Bà Bầu Có Được Ăn Măng Không?

Bà bầu có được ăn măng không? Măng là loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Á cho nên măng đã có mặt trong rất nhiều món ăn siêu ngon miệng như canh măng chua, bún măng gà, gỏi măng, thịt kho măng, măng ngâm chua ăn liền, măng xào gà, xào thịt vịt, măng xào lá lốt… khiến bà bầu chán ăn cũng bỗng nên thèm nhỏ dãi. Đi kèm với nước miếng ứa trong miệng là câu hỏi lớn Bà bầu có được ăn măng không? Cùng Noom lắng nghe lời khuyên của chuyên gia NCBI trong bài viết này nhé!

1. Giới thiệu tổng quan về măng tre

Măng, tre non thuộc họ Poaceae được coi là một trong những loại thân thảo đa công dụng nhất. Măng phân bố trên toàn thế giới với hơn 1250 loài, nhưng măng có trong ẩm thực phổ biến ở khu vực châu Á, Đông Nam Á nổi tiếng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn dộ, Nepal, và Đài Loan…

Măng non thì dùng làm thực phẩm khi già thì khả năng ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các ngành như: làm giấy, thủ công mỹ nghệ, xây dựng nhà ở, làm đồ nội thất, ống nước, thùng chứa và các đồ gia dụng quan trọng khác.

Bà bầu có được ăn măng không?
Măng tre là hình ảnh thân quen trong văn hóa nhiều quốc gia

Măng tre giòn sừn sựt chứa hàm lượng cao protein, axit amin, khoáng chất, chất xơ, carbohydrate và ít chất béo làm cho măng trở thành một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng được đánh giá cao. Ngoài ra, sự hiện diện của phytosterol trong măng được cho là giúp cơ thể trẻ trung, thêm nhiều năng lượng và chống lão hoá tăng tuổi thọ cho người tiêu dùng thường xuyên.

Trong tôn giáo tín ngưỡng, cây măng tre là một phần không thể tách rời trong một số truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo đa dạng của nhiều dân tộc sống ở cả vùng đồi núi và đồng bằng khu vực Đông Bắc Ấn Độ.
Cũng như nhiều quốc gia, tại Việt Nam, măng ngoài thu hoạch vào mùa thu ăn tươi còn lưu trữ dạng khô, lên men để dành ăn quanh năm . Măng là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống phổ biến. Chính vì vậy chắc chắn một điều rằng, măng rất quan trọng trong cuộc sống, cho sức khoẻ của con người.

2. Măng có tốt cho sức khoẻ không?

Bà bầu có được ăn măng không?
Măng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Măng chứa nhiều protein, axit amin, carbohydrate, nhiều khoáng chất quan trọng và vitamin. Măng mới hái có lượng thiamin, niacin, vitamin A, vitamin B6 và vitamin E tốt. Ngoài ra, măng là nguồn giàu chất xơ và phytosterol và hàm lượng cholesterol ít hơn khiến chúng trở thành một trong những nguồn chất xơ thực phẩm tự nhiên nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột.

Măng thường chứa tyrosine, arginine histidine và leucine dưới dạng axit amin

Tyrosine tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa sinh hóa của cơ thể chúng ta vì nó là thành phần chính của tuyến thượng thận, tiền thân của adrenaline, cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất tích cực của cơ thể. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng của tuyến giáp và tuyến yên có liên quan đến việc sản xuất và điều hòa hormone trong cơ thể con người.

Chất xơ lớn và phytosterol cao, ít chất béo và cholesterol trong máu khiến măng trở thành một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe được ưa chuộng nhất ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn liên quan đến lối sống sinh hoạt.

Như chúng ta đã biết vai trò cực kỳ quan trọng của chất xơ mang lại cho đường ruột, tạo môi trường sống cho hệ vi sinh vật có lợi ( lợi khuẩn probiotc). Chất xơ trong măng giúp măng ít calo trong lượng tiêu thụ cũng giúp cơ thể kiểm soát huyết áp, tăng huyết áp và béo phì, đồng thời bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các bệnh mạch vành và các chất gây ung thư tiềm ẩn.

Cuộc khảo sát do Kalita và Dutta thực hiện cho thấy một số bộ lạc dân tộc ở Đông Bắc Ấn Độ đã sử dụng măng để kiểm soát huyết áp cao và các bệnh về tim mạch. Chất xơ cao và ít chất béo trong măng giúp giảm độ dày của động mạch duy trì huyết áp. Park và John đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy rằng ăn măng có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và lipoprotein mật độ thấp trong huyết thanh. Tần suất đi tiêu và lượng phân tăng lên cho thấy vai trò của nó trong việc giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở những người được cung cấp chế độ ăn có măng.

Có những trường hợp sử dụng măng của các bộ lạc Karbi Anglong ở Ấn Độ để kiểm soát bệnh ung thư giai đoạn đầu. Đặc tính chống ung thư của măng có thể là do sự hiện diện của lignan quý giá và phytosterol. Việc sản xuất các chất gây ung thư, sự phát triển của tế bào ung thư, sự xâm lấn của tế bào và sự di căn đều bị ức chế bởi phytosterol.

Ăn măng thường xuyên giúp giảm các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Măng được các bộ lạc địa phương thuộc Bodo, Thadau, Mosang và Tiwa sử dụng để điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu nhiều sau khi sinh, vấn đề vô sinh, giảm đau khi chuyển dạ và cũng có tác dụng kích thích dậy thì ở phụ nữ trẻ. Mặc dù khoa học chưa chứng minh được nhưng một số bộ lạc tin rằng măng có thể gây sảy thai ở phụ nữ mang thai. Ở nhiều quốc gia, kể cả Việt Nam, truyền thống tin rằng măng có thể gây sảy thai ở bà bầu. Họ thường được khuyên rằng bà bầu không nên ăn măng trong ba tháng đầu của thai kỳ. Chỉ từ kiến thức ông bà để lại, vậy theo bạn, bà bầu có được ăn măng không?

Bà bầu có được ăn măng không?
Mặc dù măng tươi rất tốt nhưng có nhiều ý kiến cho rằng điều này không đúng với mẹ bầu

Acid amin trong măng tốt cho quá trình trao đổi chất

Măng có lượng axit amin phong phú. Trong số 17 axit amin được báo cáo có trong măng, có 8 axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Có 8 axit amin là aspartate, glutamine, glycine, alanine, tyrosine và histidine được coi là không cần thiết. Tyrosine, một axit amin tự do dồi dào nhất trong chồi non của măng và giảm đáng kể khi măng đạt 10 ngày tuổi. Có 6 axit amin valine, methionine, isoleucine, leucine và lysine là các axit amin thiết yếu.

Có sự giảm đáng kể về tổng lượng axit amin cả acid thiết yếu và axit amin tự do trong măng luộc lần lượt khoảng 38,85% và 38,35%. Điều này có thể là do sự mất axit amin vào chất lỏng khi mẫu được xử lý nhiệt. Lượng axit amin tự do ở các nồng độ muối khác nhau trong quá trình ngâm chua. Axit amin trong măng ngâm với nồng độ muối 8% giảm mạnh từ 16,35 g/100 g trọng lượng tươi ở dạng tươi xuống còn 6,898 g/100 g trọng lượng tươi ở măng ngâm.

Protein trong măng

Măng là nguồn cung cấp protein tốt với hàm lượng protein dao động từ 1,49 g/100 g đến 4,04 g/100 g măng tươi. Hàm lượng protein trong măng lên men tăng lên lần lượt từ 3,1% lên 7,1% và 8,1% vào ngày thứ 3 và thứ 5 của quá trình lên men.
Hàm lượng protein trong măng cũng giảm dần khi măng già đi ở ngày tuổi thứ 18 của măng protein là 0.86g/100gr

Khoáng chất trong măng tốt cho việc giữ cân nặng duy trì huyết áp ổn định

Măng được thiên nhiên ban tặng một lượng lớn các khoáng chất hữu ích như kali, phốt pho, natri, canxi, magie và sắt.
Khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của nhiều hoạt động trao đổi của cơ thể chúng ta.

– Kali cao nhất 1400 mg/100 g ở măng tươi. Liều kali được khuyến nghị hàng ngày là 2,0 đến 5,5 g/ngày. Kali giúp bảo vệ tim con người bằng cách duy trì huyết áp bình thường và nhịp tim ổn định của một cá nhân.

– Sắt là khoáng chất cần lượng lớn đối với phụ nữ khi mang thai và trong thời gian cho con bú rất cao cũng có mặt trong măng.

Và cũng rất may mắn các khoáng chất kali natri, phốt pho, canxi và magiê có trong măng tươi không có sự thay đổi đáng kể sau khi xử lý phơi, ngâm, muối chua.

Các nguyên tố vi lượng như cadmium, coban, mangan, niken và selen trong măng tươi mới thu hoạch.Nhưng hàm lượng kẽm giảm được quan sát thấy ở măng đóng hộp và măng lên men so với măng tươi.

Carbohydrates trong măng tốt cho người tiểu đường tim mạch

Mức carbohydrate có trong măng được cho là cao và hàm lượng được tìm thấy ở mức 3,3%, 3,4%, 0,6% và 2,9% khi thí nghiệm các loại măng non khác nhau. Trong khi các dinh dưỡng khác giảm đi khi đun sôi thì carbohydrate trong măng tăng lên đáng kể. Sự gia tăng carbohydrate có thể là do sự thủy phân các polysaccharide phức tạp thành các đơn vị đường monosaccharide đơn lẻ. Đây là lí do chính khi ăn măng bạn cảm thấy rất ngon. Carbonhydrate giảm trong măng khi lên men ngâm chua.

Măng được biết là có lượng chất béo rất ít và hàm lượng thấp khiến chúng trở thành ứng cử viên lý tưởng để cung cấp dinh dưỡng lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch lồng ngực. Chỉ có khoản 0,1 g/100 g măng tươi. Nhóm nghiêm cứu cũng đã phát hiện sự hiện diện của các axit béo như axit palmitic, linoleic và linolenic trong măng.

Chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá

Chất xơ là thành phần chính chủ yếu có trong măng. Chất xơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe vì chúng kiểm soát huyết áp, tăng huyết áp và béo phì, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mạch vành và các chất gây ung thư tiềm ẩn. Chất xơ giúp giảm các cholesterol xấu không mong muốn (lipoprotein mật độ thấp và lipoprotein mật độ rất thấp) trong máu, giảm nhu cầu insulin, giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh và cải thiện đặc tính nhuận tràng Ăn măng thường xuyên sẽ cải thiện thành phần lipid và nhu động ruột ở phụ nữ trẻ khỏe mạnh.

Phytosterol có cấu trúc tương tự như cholesterol được tìm thấy rộng rãi trong thực vật và sự hiện diện của chúng trong măng tươi hoặc măng lên men. Chế độ ăn giàu Phytosterol giúp giảm ung thư ruột kết, vú và tuyến tiền liệt. Sự tiến triển của sự phát triển khối u bị ức chế bằng cách can thiệp vào chu kỳ tế bào, quá trình tự hủy và di căn của khối u. Mức cholesterol trong máu giảm do sự hiện diện của phytosterol ức chế sự hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống và quá trình este hóa cholesterol ở niêm mạc ruột. β -sitosterol, campesterol và stirysterol là những sterol chính có trong măng.

Ngoài ra một lượng lớn phytosterol có thể chiết xuất từ ​​măng mới thu hoạch có thể được sử dụng một cách hiệu quả để sản xuất thuốc steroid. Điều này sẽ giảm bớt áp lực lên các loài Dioscorea và Solanum vì đây là nguồn cung cấp thuốc steroid tự nhiên chính. ( steroid còn được gọi là cortisone hoặc corticosteroid).

Phenol trong măng có khả năng chống viêm, chống oxy hoá

Các hợp chất phenolic có trong thực vật là các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng vì chúng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên mạnh mẽ và đôi khi còn có hoạt tính kháng khuẩn . Trong măng có 8 axit phenolic: axit protocatechuic, axit p-hydroxybenzoic và axit syringic.Hàm lượng phenol tổng số ở cả mẫu luộc và mẫu xào đều giảm đi so với măng tươi.

3. Chất độc taxiphyllin và cách sơ chế măng đúng cách

Cẩn thận với taxiphllin trong măng

Bà bầu có được ăn măng không?
Măng tươi có chứa taxiphllin

Măng có chứa lượng cyanogen glycoside khác nhau được gọi là taxiphyllin . β -glycosidase được giải phóng trong các mô măng bị phá vỡ sẽ tác động lên taxiphyllin để tạo ra hydro xyanua có hại .

Cần loại bỏ hydro xyanua có hại nếu măng được sử dụng làm thực phẩm cho con người . Việc tạo ra xyanua trong măng và những tác hại có thể có của nó đối với sức khỏe con người. Măng của hầu hết các loài ăn được đều chứa lượng cyanogen glycoside cao với nồng độ tối đa được tìm thấy ở măng non. Măng tươi chưa được sơ chế chứa hàm lượng độc tố nhiều sẽ có vị đắng. Tiêu thụ măng được sơ chế hoặc chế biến không đúng cách có thể gây ra các triệu chứng như thở nhanh, tụt huyết áp, chóng mặt, đau dạ dày, nhức đầu, nôn mửa, co giật và hôn mê. Tất nhiên, khi ăn măng bạn cảm thấy đắng, khó chịu, rất khó nuốt ngay lát măng đầu tiên, cũng không dễ gì ngộ độc trừ phi bạn cố tình ăn bằng mọi giá.

Hydrogen cyanide cản trở hoạt động bình thường của cytochrome oxidase, ức chế hô hấp tế bào bình thường. Theo báo cáo của FSANZ, HCN (xyanua) hiện diện ở nồng độ 0,5–3,5 mg/Kg trọng lượng cơ thể được coi là gây chết người và có thể gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng dẫn đến tử vong. HCN là một chất độc hô hấp mà khi hiện diện ở nồng độ cao có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đối với cá nhân liên quan. Đây là lí do nhiều chị em mang trong mình thiên thần bé nhỏ đã lăn tăn với câu hỏi ” bà bầu  có được ăn măng không là vì vậy”

Thật may mắn, Taxiphyllin trong măng không ổn định và dễ bị phân hủy khi xử lý bằng nước sôi. Vì vậy hãy đun sôi măng non. Măng có hàm lượng hợp chất cyanogen cao có thể ăn được hoàn toàn khi khử độc bằng cách đun sôi trong nước khoảng 2 giờ.
Nấu ở nhiệt độ khoảng 100°C trong 48 giờ sẽ loại bỏ hiệu quả 97% hàm lượng xyanua trong măng.

Cách sơ chế măng loại bỏ độc tố

Cách sơ chế măng đúng cách để loại bỏ taxiphyllin đơn giản khác bao gồm cắt mỏng măng thành lát mỏng, ngâm nước muối 2-3h hoặc qua đêm sau đó sấy phơi khô măng và đun sôi trong nước muối sau đó để ráo nước.

Bà bầu có được ăn măng không?
Khi mua măng về cần luộc qua để làm giảm độc tố

Măng tươi phải được xử lý đầy đủ bao gồm ngâm muối 2-3h và tốt nhất là ngâm nước muối qua đêm, luộc nhiều lần cho đến khi hết đắng ,hoặc muối chua lên men trước khi tiêu thụ để loại bỏ các thành phần độc hại và đắng. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng xyanua trong măng tươi giảm khi chúng được xử lý bằng muối . Hàm lượng axit hydrocyanic trong măng có thể giảm đáng kể trong quá trình luộc măng với muối. Nhưng rất hay không làm giảm nhiều hàm lượng carbohydrate, protein, phenol tổng số, kali, phốt pho và natri khi chồi được đun sôi trong 25 phút ở các mức 1%, 5% và 10% dung dịch NaCl.

Xyanua có thể được loại bỏ bằng cách cho măng tiếp xúc với hơi nước quá nhiệt khi taxiphyllin phân hủy ở nhiệt độ trên 116°C hoặc trong quá trình lên men tre bằng cách ép cứng măng dưới những tảng đá lớn và để trong 3-4 tháng để giảm bớt vị đắng của măng và lên men.

4. Bà bầu có được ăn măng không?

Từ các dữ liệu trên chúng có thể thấy măng có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Tuy nhiên thương phẩm măng đang bán ngoài thị trường liệu có được sơ chế đúng cách hay chưa? Việc bà bầu ăn măng có thể hàm chứa rủi ro không thể tính toán được, Mặc dù bà bầu ăn măng đã sơ chế cung cấp một lượng dinh dưỡng cũng như chất xơ, khoáng chất thiết yếu cho quá trình trao đổi chất, chất xơ làm nền môi trường sống cho hệ vi sinh vật đường ruột. Chất xơ cũng giúp bà bầu hạn chế táo bón thai kỳ, cũng như giữ cân nặng đúng cho cả mẹ và bé. Nếu bà bầu ăn măng chẳng may có ngộ độc thì việc xử lý thải độc rất khó khăn, không có thuốc nào chữa trị được, sẽ gây rủi ro cho cả mẹ và bé. Chúng tôi khuyên bà bầu không nên ăn măng, đặc biệt bà bầu không nên ăn măng chua nếu quy trình lên men không hợp vệ sinh gây đau bụng thì măng không tốt cho cho bà bầu chút nào.

Khi mang thai, sự an toàn tuyệt đối cho mẹ và con là yếu tố hàng đầu cao khẩn cấp đối. An toàn và tốt cho bà bầu là không đủ. Mẹ mang thai cần gấp đôi, gấp ba độ an toàn so với lúc bình thường. Tất nhiên đó là khi bà bầu ăn măng ở lượng lớn còn nếu lỡ húp 1 chút canh măng, bún măng hoặc gắp đũa một hai miếng măng không đắng mà cảm thấy ngon miệng thì cũng không thể gây độc hại.

=> Tóm lại, theo Noom thì bà bầu ăn măng không tốt khi ăn thường xuyên, nhiều, lượng lớn. Bà bầu nên hạn chế ăn măng, thậm chí là bà bầu không nên ăn măng là tốt nhất.

Trên đây, Noom đã gửi đến các mẹ câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có được ăn măng không?”. Để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên kiềm chế cơn “thèm măng” của mình nhé. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin ở mục khổng lồ Chăm sóc mẹ & bé khác!

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4897250/

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon