Phương Pháp Ăn Dặm Cả Nhà Cho Trẻ Em Phát Triển Thể Chất Tâm Lý Gắn Kết Gia Đình

Đúng như tên gọi, phương pháp “ăn dặm cả nhà” áp dụng cho trẻ từ 06 tháng tuổi trở lên hoặc tốt nhất khi trẻ có thể tự ngồi được. Ba mẹ thoải mái đặt trẻ ngồi trên ghế và cho bé ăn chung với cả nhà trên cùng một mâm cơm, bàn ăn. Nhớ dùng loại ghế được thiết kế riêng, an toàn cho trẻ nhỏ nhé. 

Đây là phương pháp kết hợp giữa “ăn dặm chỉ huy” và lối sống back to basic sum vầy của gia đình. Ở phương pháp này, yêu cầu cả nhà cùng ăn uống lành mạnh với trẻ. Cả nhà ăn gì, trẻ được ăn y vậy, nhưng vẫn phù hợp hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách chế biến của phương pháp ăn dặm cả nhà

Chủ yếu hấp vào nồi cơm hoặc luộc, sẽ giúp mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian

Phương pháp ăn dặm cả nhà

Trẻ tự bốc, tự đưa vào miệng để học ăn, học đo kích thước miếng vừa miệng. Người lớn không đút, không ép nhưng cần ngồi bên cạnh kiên nhẫn quan sát. Bình tĩnh xem trẻ nôn ọe khi chưa đo chính xác độ to lớn của “miếng vừa ăn”. 

an dam ca nha

Không để quá nhiều loại thực phẩm cho trẻ, mỗi bữa nên là 1 loại thực phẩm không pha trộn để trẻ học ăn từng loại thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.

Khi trẻ thành thục tay, ba mẹ đưa muỗng cho bé xúc, khi thành thục muỗng đưa đũa cho trẻ. Không cần phải đũa riêng biệt hay chén bát dĩa riêng. Nên sử dụng chén bát dĩa giống người lớn (nếu bạn có điều kiện, hãy cho phép trẻ làm rơi vỡ đập bể).

 Khẩu phần tham khảo trong phương pháp ăn dặm cả nhà

– Bữa sáng: bố mẹ chỉ cho 1 muỗng cơm trong chén để trẻ tự bốc, khi rơi rớt hết cơm, thêm 1 thanh khoai lang hấp, lát dưa, miếng đu đủ.

– Bữa trưa: cho bé vài chiếc lá rau mồng tơi, rau dền, lá khoai hấp trong nồi cơm, sau khi rơi hết rau, bỏ một ít sợi mì bún luộc rất mềm, khoai môn, bí đỏ hấp.

– Bữa tối: khi vo gạo nấu cơm, ghế thêm 1 ít đậu xanh đã bóc vỏ ở một góc trên mặt, sau khi cơm chín mẹ múc 2-3 thìa cho vào nồi quánh nhỏ, thêm chút nước nấu 5 phút cho cơm đậu xanh mềm rục hơn. 

– Các món ăn vặt , món bánh ăn dặm nên là những món do mẹ tự tay làm. Tham khảo thêm: các món bánh ăn dặm cho bé 

phuong phap an dam ca nha

Đối với các bé ăn dặm và không bú sữa mẹ, không ăn thực phẩm công nghiệp, thì tăng cường bữa ăn mềm lỏng như cháo súp, sữa thực vật, cần xen kẽ vào 3 bữa chính. 

Ba mẹ nhớ nhé! Có thể đút cho bé nhưng không được ép bé ăn. Và ngày ba bữa vẫn phải duy trì phương pháp “ăn dặm cả nhà” cho gia đình mình.

Tóm lại, đơn giản gọn nhẹ, mẹ nấu gì cho cả nhà thì trước khi nêm nếm, nhớ múc ra 1 ít cho trẻ bỏ vào quánh nấu kĩ mềm hơn 5 phút là đủ. Trẻ ăn dặm, ăn nguyên liệu thuần túy, không mix, không xay nhuyễn trộn lẫn.  

Phương pháp “ăn dặm cả nhà” không phù hợp với các sản phẩm lon bột ăn dặm công nghiệp chỉ dành riêng cho trẻ.

Lợi ích khi cả nhà cùng ăn dặm

Trẻ thực hiện phương pháp ăn dặm cả nhà sẽ giúp trẻ không biếng ăn

Trẻ được học về nêm nếm, nhận biết thực phẩm và đồng thời nuôi dưỡng cho trẻ một khẩu vị tinh tường sau này, không nghiện, không thích ăn công nghiệp.

Trẻ được tự điều chỉnh lượng ăn phù hợp với chính mình, khi trẻ từ chối ăn nghĩa là trẻ đã no, khỏe mẹ, khỏe con không phải đút, không ép, không khóc, không lo lắng, không thắc mắc con mình đã ăn đủ no, đủ dinh dưỡng hay chưa. Không bị nông dạ dày, tránh hoàn toàn được biếng ăn hoặc béo phì về sau.

Trẻ học đo lường kích thước miếng ăn, học nhai thức ăn sau này có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, nền tảng của đề kháng tự nhiên.

andamcanha

Trẻ vận động trí não, vận động cả 5 giác quan kết hợp. Trẻ sẽ rất vui và hạnh phúc khi được học hỏi những điều mới mẻ. Đúng như ông bà đã dạy “ học ăn rồi mới học nói, học gói, học mở”. Việc để trẻ tự học ăn là một bài học lớn chiếm 50% bài học của cuộc đời.

Trẻ được ăn uống cùng cả nhà còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao trong kết nối các thành viên trong gia đình. Trẻ con được đối đãi cử xử như một người lớn đáng kính trọng trong gia đình. Gia đình càng sum vầy nhiều thì trẻ sẽ càng nhanh học ăn, tập ăn và tự ăn rất sớm. 

Trẻ cũng học cách ăn uống gọn gàng như người lớn rất sớm.

Trẻ trưởng thành, tự lập, tự tin, có khả năng kết nối với mọi người với chính bản thể của mình dễ dàng về sau.

Mẹ được giảm tải một khối lượng công việc bếp núc khổng lồ vì không phải chuẩn bị bữa ăn riêng, thực phẩm riêng cho trẻ. Mẹ tiết được rất nhiều tiền.

Phương pháp ăn dặm cả nhà giúp mẹ thoải mái hơn khi có rất nhiều thời gian rỗi cũng như giảm áp lực trong nuôi và dạy con. Phương pháp này giúp trẻ được tự học rất nhiều thứ mà mẹ không cần phải dạy dỗ. Trong nhà, mẹ mà thoải mái, cả nhà sẽ rất vui.

LƯU Ý KHI CHO TRẺ ĂN DẶM CẢ NHÀ

– 1 đến 3 ngày đầu trẻ học ăn, học đo kích thước miếng vừa ăn sẽ nôn ọe, mẹ phải ngồi gần quan sát và kiên nhẫn để trẻ tự ọe ra miếng quá kích cỡ miệng trẻ. 

– Nếu không tự tin thì không nên áp dụng phương pháp này.

andamcanha

– Bàn ăn sẽ lộn xộn rơi bể khắp nơi, trẻ sẽ bôi thực phẩm cả người. Gia đình bạn sống tối giản ít đồ dùng trong nhà càng tốt cho phương pháp ăn dặm cả nhà.

– Cần sự ủng hộ và am hiểu của bố.

Ăn dặm dễ dàng cùng bé, mẹ khỏe, thoải mái, cả nhà vui vầy. Cứ thế, chỉ cần chọn đúng cách chăm sóc phù hợp như “ăn dặm cả nhà”, mẹ ru rú mấy cũng thấy tự hào về hành trình khỏe lên cùng con và gia đình. 

Chế độ dinh dưỡng trong phương pháp ăn dặm cả nhà

Chế độ dinh dưỡng của trẻ ăn dặm cả nhà cũng bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng chính:

– Tinh bột: khoai lang, khoai môn, bí đỏ hấp cơm, xôi. Bún mì phở nui… luộc nhừ cùng dầu ép lạnh.

– Rau: chỉ dùng các loại rau chứa chất xơ hòa tan, ít hoặc không chứa chất xơ không hòa tan như mồng tơi, su su, bắp cải, cà rốt non, bí đao,…

– Đạm: các loại đạm thực vật từ hạt, đậu, đỗ đã bóc vỏ và hấp nhờ, nấu nhuyễn, thường sẽ hạn chế đạm động vật hoặc chỉ cho bé thử động vật nhỏ thịt lành đã được loại bỏ xương như cá cơm, cá bống…

– Quả tươi mềm không hạt: chuối, bơ, táo, thanh long, dưa mọng nước…

– Chất béo là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong phương pháp ăn dặm cả nhà. Bạn cần bổ sung nhiều chất béo cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm nhằm phát triển khung xương cao lớn, chắc răng về sau này. Xem chi tiết cách lựa chọn dầu ăn dặm cho bé

– Tuyệt đối tránh thực phẩm siêu chế biến sẵn cho bé ăn dặm

Tỉ lệ khẩu phần dinh dưỡng thực phẩm trong phương pháp ăn dặm cả nhà

Carbohydrate

Khoản 50 đến 55% khẩu phần ăn carbohydrate. Nên sử dụng gạo nếp ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,hạt , trái cây và rau để đáp ứng nhu cầu carbohydrate hàng ngày.

Đạm

 Khoảng 20% ​​lượng calo hàng ngày nên đến từ các nguồn giàu protein như thịt, cá, trứng và các loại đậu và hạt. Ngoài cung cấp năng lượng, protein cần thiết cho việc xây dựng các đơn vị cấu trúc của cơ thể, ví dụ như cơ, xương và dây chằng

Lượng protein khuyến nghị hàng ngày là 1,6 g/kg trọng lượng cơ thể đối với người lớn. 

Protein có nguồn gốc thực vật, khi được tiêu thụ để thay thế cho protein động vật, đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và bệnh tim mạch trong một nghiên cứu triển vọng lớn. 

Chất béo

Khoảng 25 đến 35% lượng calo hàng ngày nên đến từ chất béo. Chất béo vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiều cao, trí tuệ và hình thành hệ thống miễn dịch tự nhiên cho trẻ.

Chất béo toàn phần giúp trẻ ăn dặm giảm tình trạng biếng ăn hoặc ăn quá nhiều dẫn đến béo phì

Chất béo đến từ thịt, cá, hạt, sữa động vật và các loại dầu nguyên chất, ép lạnh. Không nên sử dụng chất béo xấu, chất béo công nghiệp, dầu tinh luyện và bơ sữa đến từ dầu hydro hoá. chất béo từ hạt sẽ giảm các nguy cơ dư thừa hormone của động vật cũng như quá nhiều nhóm chất béo bão hoà. Chất béo đến từ hạt sẽ giúp cân bằng các nhóm chất béo cho cơ thể trẻ em, thanh niên trẻ và cả người lớn.

Chất xơ trong chế độ ăn uống

Chất xơ cải thiện sức khỏe tiêu hóa bằng cách tạo khối trong phân và kích thích nhu động ruột. Nó ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy và là chất bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.  Chất xơ là môi trường lý tưởng để hình thành nuôi hệ vi sinh vật đường ruột tạo nên nền đề kháng  khoẻ mạnh cho của con người.

Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ chính và khuyến nghị là nên tiêu thụ ít nhất năm khẩu phần/ngày. 

Lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày là 38 gam/ngày và 25 gam/ngày cho nam và nữ từ 19 đến 50 tuổi. 

Ở trẻ em, lượng chất xơ mục tiêu là tuổi + 5 gam. Tiêu thụ chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp cải thiện hồ sơ lipid, tăng khả năng dung nạp statin và giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, do đó ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Khoáng chất,  nguyên tố vi lượng, vitamin

Canxi, magie, phốt pho cùng với protein và vitamin giúp  xương phát triển khỏe mạnh.

Crom, đồng và selen cũng đóng vai trò thiết yếu trong các phản ứng chuyển hóa và sự thiếu hụt của chúng có thể dẫn đến nhiều bệnh khác nhau

 Kali, natri và clorua là những chất điện giải chính trong các khoang nội bào và ngoại bào. Sự mất cân bằng của các chất điện giải này có thể dẫn đến sự thay đổi chất lỏng mạnh. 

Vitamin tan trong nước (B, C,) và tan trong chất béo (A, D, E và K) có vai trò vô cùng quan trọng. Vitamin A,  đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tái tạo tế bào biểu mô và phát triển rhodopsin, một sắc tố thụ thể ánh sáng trong võng mạc. Thiếu vitamin A có thể gây ra bệnh khô mắt, nhuyễn giác mạc và quáng gà. 

Thiamine (vitamin B1, RDA = 1,1mg/ngày) dưới dạng thiamine pyrophosphate (TPP) đóng vai trò là coenzyme trong phản ứng dị hóa đường và axit ami

 Vitamin C (RDA = 90 mg/ngày), đóng vai trò là cofactor cho cả prolyl hydroxylase và lysyl hydroxylase, giúp ổn định collagen. Collagen là một protein cấu trúc và rất cần thiết cho các mạch máu, xương, sụn và mô liên kết khỏe mạnh.

Vitamin D (RDA = 600IU/ngày) giúp hấp thụ canxi từ cả ruột và thận. Thiếu hụt vitamin D ở trẻ em và người lớn có thể gây ra bệnh còi xương và nhuyễn xương. Khi khám sức khỏe, trẻ em bị còi xương có biểu hiện lồi trán, biến dạng ngực bồ câu, chân vòng kiềng và tràng hạt còi xương.

Vitamin E (RDA = 33IU/ngày [tổng hợp]) là chất chống oxy hóa và thiếu hụt nó có thể dẫn đến độc tính thần kinh và thiếu máu.

Vitamin K (RDA = 120μg/ngày) đóng vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng đông máu. Hệ vi khuẩn đường ruột giúp chuyển đổi vitamin K1 thành vitamin K2, đây là một trong những nguồn chính của vitamin.

Khoáng chất, nguyên tố vi lượng, vitamin nằm trong chất béo, đạm, carbohydrate. Với chế độ ăn bền vững, toàn phần thì chất khoáng vi lượng, khoáng đa lượng và vitamin sẽ có thể cung cấp đầy đủ cho quá trình chuyển hoá, phát triển và hoạt động cơ thể khỏe mạnh, nhịp nhàng.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562207/

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon