Bà Bầu Ăn Củ Đậu Được Không?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi người. Với bà bầu điều này càng cần phải chú ý nhiều hơn bởi dinh dưỡng mẹ nạp vào trong suốt thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của con. Chính vì vậy, câu hỏi bà bầu ăn được không sẽ luôn hiện hữu trong đầu các mẹ bầu nhất là 3 tháng đầu tiên. Trong bài viết này cùng Noom tìm hiểu Bà bầu ăn củ đậu được không? nhé!

1. Nguồn gốc của cây củ đậu

Cây củ đậu có nguồn gốc từ Mexico. Phần chúng ta thường ăn là rễ của cây, có vị ngọt nhẹ, ít đường, là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang bị tiểu đường hoặc đang duy trì chế độ ăn hạn chế đường.

Tuy phần rễ ăn được nhưng lá và hạt của cây lại chứa tephrosin và rotenon cực độc. Hai chất này khi đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp. Vì vậy nếu mua cả cây về, các bạn nên cắt bỏ phần dây, lá và đừng quên loại bỏ phần vỏ lụa màu nâu trước khi ăn nhé.

Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, củ đậu có thể ăn sống như trái cây hoặc chế biến thành các món xào, canh,… Hương vị thanh nhẹ mang đến cảm giác mát mẻ, có tác dụng giải nhiệt tốt.

2. Ăn củ đậu có tốt không?

Bà Bầu Ăn Củ Đậu Được Không?
Ăn củ đậu tốt cho sức khỏe

Loại thực phẩm giá thành rẻ, dễ tìm này sẽ khiến bạn bất ngờ bởi các lợi ích sức khỏe tuyệt vời. TTƯT Lê Hữu Tuấn, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng cho hay, Đông y ghi nhận củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện. Những người bị trĩ thường xuyên ăn củ đậu cũng giúp ổn định hệ tiêu hóa nhờ tính thanh nhiệt, giàu chất xơ.

Hàm lượng dinh dưỡng trong củ đậu

Trong 100g thô củ đậu có chứa:

  • 38 calo
  • 8,82 g carbohydrate
  • 1,80 g đường
  • 0,09 g chất béo
  • 0,72 g chất đạm
  • 4.90 g of fiber
  • 150 mg of potassium
  • 12 mg of calcium
  • 20.20 mg of vitamin C

Củ đậu là nguồn cung cấp chất xơ lành mạnh

Trong 130g củ đậu có chứa 6,4g chất xơ. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chế độ ăn giàu chất xơ thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bổ sung đầy đủ chất xơ có thể giúp ngăn ngừa, điều trị táo bón; ổn định lượng đường trong máu giúp ổn định hoặc phòng ngừa bệnh tiểu đường đồng thời giúp con người sống lâu hơn. Một nghiên cứu năm 2016 đã theo dõi 1.609 người lớn, từ 49 tuổi trở lên, trong 10 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia tiêu thụ nhiều chất xơ nhất có khả năng lão hóa thành công cao hơn.

Chứa Probiotic

Củ đậu chứa nhiều inulin, một loại chất xơ Probiotic. Probiotic là vi khuẩn và nấm men có lợi cho sức khỏe con người. Trong ruột mỗi người tồn tại một cộng đồng vi khuẩn lớn bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Tiêu thụ nhiều men vi sinh có thể bảo vệ, khôi phục sự cân bằng của cộng đồng vi khuẩn này, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Probiotic sẽ “nuôi” các men vi sinh bằng cách cung cấp thức ăn cho chúng.

Chứa nhiều vitamin C

Trong 130g thô củ đậu có chứa đến 26,3 miligam (mg) vitamin C. Theo Văn phòng Thực phẩm bổ sung Hoa Kỳ, lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 90 mg đối với nam và 75 mg đối với nữ. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lão hóa, phòng ngừa một số bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường.

Ăn củ đậu giúp điều hòa lượng đường trong máu

Lượng đường trong củ đậu rất thấp, hạn chế tình trạng đường trong máu tăng đột ngột. Đây là một loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường.

Củ đậu là phương pháp làm đẹp giảm cân, đẹp da

Củ đậu chứa ít calo nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể giữ được sự cân bằng vitamin và khoáng chất. Mọi người có thể dùng củ đậu để thay thế các loại rau có nhiều tinh bột, lượng carbohydrate cao để duy trì chế độ ăn giảm cân của mình. Tuy nhiên các bạn không nên ăn củ đậu trừ bữa để giảm cân. Vì củ đậu không thể cung cấp hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Ngoài ra, ăn củ đậu cũng giúp cung cấp độ ẩm cho làn da, giúp da trắng sáng.

3. Bà bầu ăn củ đậu được không?

Bà Bầu Ăn Củ Đậu Được Không?
Mẹ bầu có thể ăn củ đậu ngay cả trong 3 tháng đầu

Củ đậu ít ngọt có thể là món ăn “chống chán” cho mẹ bầu khi phải ăn quá nhiều thịt, cá. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc “bà bầu ăn củ đậu được không” thì câu trả lời là có! Theo bác sĩ Trần Hải Long của Tập đoàn Y dược Việt Nam cho biết, củ sắn chứa nhiều tinh bột, đường glucose và nước. Đây đều là các thành phần có lợi cho mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu thèm loại thực phẩm tươi mát này thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn nhé. Tuy nhiên cũng đừng ăn vô tội vạ, bà bầu khi ăn củ đậu nên lưu ý về hàm lượng, thời điểm ăn,… để không bị đầy bụng và cung cấp đủ dưỡng chất cho em bé.

4. Các lợi ích khi bà bầu ăn củ đậu

Củ đậu là thực phẩm vừa tốt cho mẹ vừa hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nếu ăn củ đậu đúng cách, mẹ bầu có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe.

Giảm các triệu chứng ốm nghén

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm người mẹ phải vật lộn với những cơn ốm nghén. Những món ăn yêu thích ngày trước nay cũng có thể khiến mẹ khó chịu khi nhắc tới. Củ đậu với tỉ lệ nước cao, ít đường, ít tinh bột có thể là “cứu cánh” cho bà bầu trong thời điểm khó ăn này.

Giảm tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai

Chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng dễ khiến phụ nữ mang thai bị táo bón. Với hàm lượng chất xơ cao, củ đậu có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp ruột hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và kích thích nhu động ruột loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Giảm nguy cơ thiếu máu

Khi mang thai, nhu cầu sắt của phụ nữ cao hơn mức bình thường rất nhiều. Mẹ bầu thường xuyên phải đối diện với nguy cơ thiếu máu. Hàm lượng sắt tương đối cao trong củ đậu có thể hạn chế tình trạng này, từ đó giúp mẹ bầu giảm thiểu khả năng bị sảy thai, nhau tiền đạo, tăng huyết áp, tiền sản giật,… trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.

Củ đậu giúp tăng cường hệ miễn dịch ở bà bầu

Vitamin C dồi dào trong củ đậu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây cảm cúm đồng thời giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Hạn chế tình trạng tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, các mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Nếu mẹ bầu có lượng đường huyết cao trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, trẻ có khả năng bị dị tật bẩm sinh sau sinh.
Củ đậu chứa chất Inulin, nhưng lại không chứa calo nên có công dụng duy trì lượng đường cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu có thể sử dụng củ đậu như một món ăn vặt lúc buồn miệng.

Cải thiện làn da cho mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố, làn da của các mẹ thường bị thâm, nám, nổi mụn. Nước trong củ đậu giúp mẹ bầu bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, cân bằng độ ẩm cho làn da. Ngoài ra, vitamin C trong củ đậu giúp kích thích quá trình sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi cho da và giảm tình trạng thâm sạm hiệu quả.

5. Bà bầu ăn củ đậu cần lưu ý những gì?

Củ đậu chứa nhiều công dụng với mẹ bầu đặc biệt trong 3 tháng thai kỳ nhưng điều đó không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt đâu nhé.

Không nên ăn quá nhiều củ đậu

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 200g củ đậu một ngày. Vì củ đậu có nhiều nước, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng no giả, khiến mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn, bỏ bữa.

Ngoài ra, các mẹ không nên xem củ đậu là bữa chính sử dụng hàng ngày. Nếu chỉ ăn củ đậu mà không bổ sung các thực phẩm khác, mẹ bầu sẽ bị thiếu dinh dưỡng, không đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động và dễ dẫn đến mệt mỏi.

Không nên ăn củ đậu vào buổi tối

Ăn củ đậu vào buổi tối có thể khiến mẹ bầu khó vào giấc vì khó tiêu, đầy bụng.

Bà Bầu Ăn Củ Đậu Được Không?
Phụ nữ mang thai nên ăn củ đậu đã được nấu chín

6. Mẹo chọn củ đậu ngon, ngọt cho mẹ bầu

Từ hình dáng, màu sắc, chúng ta có thể phán đoán được “độ ngọt”, tuy không hoàn toàn đúng nhưng cũng là một cơ sở tin cậy để các mẹ tham khảo.

Màu sắc:

Những củ đậu mới, tươi ngon sẽ có phần cuống xanh, lớp vỏ trắng ngà. Không nên chọn những củ có màu thâm xỉn, vàng sậm hoặc xuất hiện dấu hiệu bị dập.

Hình dáng:

Những củ cân đối, căng đều và có phần vỏ nhẵn, mỏng thường mới, có vị ngọt và nhiều nước. Ngược lại, củ đậu có lớp vỏ sần thường bị khô và kém ngọt. Ngoài ra, cuống càng nhỏ thì củ sẽ càng ít xơ và ăn ngon hơn.

7. Gợi ý các món ngon từ củ đậu cho mẹ bầu dễ ăn

Phụ nữ mang thai thường xuyên bị mất khẩu vị, ăn không ngon, ngán đồ ăn. Củ đậu thanh mát, ngọt nhẹ không nhiều đường vừa giúp mẹ bầu lạ miệng vừa nhẹ bụng.

Bò bía củ đậu

Nguyên liệu:

– 01 củ đậu
– Một nửa củ cà rốt
– 02 cây lạp xưởng
– 50g con tép ăn liền
– 01 củ hành tím
– Rau
– Tương đen, tương ớt
– Hạt nêm, dầu hào
– Bánh tráng

Cách làm:

– Gọt vỏ sau đó thái sợi củ đậu và cà rốt.
– Hành tím đem thái lát và phi vàng sau đó cho củ đậu và cà rốt vào xào chung đến khi chín.
– Nêm nếm gia vị vào hỗn hợp sao cho vừa ăn.
– Lạp xưởng đem luộc chín, chiên vàng rồi cắt mỏng và cho vào hỗn hợp củ đậu.
– Trải bánh tráng ra đĩa rồi cho rau và hỗn hợp củ đậu ở trên vào, cuốn lại và chấm cùng với tương đen hay tương ớt đều được.

Bò xào củ đậu

Nguyên liệu:

– 200g củ đậu
– 150g thịt thăn bò
– Hành tím, hành lá
– Dầu hào

Cách làm:

– Củ đậu thì gọt sạch vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn.
– Thái nhỏ hành tím sau khi rửa sạch.
– Thịt bò sau khi thái mỏng thì nêm cùng 1/2 muỗng canh dầu hào sau đó trộn đều.
– Xào sơ thịt bò với lửa lớn rồi múc ra chén.
– Tiếp tục cho hành tím vào phi vàng, thêm củ đậu vào xào sau đó nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
– Khi củ đậu chín mềm thì cho thịt bò đã xào chín vào và đảo sơ là hoàn thành.

Nước ép củ đậu giải nhiệt

Bà Bầu Ăn Củ Đậu Được Không?
Nước ép củ đậu ít đường, ngọt nhẹ có tác dụng giải nhiệt rất tốt

Cách thực hiện:

– Gọt vỏ củ đậu rồi rửa sạch và cắt nhỏ.
– Cho củ đậu vào máy xay sinh tố sau đó xay nhuyễn.
– Sau đó cho tất cả hỗn hợp ra rây lọc bỏ bã và chỉ giữ lại phần nước để uống.
– Nước ép củ đậu có màu trắng đục như sữa nên nếu khó uống, mẹ bầu có thể thêm một ít đường vào.
Salad củ đậu

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 củ đậu, 1 củ cà rốt, rau thơm, tỏi, chanh, đường, lạc, gia vị.
– Củ đậu và cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ dài.
– Tỏi bóc vỏ, năm nhỏ; lạc rang thơm rồi giã dập.
– Cho củ đậu, cà rốt cùng tỏi, nước cốt chanh, ớt, rau mùi, đường, nước mắm rồi đảo trộn đều lên.
– Sau khi trộn ngấm gia vị, bạn salad củ đậu ra đĩa rồi rắc lạc lên là có thể ăn.

Củ đậu cuốn tôm

Củ đậu giòn giòn, ngọt dịu kết hợp cùng thịt tôm chắc, dai, mềm có thể kích thích sự thèm ăn của các mẹ.

Nguyên liệu:

– 1 củ đậu lớn
– 200g tôm
– Hành lá
– Bánh tráng gia vị.

Cách thực hiện:

– Gọt vỏ củ đậu, rửa sạch rồi thái thành từng thanh dài rồi tẩm gia vị sau đó cho vào nồi hấp chín.
– Tôm bóc bỏ vỏ rồi hấp chín.
– Trải bánh tráng ra rồi cho tôm và củ đậu vào rồi cuộn lại.
– Sau đó, buộc bánh tráng lại bằng hành lá đã trụng qua nước sôi.
– Bày củ đậu ra đĩa sau đó ăn kèm với nước mắm chua ngọt.

Như vậy, bà bầu có thể ăn củ đậu kể cả trong 3 tháng đầu nhưng không nên ăn quá nhiều mà cần kết hợp với các loại thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho thai nhi. Chế độ ăn của bà bầu cần được xây dựng từ các thực phẩm lành tính, nói không với các chất hóa học điển hình như các sản phẩm thuần tự nhiên tại Noom. Với tiêu chí canh tác tập trung vào sự tái tạo toàn diện của hệ sinh thái, vận hành theo chu kỳ sống tự nhiên của vạn vật, không sử dụng phân thuốc và các chất phụ gia, mẹ bầu hoàn toàn có thể tin tưởng bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng cho bé từ hạt dinh dưỡng, rau củ quả, thịt ngon,…

Nguồn tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324241

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon