Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị táo bón lại là hiện tượng rất thường gặp. Đại tiện chậm hoặc khó đại tiện kéo dài được xem là biểu hiện. Với trẻ nhỏ càng khó nhận biết, bố mẹ sẽ lo lắng khi chưa biết cách phân biệt giữa tình trạng đại tiện bình thường hay bất thường ở trẻ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị táo bón lúc cơ thể còn bé bỏng, ba mẹ càng “nhát tay” giải quyết và xử lý.
Từng bước bền vững, noom sẽ cùng bố mẹ tìm ra cách chăm sóc con tốt lành, logic, không hoang mang. Bài tóm tắt dưới đây chia sẻ cùng các mẹ một vài kinh nghiệm quan sát cũng như chữa táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
PHÂN – “CHÌA KHÓA” NHẬN BIẾT TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN
Cũng giống như ở người lớn, kiểu đi tiêu của mỗi đứa trẻ cũng khác nhau. Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ đi đại tiện 1-2 lần/ngày hoặc có thể hơn. Một số có thể không đi đại tiện trong vài ngày và điều đó hoàn toàn bình thường. Do đó, bố mẹ cần quan sát phân của trẻ và tính nhất quán của phân càng quan trọng hơn.
Đại tiện bình thường
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, phân phải mềm. Không có hình dáng tròn cục, cứng. Phân có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, ở trẻ sơ sinh có dạng lỏng lỏng. Nếu phân có màu đỏ kiểu như máu, mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa dù có thể là bé chỉ đang cố gắng rặn.
Đối với những trẻ lớn hơn, phân ở dạng mềm như kem xoa da, trong trường hợp này nếu bé đi ị ít hơn hoặc 2-3 ngày 1 lần đều là bình thường.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có bú sữa mẹ hoàn toàn, tỷ lệ táo bón trở nên rất thấp. Vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bú sữa bình có tỉ lệ táo bón nhiều hơn. Nếu con bạn dưới 6 tháng bị táo bón xin hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa.
Táo bón ở trẻ
Đối với trẻ trên 6 tháng đã thực chế độ ăn dặm, trẻ bị táo bón khi có các hiện tượng sau:
- Số lượng phân ít hơn so với bình thường.
- Bé cảm thấy căng thẳng, đau đớn, rặng nhiều hơn bình thường khi đi ngoài.
- Hình dáng của phân từ mềm nhão chuyển sang những viên sỏi nhỏ, cứng hoặc giống như một quả bóng gôn tròn, bụng bị đầy hơi hoặc sưng tấy.
PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN
Để phòng tránh táo bón ở trẻ, các mẹ cần chú ý những điều sau:
Không cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ liên tục.
Đây là một trong những nhầm lẫn lớn gây ra tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nặng hơn rằng trẻ cần ăn nhiều chất xơ. Một ít chất xơ mềm, dễ tiêu hóa sẽ tốt cho đường ruột nhưng quá nhiều chất xơ có thể sẽ gây ra tình trạng táo bón. Ba mẹ không nên ép trẻ ăn rau bằng mọi giá, hãy quan sát và tôn trọng khẩu vị của con.
- Tăng các loại thực phẩm chứa chất xơ mềm như chuối, rau mồng tơi non, khoai lang, bí đỏ, bơ, táo nho bỏ vỏ.
- Giảm rau dền, rau bồ ngót, cà rốt, củ dền, rau má, rau già vì chứa nhiều chất xơ khó tiêu và hút nhiều nước. Rau già chứa nhiều dinh dưỡng hãy ép nước để nấu cháo, bún canh cho bé.
Trẻ nhỏ cần lượng chất béo rất lớn.
Bố mẹ hãy bổ sung dầu ép lạnh vào cháo, cơm, soup, đặc biệt dầu mè ép lạnh vừa giúp xương răng phát triển vừa tốt cho nhu động ruột. Tránh được tỷ lệ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị táo bón.
Các loại đậu, đỗ, hạt cần phải được bóc vỏ, loại bỏ các loại vỏ và nấu hầm kỹ, mềm, nhừ.
Các loại hạt nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, nếp lứt không phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi ăn thường xuyên ở lượng lớn. Hãy nấu ở dạng mềm lỏng như cháo, bún, súp, cơm mềm, smoothie, chè cho trẻ.
Táo bón ở trẻ do tâm lý quá thích hoặc quá chán
Có thể nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên khi chúng tôi đề cập tới lý do táo bón ở trẻ do tâm lý. Có nhiều trẻ vừa mới được tập ăn dặm sẽ cảm thấy thích thú quá sức, ham học hỏi khám phá quá chưa kiểm soát được nên ăn hơi nhiều trong khi dạ dày và ruột chưa có độ rộng dẫn đến tắt nghẽn một chút. Điều này hay xẩy ra đối với trẻ tầm 7-10 tháng. Rất đơn giản mẹ chỉ cần cho bé uống 1 nắp dầu mè đen ép lạnh sẽ hết táo bón ngay. Tăng liều lượng và số lần dầu mè đen ép lạnh lên nếu chưa hết táo bón
Ngoài ra trẻ nhỏ rất thông minh, bố mẹ hãy cho trẻ thực hiện chế độ “tự ăn dặm”, không nên đút ép bé ăn.
Hãy quan sát và tôn trọng sở thích các món ăn và lượng ăn của trẻ.
Hãy massage cho bé thường xuyên từ lúc mới sinh sẽ giúp bé giảm căng thẳng sau khi ra đời, trấn an bé an tâm bú ngủ. Massage vùng bụng cũng là một cách giúp nhu động ruột dễ dàng tiêu hóa.
CÁCH CHỮA TRỊ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN
Khi thấy bé có các dấu hiệu ít đi ngoài, phân cứng hơn hoặc đi ngoài khó khăn hãy tăng lượng dầu mè đen ép lạnh nhiều gấp đôi. Dầu mè đen ép lạnh có khả năng nhuận trường rất tốt thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân, trơn tru trôi chảy đường ruột.
Mẹ hãy giảm lượng dầu mè đen ép lạnh khi thấy phân đã mềm. Ngưng hẳn dầu mè đen ép lạnh khi thấy phân ở dạng quá lỏng hoặc tiêu chảy.
Nếu phân ở trong đại tràng và bé không thể rặn ra, mẹ có thể dùng dụng cụ bơm có bán tại các quầy thuốc, bơm dầu mè đen ép lạnh vào hậu môn để làm mềm phân giúp bé dễ đi ị ra. Nhưng việc này chỉ là cấp cứu tức không được lạm dụng và chỉ dành cho mẹ có nghiên cứu và có kinh nghiệm chăm sóc trẻ theo phương pháp dân gian. Tốt nhất của việc chữa táo bón ở trẻ chính là phòng ngừa.
Sau khi hỗ trợ bé đi ngoài phần phân cứng, mẹ hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé ngay để tránh trường hợp trẻ tái phát táo bón sẽ không tốt cho sự phát triển thể chất tinh thần của trẻ.
Theo đó, mẹo dân gian trị táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ luôn phải bắt đầu từ quan sát đều đặn của bố mẹ. Phát hiện quá trình đại tiện bất thường, sửa ngay hiểu lầm về chất xơ tốt cho trẻ, thay vào đó bổ sung chất béo vào chế độ ăn, dùng dụng cụ bơm trợ phương chỉ khi thật cần thiết, không lạm dụng. Thuốc trị táo bón ở trẻ mà không tái phát, chỉ có thể là sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ từ miếng ăn, miếng ị và giấc ngủ ngon của con trẻ.
Chúc các bà mẹ có một thời kỳ motherhood thật tuyệt vời! Mẹ cần hạt dinh dưỡng và dầu mè đen ép lạnh tốt cho hệ tiêu hóa thì nhắn cho Noom nha.
(Miễn trừ trách nhiệm: bên trên có thể gọi là mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh mà Noom có kinh nghiệm từng trải ở vai trò làm mẹ, nuôi con bằng sữa mẹ cũng như chăm sóc con bằng thực phẩm tự nhiên địa phương. Không phải là phát đồ điều trị hay tư vấn y tế. Nếu bạn muốn tham vấn chữa bệnh vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế có thẩm quyền trước khi đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.)
Thông tin tham khảo:
https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/feeding-your-baby/bottle-feeding/bottle-feeding-challenges/constipation-and-bottle-feeding/
https://www.nuh.com.sg/Health-Information/Diseases-Conditions/Pages/Infant-Constipation.aspx
https://www.healthline.com/health/baby/newborn-constipation-formula-fed#formula-vs-breast-milk
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-infant
https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/feeding-your-baby/bottle-feeding/bottle-feeding-challenges/constipation-and-bottle-feeding/
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/constipation-in-children/baby-constipation-symptoms
Bài viết cùng chủ đề:
Cách Trị Rôm Sảy – Giải Pháp Cỏ Cây Nhưng Dứt Điểm
Lối Thoát Nào Cho Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Em
Tay Chân Miệng Ở Trẻ – Lưu Ý & Điều Trị
Răng Sữa Của Trẻ Bị Mủn Chữa Có Kịp?