợp các đặc tính của chúng về dinh dưỡng về độ nhớt, về khả năng phù hợp cho da, khả năng lưu giữ mùi thơm, hoặc nâng cao giá trịnh dinh dưỡng.
Phân loạI theo mục đích sử dụng
Có rất nhiều loại dầu nền khác nhau, mỗi loại có một đặc tính trị liệu khác nhau. Việc chọn loại dầu sẽ phụ thuộc vào khu vực được massage (mặt, toàn thân hoặc da đầu).
Mỗi loại dầu nền khác nhau sẽ có tác dụng và để sử dụng khác nhau: dầu nền để rửa mặt hoặc dầu nền để tắm toàn thân, dầu nền để tẩy trang, hay dầu nền để làm dầu chống nắng, hay dầu nền để làm kem lót trang điểm hay dầu nền để dưỡng da mặt dầu dưỡng da body.
Phân loạI theo thành phần nguyên liệu
Các loại dầu nền thường gặp: dầu mè đen ép lạnh, dầu hạt nho ép lạnh, dầu dừa ép lạnh, dầu olive ép lạnh, dầu hoa anh thảo, dầu canola, dầu hướng dương, dầu hạt hoa trà, dầu jojoba, dầu mù u ép lanh, dầu thầu dầu ép lạnh, dầu óc chó, dầu maccadamia ép lạnh, dầu hạnh nhân ép lạnh, dầu bơ ép lạnh, dầu dừa ép lạnh…
Dầu khoáng
Dầu khoáng (miniral oil) thường dùng trong hóa mỹ phẩm không phải là dầu nền.
Dầu Tinh Luyện
Các loại dầu tinh luyện
- Dầu thực vật tinh luyện
- Dầu tinh chế
- Dầu tinh luyện hữu cơ
- Dầu tinh luyện ép lạnh hữu cơ
Như đã phân tích ở bài dầu tinh luyện đây là 1 sản phẩm chất lỏng đã được loại bỏ hết mọi thành phần cũng như các tạp chất của dầu bao gồm mùi, màu sắc, vitamin, khoáng chất tự nhiên… bằng hóa chất hoặc hợp chất hữu cơ.
Nguyên liệu để sản xuất ra dầu tinh luyện có thể có nguồn gốc từ thực vật, động vật và nguyên liệu khác.
Nếu được sản xuất từ nguồn gốc từ động vật thì được gọi là dầu tinh luyện động vật. Chúng ta có thể quen biết đến dầu cá tinh luyện, đa số được làm từ mỡ cá basa.
Dầu tinh luyện cũng có thể được sản xuất từ nguồn gốc thực vật là các loại hạt chứa dầu.
Ngoài ra, phải kể đến dầu tinh luyện hữu cơ. Dầu tinh luyện hữu cơ sử dụng một số chất trong quá trình tinh luyện là hữu cơ, nguyên liệu trồng hữu cơ hoặc không có hóa chất tồn dư trong sản phẩm dầu tinh luyện.
Ngoài được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng thì dầu tinh luyện gía rẻ cũng được làm từ các nguyên liệu nguồn gốc “khó phân biệt” chứa thành phần có tên Olein. Olein không phải là dầu, nó là một chất lỏng màu vàng hoà tan được trong dầu ăn, thu được từ quá trình tinh luyện dầu cọ, dầu shea, hoặc cũng có thể từ mỡ động vật.
Tại sao người ta tinh luyện dầu?
Dầu tinh luyện được làm với quy trình phức tạp trải qua nhiều bước tẩy màu, tẩy mùi, khử axit béo… Ngoài tốn kém hóa chất còn tốn tiền đầu tư nhà xưởng máy móc công nghiệp lớn. Tại sao không đơn giản ép rồi lọc và bán vừa có giá cao và tốt cho sức khỏe con người? Tại sao phải tinh luyện dầu?
Câu trả lời rất đơn giản: theo FAO nếu không tinh luyện thì dầu thực vật đó không ăn được. Nguyên liệu dùng để sản xuất ra dầu thực vật tinh luyện là nguyên liệu phải bỏ đi và nếu không tinh luyện thì không ăn được do mùi hôi, thúi, vị đắng, khét và có nhiều wax.
Bạn có thể xem chi tiết tài liệu cho câu trả lời trên tại : https://noomfood.com/dau-tinh-luyen-la-gi/