Hệ Vi Sinh Vật Trên Da – Thần Hộ Vệ Làn Da

Hệ vi sinh vật trên da tiếng anh là skin microbiome là hàng tỷ con vật siêu nhỏ luôn tồn tại trên da mặt da, da đầu da toàn thân, tạo nên một vương quốc đa dạng chủng loại với hàng vạn số lượng. Chúng có lợi hay hại với làn da người? Cùng Noom đi tìm câu trả lời ngay bên dưới nhé!

Hệ vi sinh vật làn da xuất hiện từ khi nào?

Trong quá trình sinh nở, làn da chúng ta lần đầu tiếp cận hệ vi sinh vật thông qua đường sinh thường của người mẹ một cách hoàn toàn tự nhiên. Ngay từ thuở bé, những phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi ở da có thể điều chỉnh hệ vi sinh vật trên da. Đồng thời, hệ vi sinh vật này cũng sẽ tác động ngược lại hệ thống miễn dịch làn da. Dù cực kỳ quan trọng nhưng rất ít người biết đến hệ vi sinh vật làn da.

Hệ vi sinh vật làn da là gì?

Cho dễ hình dung, bạn tưởng tượng làn da người như một “tiểu vương quốc” với tổng diện tích khoảng 1,8m² (diện tích thực tế của làn da chúng ta). Trong đó, “thần dân” có đến 1000 chủng loại đang sinh sống với mật độ “dân số” khoảng 1 tỷ vi sinh vật/cm². Chúng tạo nên một “cường quốc” vi sinh vật đa dạng bao gồm vi khuẩn, nấm, vi-rút, vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn cổ, nấm đơn bào, động vật nguyên sinh), các loài bọ và ve…

Chúng trú ngụ trong các căn nhà tí hon, là những nếp gấp da, hốc da, ống chân lông, tầng biểu bì với 25-30 lớp sừng xếp chồng lên nhau. Thức ăn của hệ vi sinh vật là chất béo từ bã nhờn của tuyến nhờn, muối tiết ra từ tuyến mồ hôi, protein từ tế bào chết, lipid sinh ra từ quá trình bong tróc biểu bì da… Chúng sinh sống ngay trên làn da chúng ta và có mối quan hệ cộng sinh (cùng có lợi), hội sinh (chỉ có lợi cho vi sinh vật, không gây hại cho người) và cũng có khả năng gây hại tùy thuộc vào sức mạnh của hệ thống miễn dịch của cơ thể người, noom sẽ phân tích rõ hơn ở phần kế tiếp. 

Miễn là con người còn sống, còn thở thì hàng ngàn chủng loại vi sinh vật còn tương tác với nhau và tương tác với vật chủ. Đến đây thôi, bạn đã thấy mình không hề cô đơn tí nào. Những lúc buồn, bạn có thể nói chuyện với hơn 1000 sinh vật nằm, bò, chạy trốn, chill out ngay trên mặt của mình. 

a4
“hệ vi sinh vật trên da” – Sơ đồ mô học da trong mặt cắt ngang.

Chính những tương tác này cho thấy vai trò mật thiết của hệ vi sinh vật làn da, khả năng mang lại lợi ích và cả nguy hại đến hệ miễn dịch da. Khi hiểu về chúng, bạn sẽ biết cách nuôi dưỡng và sở hữu làn da bóng mượt tự nhiên, căng tràn sức sống, đề kháng cao bền vững. 

Trước tiên, hãy cùng noom tìm hiểu cách hệ vi sinh vật hoạt động trên làn da người nhé.

Cơ chế hoạt động của hệ vi sinh vật làn da

Cấu trúc làn da tuyệt vời của chị em có 3 hàng rào bảo vệ gồm hàng rào vật lý, hóa học và sinh học. Bài viết về cấu trúc làn da sẽ giúp bạn hiểu hơn về sức đề kháng làn da tự nhiên. Trong bài viết này, noom sẽ tập trung vào hàng rào sinh học và sự phối hợp với hàng rào vật lý, hóa học nhằm tạo nên một hệ miễn dịch tự nhiên tuyệt vời của cơ thể.

Bảo vệ làn da như một “hàng rào sinh học”

Chị em mình đang sở hữu làn da và cũng chính là nơi trú ngụ và cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật. Một lẽ tự nhiên, bản năng của hệ vi sinh vật làn da chính là bảo vệ môi trường sống, nguồn thức ăn của chúng hay chính làn da chị em ta khỏi các mầm bệnh. 

Thức ăn của hệ vi sinh vật trên da bao gồm: 

Bã nhờn: điều mà nhiều chị em tìm mọi cách thấm tẩy đi, là một nguồn chất béo được sử dụng như một nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật trên da.

Ví dụ, vi khuẩn da Cutibacterium acnes tạo ra chất béo phân hủy lipid bã nhờn cho phép nó sử dụng các axit béo tạo thành chất dinh dưỡng. Các axit béo này cũng axit hóa bề mặt da, do đó tạo ra môi trường ức chế sự xâm nhập của vi sinh vật ngoại sinh. 

Các chất dinh dưỡng khác của vi sinh vật luôn có sẵn trên da bao gồm muối tiết ra từ các tuyến mồ hôi (eccrine và apocrine) và các tế bào chết giàu protein và lipid sinh ra từ quá trình bong tróc hoặc bong tróc của lớp biểu bì bị ăn mòn thông qua một quá trình khác biệt ở giai đoạn cuối.

Đây là lí do chúng tôi thường hay khuyến cáo về việc rửa mặt sạch sâu, tẩy tế bào sừng, sử dụng chất tẩy rửa có thể làm sai lệch mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da đặc biệt là từ các vùng giàu lipid hoặc các tuyến bã nhờn. Do đó, quá nhiều biện pháp vệ sinh có thể dẫn đến suy giảm hệ thống bảo vệ da.

May mắn thay, vi sinh vật chiếm ưu thế trên da là vi sinh vật cộng sinh. Chúng cùng các tế bào miễn dịch và tế bào sừng hóa chịu trách nhiệm hàng rào miễn dịch của da. Có nhiều cơ chế hỗ trợ hệ thống miễn dịch của da liên quan đến các vi sinh vật. Trước tiên phải kể đến cơ chế ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh khi bị xâm chiếm trên bề mặt da, 

a1

Theo đó, (a) khi các vi khuẩn gây hại (invading microbes) tiếp cận và xâm lấn lớp ngoài cùng của da (lớp sừng – SC), vi sinh vật “tiền vệ” sẽ phản công bằng cách tiết ra các chất kháng vi sinh vật để tiêu diệt vị khuẩn cạnh tranh nhờ bacteriocins (một loại độc tố protein hoặc peptide do vi sinh vật tạo ra để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại). Ví dụ, S. aureus chủng 502A giải phóng bacteriocin ức chế các sinh vật tụ cầu độc lực khác.

Chưa hết, như chiến thuật “vườn không nhà trống”, hệ vi sinh vật còn tranh giành các chất dinh dưỡng, các hốc trú ẩn và thụ thể, ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn xâm lấn, kích thích hệ thống miễn dịch làn da. Ví dụ, Staphylococcus cholermidis liên kết với các thụ thể của tế bào sừng và ức chế sự bám dính của S. aureus độc lực.

(b) Trong trường hợp lớp sừng (SC) bị tổn thương như hình, lớp biểu bì cũng tiếp sức cùng hệ vi sinh vật bằng cách tiết ra peptide kháng khuẩn (AMP). Các AMP còn được tạo ra bởi tiền chất từ vi sinh vật thông qua các protein có cấu trúc phân tử cao. Ví dụ như cathelicidin kiểm soát sự gia tăng của vi khuẩn trên da, hình thành mạch và tái tạo biểu mô. Nếu đề kháng làn da quá yếu, không chống cự nỗi bọn vi khuẩn gây hại. Cơ thể lại có cách phản công ứng phó.

(c) Như khi bị thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập xuyên qua lớp sừng già, tiếp cận với các tế bào sừng sống. Các thụ thể đặc biệt tại đây liền cảm nhận được sự xâm lấn và ngay lập tức gia tăng các phân tử bảo vệ như AMP cảm ứng và các phân tử bảo vệ gián tiếp khác như cytokine, chemokine và có thể kêu gọi “tiếp viện” và kích hoạt thêm bạch cầu (không được mô tả trong hình). 

Bạn thấy đó, hệ vi sinh vật thật tài tình, có thể gián tiếp giúp vật chủ tăng cường sản xuất kháng thể, kích thích cơ chế thực bào và thanh thải, đồng thời tăng cường sản xuất interferon và cytokine. Ví dụ, Propionibacterium acnes giải phóng axit béo từ quá trình phân hủy lipid, axit hóa môi trường và ức chế sự phát triển của Streptococcus pyogenes.

Theo cách này, cơ chế hay nhất trong tất thảy chính là sự giáo dục của hệ vi sinh vật giúp rèn luyện hàng tỷ tế bào khỏe mạnh của hệ miễn dịch tự nhiên (tế bào bạch cầu trong hệ đề kháng chuyên ăn vi khuẩn, vi rút). 

Dù mang nhiều lợi ích như hàng rào miễn dịch linh hoạt của cơ thể nhưng nếu hệ vi sinh vật bị rối loạn, mất cân bằng cấu trúc và chức năng bình thường của hệ vi sinh vật bị đảo lộn, điều gì sẽ xảy ra?  

Nguy hại của hệ vi sinh vật trên da

Giống như hai mặt của đồng xu hay thực thể âm dương đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ này. Lợi ích (dương) luôn đi kèm với tác hại (âm). Hệ vi sinh vật trên da ví như là những chiến binh dũng mãnh có khả năng bảo vệ bạn chống lại các tấn công của vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Đồng thời, chúng cũng gây ra các bệnh ngoài da, viêm da thông thường, tới viêm da mãn tính, mụn trứng cá, viêm da dị ứng (AD) và gàu… 

  • Viêm da dị ứng thường bị các nhà khoa học phát hiện trên da các bệnh nhân chứa số lượng “leo thang” của vi khuẩn S. cholermidis mặc dù bình thường chúng vô hại. Căn bệnh này ảnh hưởng đến ~15% trẻ em Hoa Kỳ và ~2% người lớn, liên quan đến sự xâm nhập và nhiễm trùng của vi khuẩn. Tỷ lệ mắc viêm da dị ứng đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần ở các nước công nghiệp hóa trong ba thập kỷ qua mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Mụn trứng cá rất phổ biến ở tuổi thiếu niên do rối loạn viêm tuyến bã nhờn, ngay vào thời điểm tuyến nhờn phát triển, kích thích sự gia tăng vi khuẩn ưa mỡ như P. acnes, gây tổn thương lớp mô lót của đơn vị tuyến bã nhờn.
  • Nhiễm trùng da thường do vi khuẩn S. aureus gây ra nhưng chúng có thể cư trú trên da người khỏe mạnh với tỷ lệ 10-20% như một quần thể vô hại. 
  • Gàu và viêm da tiết bã thường do nấm men Malassezia gây ra, đây là hệ vi sinh vật thường trú trên da người khỏe mạnh.
  • Vảy nến khiến bệnh nhân chứa tỷ lệ tương đối thấp số lượng Streptococcus spp., Malassezia spp., Cutibacterium.

a2

Các vi sinh vật trong hệ sinh thái tương tác có hại đối với vật chủ (da, con người)

Khi da gặp vấn đề nội sinh (di truyền, bệnh suy giảm miễn dịch, tuổi tác, vị trí…) hay ngoại sinh (môi trường, thuốc ức chế miễn dịch, vết thương hở…) đều có thể khiến vi khuẩn lành tính trở nên gây bệnh, thậm chí nhiều loài có thể gây ra bệnh toàn thân nghiêm trọng nếu có cơ hội di chuyển đến các mô sâu hơn. 

Qua đây chị em cũng thấy rõ ràng, hệ vi sinh vật trên da không cần chúng ta, mà chúng ta cần hệ vi sinh vật. Chúng ta cần giữ cho môi trường sống của hệ vi sinh vật , giữ và cung cấp nguồn thức ăn cho hệ vi sinh vật, không để chúng chết đói, mất cân đối chủng loại nào cả. Nếu không thì da của chúng ta sẽ bị viêm, bị khô, bị nám , bị tàn nhang bị rất nhiều căn bệnh ngoài da khác.

Bí quyết nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trên da

Theo Tiến sĩ Richard Gallo, Đại học California San Diego cho biết: “Làn da khỏe mạnh phụ thuộc vào hệ vi sinh vật trên da để duy trì các chức năng bình thường của nó. Vi khuẩn trên da thực sự có thể hoạt động như một phần của hệ thống miễn dịch và rất quan trọng để kiểm soát hàng rào bảo vệ da và môi trường.” 

Cách tăng cường lợi ích, giảm tối đa mầm bệnh là nuôi dưỡng và cân bằng đa dạng hệ sinh thái hay chính hệ vi sinh vật trên làn da. Sự đa dạng của hệ vi sinh vật trên da là một trong những cách giao tiếp chính với hệ thống miễn dịch của con người, quyết định một làn da khỏe mạnh. Vì vậy, một hệ vi sinh vật đa dạng quan trọng hơn là mất đi sự đa dạng của vi khuẩn gây hại. Đây là một điều đáng chú ý vì chị em hay mang tâm lý “ghét vi khuẩn”, cứ “sạch sành sanh” là tốt nên vô tình chọn phải các phương pháp xâm lấn, mất cân bằng hệ vi sinh vật tự nhiên trên da như tẩy tế bào chết, mỹ phẩm công nghiệp…

Giống như hệ sinh thái tại các trang trại mà chúng tôi canh tác, sẽ luôn có những loài gây hại và thiên địch tồn tại song song, vi sinh vật lại càng khó phân biệt tốt xấu vì chúng theo cơ chế phụ thuộc vào các yếu tổ chủ quan và khách quan.

  • Thể lý vật chủ: giới tính, độ tuổi…
  • Môi trường: độ ẩm, nhiệt độ, oxy, ánh nắng mặt trời, vị trí địa lý
  • Hệ thống miễn dịch: tình trạng viêm, phơi nhiễm, phòng thủ bẩm sinh… 
  • Lối sống: nghề nghiệp, sinh hoạt, vệ sinh…
  • Bệnh nền: tiểu đường, ung thư, HIV…
a3
hình ảnh hệ vi sinh vật trên da

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc hệ vi sinh vật trên da nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể làm là tôn trọng cấu trúc tự nhiên và bảo vệ các cộng đồng mỏng manh của hệ vi sinh trên da, giúp chúng vui vẻ, khỏe mạnh và phát triển.

Không tẩy da để nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trên da

Bã nhờn tế bào chết là thức ăn của hệ vi sinh vật trên da

Nghe rất điên rồ nhưng bã nhờn hay dầu thừa là một hiểu lầm rất dễ mắc phải, nhiều chị em tìm mọi cách thấm tẩy đi mà không hề hay biết đó là thức ăn nuôi dưỡng hệ vi sinh vật. Ví dụ, vi khuẩn da Cutibacterium acnes tạo ra chất béo phân hủy lipid bã nhờn cho phép nó sử dụng các axit béo tạo thành chất dinh dưỡng, đây cũng là axit hóa bề mặt da, tạo ra môi trường ức chế sự xâm nhập của vi sinh vật ngoại sinh. Tương tự, các chất dinh dưỡng khác của vi sinh vật luôn có sẵn trên da bao gồm muối tiết ra từ các tuyến mồ hôi (eccrine và apocrine) và các tế bào chết giàu protein và lipid sinh ra từ quá trình bong tróc. 

Đây là lí do chúng tôi thường hay khuyến cáo về việc rửa mặt sạch sâu, tẩy tế bào sừng, sử dụng chất tẩy rửa có thể làm sai lệch mất cân bằng hệ vi sinh vật đặc biệt là từ các vùng giàu lipid hoặc các tuyến bã nhờn. Do đó, quá nhiều biện pháp vệ sinh có thể dẫn đến suy giảm hệ thống bảo vệ da.

Chị em cần phân biệt giữa vệ sinh và lạm dụng quá trình làm sạch. Khác biệt ở chính sự tác động của chị em lên hệ vi sinh vật trên da. Hãy cân bằng thay vì triệt tiêu nó, tránh rửa quá nhiều hoặc sử dụng chất tẩy rửa mạnh, quá nhiều ma sát có thể làm mất đi các vi khuẩn khỏe mạnh trên da của bạn, đồng thời tạo ra các vết rách siêu nhỏ trên da. Đó có thể là nơi sinh sản của mầm bệnh không lành mạnh. Khi lau khô, hãy nhẹ nhàng vỗ da khô thay vì dùng khăn chà xát mạnh, động tác này còn giúp massage, tăng cường lưu thông máu trên da mặt. 

Một cách vệ sinh lâu đời bạn có thể thử là dầu ép lạnh truyền thống. Ví dụ, dầu dừa ép lạnh có thể giúp tẩy trang sạch sâu và không làm tổn thương da, ngược lại giúp dưỡng da, bảo vệ hệ vi sinh vật làn da và bạn sẽ dễ dàng tận hưởng cảm giác massage cùng mùi hương tự nhiên từ loại thực phẩm, cũng là mỹ phẩm thiên nhiên truyền thống.

Ăn uống thực vật toàn phần để nuôi hệ vi sinh vật trên da từ bên trong

Có thể chị em không tin, hệ vi sinh vật trên da có liên quan mật thiết đến hệ vi sinh vật đường ruột được mệnh danh là hành tinh xanh cho hệ vi sinh vật trên da. Hay như hầu hết các khía cạnh sức khỏe, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng, giữ cho làn da khỏe mạnh. Một chế độ ăn đa dạng, giàu chất béo lành mạnh, rau, protein và chất xơ sẽ giúp ích cho vi khuẩn đường ruột và gián tiếp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trên da. 

Sự đa dạng luôn dựa trên tính an toàn và giàu dưỡng chất, hãy chọn thực phẩm từ những nguồn cung ứng uy tín. Tốt nhất là giống thuần, canh tác tự nhiên theo cơ chế nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đất, chuyển hóa dinh dưỡng cho cây như cách chúng ta nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trên da vậy.

Bổ sung nước cho hệ vi sinh vật trên da được sống thoải mái

Noom Food

70% cơ thể chúng ta là nước. Cho nên “keyword” của 1 làn da đẹp cũng rất đơn giản là giữ nước trên các tế bào da. Một cách dưỡng da giữ nước truyền thống, tự nhiên và mang lại vẻ đẹp xu hướng mà không tốn tiền, không xâm lấn, không phụ thuộc – “glass skin” hay “Muglwang” như các sao Hàn, sở hữu làn da căng mọng, bóng mượt tự nhiên, trong suốt như gương. 

Hãy thử cách “xoa dầu khi da còn nước”, rất đơn giản để có glass skin. Tắm xong, không lau khô người, nếu chưa quen bạn chỉ lau sơ qua, để da ẩm nhất có thể, bạn xoa kĩ dầu-ép-lạnh lên cả mặt và toàn thân. Sau khi xoa dầu xong thì cơ thể không còn ướt nữa. Nước được bốc hơi tự nhiên theo nhịp xoa dầu của bạn, nhưng các phân tử nước vẫn được dầu khóa lại trên da. 

Cách khác, bạn trộn dầu vào nước trong lòng bàn tay (nước ấm càng tốt), xoa đều hai lòng bàn tay rồi xoa lên da. Cấp ẩm tức thì, da mịn ngay vào sáng hôm sau. Glass skin hay gọi gì cũng được, làn da đẹp lên từ cách phục hồi chính nó. Da phải được tắm rửa sạch sẽ nhé chị em. Tất nhiên nước tắm rửa phải là nước đã được lọc sạch sẽ.

Cuối cùng, đừng quên vận động đổ mồ hôi thường xuyên để giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trên da nhé.

Chọn sản phẩm tắm rửa, vệ sinh cân bằng hệ vi sinh vật trên da

Hệ vi sinh vật trên da bao gồm hệ vi sinh vật trên da mặt, hệ vi sinh vật trên da đầu, hệ vi sinh vật da toàn thân đều cùng một khái niệm dù ở 3 vùng da hệ vi sinh vật có số lượng, chủng loài khác nhau nhưng cân bằng không diệt, không tẩy sạch nấm, vi khuẩn, vi sinh mà là phải cân bằng. Tạo điều kiện sống bao gồm nơi trú ngụ, thức ăn, độ ph của da cho hệ vi sinh vật luôn ở mức độ ổn định, hài hòa trên làn da của con người.

Xà bông kháng khuẩn và nước rửa tay có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi cùng với vi khuẩn xấu. Ngoài loại kháng khuẩn, xà bông nói chung có tính kiềm, có thể làm đảo lộn sự cân bằng của da có tính axit và thực sự khiến bạn dễ bị các mầm bệnh tiềm ẩn ưa kiềm hơn. 

Nếu bạn muốn đi xa hơn để đảm bảo vệ sinh không làm hỏng hệ vi sinh vật, hãy thử chọn loại xà bông tự nhiên, có tính vệ sinh, chỉ lôi cuốn dịu nhẹ, không có tính tẩy, tính diệt tồn dư chất bào mòn da, có chứa glycerin từ nhiên cao, nuôi dưỡng hệ vi sinh vật làn da. 

Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận và phân biệt khi trải nghiệm từng loại, trên da sẽ kin kít khô rang sạch trơn từ xà bông dùng phôi tẩy rửa hay mịn mướt nhờ một lớp dầu mỏng từ xà bông tự nhiên.

Tránh các loại vải tổng hợp

Bất cứ khi nào có thể, chọn sợi tự nhiên như bông thay vì sợi tổng hợp. Các loại vải nhân tạo, đặc biệt là những loại vải bó sát hoặc ôm sát vào da, có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da bạn. 

Hãy nhớ rằng hệ vi sinh vật trên da phát triển mạnh trên các vùng khác nhau của cơ thể do môi trường độc đáo của chúng. Nếu bạn thường xuyên mặc những món đồ gây ra nhiệt độ, tiết bã nhờn, mồ hôi hoặc ảnh hưởng đến tình trạng da bình thường, bạn có thể đang tạo sức ép cho chính hệ vi sinh vật trên da mình. Hãy chọn trang phục mà chính cảm cảm thấy thoải mái nhất, hệ vi sinh vật trên da sẽ vui vẻ, thoải mái phát triển giống như bạn vậy.

Tránh bổ sung vi sinh vật lợi khuẩn từ bên ngoài đặt lên làn da

Khi da của bạn bị tổn thương,bị viêm việc đặt lên da những giọt dung dịch có chứa lợi khuẩn hay vi sinh vật có lợi nhằm cân bằng các khuẩn có hại đang tấn công làn da là một việc làm đầy rủi ro, như là nhảy múa dưới cơn mưa đầu hạ. Như ở đầu bài viết, vi khuẩn có lợi nếu nâng dân số của chúng lên nhiều thì chúng sẽ trở thành có hại. Chưa kể các lợi khuẩn ví dụ probiotics có thể hàm chứa mã gene kháng kháng sinh.

Đừng dưỡng da – dưỡng hệ vi sinh vật trên da

Các loại mỹ phẩm bạn đang sử dụng, hãy đọc thành phần của chúng. Mỹ phẩm chứa thành phần dưỡng da nhưng đó không phải là thành phần thức ăn dành cho hệ vi sinh vật trên da. Mỹ phẩm dưỡng da là thành phần công nghiệp, chúng chỉ giúp da bạn trông bóng bẩy nhưng không nuôi dưỡng sức khỏe làn da, không nuôi dưỡng đội quân bảo vệ làn da bạn hay còn gọi là hệ vi sinh vật trên da.

Mặc dù đi ngược lại mọi thứ bạn đã được biết, được truyền thông thậm chí là được dạy trong nhiều thập kỷ, nhưng không phải tất cả vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác đều nên bị tiêu diệt hoặc tránh xa. Trên thực tế, bạn đang cố gắng nỗ lực một cách không chỉ vô ích và tác hại vô cùng. 

Vì vậy, thay vì kinh ngạc theo kiểu “không đội trời chung” với trước hàng tỷ vi sinh vật trên da, thậm chí trong cơ thể, bạn hãy cho phép, chấp nhận chúng, chia sẻ cơ thể với chúng, hãy ôm lấy những kẻ nhỏ bé tạo nên hệ vi sinh vật trên da bạn và cố gắng hết sức để bảo vệ chúng cũng như chúng cố gắng bảo vệ bạn.

Dưỡng hệ vi sinh vật trên da qua phương pháp dưỡng da bằng dầu.

Nguồn tham khảo:

en.wikipedia.org/wiki/Microorganism

dermnetnz.org/topics/microorganisms-found-on-the-skin#:~:text=The%20skin%20microflora%20are%20microorganisms,the%20number%20of%20human%20cells.

ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3535073/ 

en.wikipedia.org/wiki/Skin_flora 

sciencedirect.com/science/article/pii/S0022202X15529011

onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/exd.12046 

.mdpi.com/2076-2607/9/3/543/htm

britannica.com/video/81336/bacteria-barriers-skin-human-body-lining-physiological

.cs.montana.edu/webworks/projects/stevesbook/contents/chapters/chapter004/section008/blue/page001.html

.cell.com/cell-host-microbe/pdf/S1931-3128(20)30358-9.pdf

news-medical.net/life-sciences/Skin-Microbiota.aspx

nationaleczema.org/blog/microbiome-and-atopic-dermatitis/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3535073/

sciencedirect.com/science/article/pii/S0022202X15529011

askthescientists.com/skin-microbiome/

 

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon