Chủ đề ngày Môi trường Thế giới 2024 là “Cải tạo đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience).
Cụm từ sa mạc hoá được giới khoa học liên hệ mấu chốt đến hệ vi sinh trong đất. Vi khuẩn được tìm thấy trong không gian kẽ giữa các hạt đất có thể là giải pháp khả thi để quản lý tình trạng sa mạc hóa. Điều này được các nhà nghiên cứu đăng trên tạp chí Earth-Science Review.
Tuy nhiên, thế giới ngầm của vi sinh vật đất thường bị bỏ qua, bao gồm vi khuẩn, nấm, vi khuẩn cổ, v.v., đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành sức khỏe của đất, chu trình dinh dưỡng và khả năng phục hồi của hệ sinh thái (Islam và cộng sự, 2020; Joos và De Tender, 2022; Kumar và cộng sự, 2022).
Sa mạc hoá – Báo động quen thuộc
Về cốt lõi, sa mạc hóa là sự biến đổi ngấm ngầm từ vùng đất từng có khả năng sản xuất thành những vùng đất khô cằn, suy thoái. Nó không có giới hạn về địa lý và ảnh hưởng toàn cầu, tác động sâu rộng về mất an ninh lương thực, di dời và suy thoái môi trường (Huang và cộng sự, 2020).
Theo Công ước Liên hợp quốc về Chống sa mạc hoá, tình trạng suy thoái đất có thể gây thiệt hại tổng cộng 23.000 tỷ USD, 10% năng suất cây trồng, trên toàn thế giới đến năm 2050. Mất đất đồng nghĩa nguồn cung thực phẩm, nước sạch và đa dạng sinh học bị đe doạ. Với đặc thù địa hình và khí hậu Việt Nam, đối mặt suy thoái đất âm thầm nhưng mạnh mẽ.
Theo số liệu thống kê năm 2021 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Việt Nam có tổng diện tích đất thoái hoá là 12 triệu ha (36% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ là 3 khu vực chịu hậu quả nặng nề nhất.
Vi sinh vật trong đất – Nguyên lý cải tạo đất
Giải pháp cho những con số to đùng và ngày càng lan rộng, chính là tiềm năng của loài vi sinh vật tí hon và rất gần gũi con người. Chúng giúp phân hủy chất hữu cơ, quản lý chu trình dinh dưỡng giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất và tất nhiên là hấp thụ carbon từ khí quyển.
“Vi khuẩn đất cố định nitơ chuyển đổi nitơ trong khí quyển thành amoniac, chất này được thực vật hấp thụ dưới dạng ion amoni. Các loại cây họ đậu khác hình thành mối quan hệ cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm trong hệ thống rễ của chúng, vì vậy chúng có thể là cây trồng quan trọng để phát triển ở những vùng khô cằn”. Nấm cũng “có thể mở rộng mạng lưới sợi nấm của chúng sâu hơn vào đất, do đó làm tăng lượng chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho hệ thống rễ để khuyến khích sự phát triển”.
Nuôi đất trang trại – Nuôi hệ vi sinh vật trong đất
“Hệ vi sinh vật quyết định chất lượng đất, thậm chí cho biết đất có còn sự sống hay không.”
Từ mảnh đất đã hoang hóa và nhiều khuyết điểm những ngày đầu, lớp đất mặt (top soil) như kiệt quệ, chúng tôi trồng những cây tiên phong với cọc chùm rễ hút dinh dưỡng từ lớp đất sâu hơn, thân lá hấp thu các yếu tố vi lượng, rồi được tấp tủ, nhờ vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ và nuôi dưỡng lại cho đất, giúp cải tạo đất. Nếu đơn giản là bón phân thì giống như con người không cần phải nhai và ăn, chỉ cần truyền dịch chất dinh dưỡng vào người là đủ.
Theo nguyên lý này, việc bón phân hoá học chỉ tốn tiền của, công sức, hại đất. Chúng tôi thay bằng chuồng, phân xanh, sinh khối tuần hoàn sau sản xuất (bã vỏ lạc, vỏ hạt điều, sacha inchi, bánh mè…). Các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu (70% chứa hoá chất vĩnh cửu PFAS)… càng không được dùng để tránh xáo trộn quần thể hệ vi sinh vật trong đất, tránh phơi nhiễm đất, nước, cây trồng và con người.
Chúng ta đều có những quy luật bắt buộc, như theo chu trình dinh dưỡng tự nhiên, sự sống của thực vật và động vật, kể cả con người đã tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường (từ đất, nước, không khí…) đều phải được trả lại môi trường sau khi kết thúc sự sống.
Chính thực vật cũng chuyển đổi carbon dioxide (CO2) trong khí quyển thành chất hữu cơ được tạo thành từ các hợp chất carbon, chẳng hạn như carbohydrate, protein, dầu và sợi. Khi chúng chết đi, các hợp chất hữu cơ xâm nhập vào hệ thống đất và để lại dư lượng của chúng trong đất. Ngay lập tức, các sinh vật trong đất bắt đầu tiêu thụ chất hữu cơ, chiết xuất năng lượng và chất dinh dưỡng và giải phóng nước, nhiệt và CO2 trở lại bầu khí quyển. Như vậy, nếu không bổ sung xác thực vật mới vào đất, các chất hữu cơ trong đất sẽ dần biến mất. Chúng tôi gọi đó là tấp tủ ủ phân (chop & drop).
Ở Ấn Độ, người dân còn trồng một cái cây trên nấm mồ để người chết có thể mang lại dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, cây không hút trực tiếp dưỡng chất hữu cơ mà cần vi sinh vật để chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở dạng phù hợp cho cây hấp thụ. Theo đó, hệ vi sinh vật trong đất phân hủy chất hữu cơ để giải phóng, giữ gìn và chuyển hóa chất dinh dưỡng vào đất, tăng cường sự sống và cải tạo đất.
Biến đổi khí hậu, đất hoang hoá, sa mạc hoá có phạm vi không biên giới. Báo động toàn cầu liên quan sâu sắc khi chúng ta tham gia quá trình khai thác đất, từ người nông dân, người sản xuất và cả người tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.
Nếu bạn quan tâm đến môi trường, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng theo lối canh tác bền vững là một cách tiêu dùng bền vững, nuôi dưỡng sức khoẻ gia đình và đồng thời, hưởng ứng giải pháp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đất, cải tạo đất.
Tương lai của thế hệ sau bắt đầu từ thành quả của thế hệ trước, chúng ta luôn kế thừa và không quên gìn giữ, phát huy. Vì một môi trường chung sống bền vững.
Bài viết cùng chủ đề
Cuộc Sống Tự Nhiên – Nâng Cao Trí Nhớ, Suy Nghĩ Logic và Hạnh Phúc
Date Soap Save Water – Xà Bông Không Nước Thải Sinh Hoạt
Noom Cùng Tạp Chí ELLE – Tiêu Dùng Xanh Là Con Đường Back To Basic