Tay Chân Miệng Ở Trẻ – Lưu Ý & Điều Trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em dễ khiến bố mẹ lo sợ vì mới sáng con đang chơi đùa bình thường bỗng chiều tối bé sốt cao, khóc nhiều, bé lừ đừ, nôn ói và có thể co giật. Cho nên, bố mẹ cần thực sự chú ý để sẵn sàng mang bé đến gặp bác sĩ khi trở nặng.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miêng ở trẻ

Chân tay miệng ở trẻ chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên. Tuy nhiên, cho đến nay, trẻ bị tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nếu bố mẹ cho trẻ sử dụng thuốc gì xin hãy tư vấn cho bác sĩ kê đơn. Bệnh chân tay miệng có tốc độ lay lan rất nhanh, rất dễ thành dịch. Bệnh lây lan qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh. Bố mẹ không nên cho trẻ đến trường hoặc nơi đông người.

bệnh tay chân miệng ở trẻ

Thời điểm xảy ra bệnh tay chân miệng

Cứ vào đầu hạ tháng 3-5 giữa thu 8-9 hằng năm là thời gian cao điểm của bệnh chân tay miệng ở trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Các dấu hiệu chân tay miệng cần lưu ý

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ cũng sẽ khó phát hiện vì trẻ con đau ốm có biểu hiện gần gần giống nhau như: bị sốt nhẹ đến cao, trẻ mệt mỏi, lả người, biếng ăn.

Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm.

Trẻ bị loét ở vùng miệng như ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước đỏ Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

Trẻ có biểu hiện chảy nước miếng (thải virus ra ngoài), tiêu chảy vài lần trong ngày (thải virus ra ngoài). Ngoài ra, bố mẹ chú ý kiểm tra họng, lưỡi, nếu lưỡi có bị dớt bợn màu vàng dày, lưỡi bị nổi hột đỏ thì nên gặp bác sĩ ngay vì tình hình có thể là nặng hơn.

Các dấu hiệu chân tay miệng cần lưu ýNguyên nhân gây ra bệnh chân tay miêng ở trẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Một số chia sẻ bên dưới là kinh nghiệm phòng tránh và chăm sóc bé bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà có thể bắt đầu với những lưu ý căn bản sau.

Chăm sóc đường ruột

  • Tăng cường cho bú mẹ để tăng miễn dịch đề kháng tự nhiên. Nếu bé đang độ tuổi bú mẹ thì giảm tỉ lệ trở nặng.
  • Là bệnh liên quan đến tiêu hóa, ăn uống nhiễm virus độc ở đường ruột nên bố mẹ chú ý rất nhiều về ăn uống lúc này. Ăn uống chú trọng ăn thực phẩm dễ tiêu như cháo đậu xanh loãng bù khoáng, thường xuyên bù nước như nước gạo rang, tránh ăn đồ tanh như đạm động vật, sữa bò, thực phẩm cay như ớt tiêu gừng. Tránh các loại trái cây nóng như vải, xoài, nhãn, mít, sầu riêng…. Bổ sung các loại thanh mát như diếp cá, rau má, bột sắn dây, đậu đen, đậu xanh, đậu trắng mã đề, bí đao. Nên ăn thức ăn đồ uống đã được nấu chín để nguội. Dỗ dành bé ăn nhưng không nên ép bé.

Chăm sóc ngoài da

Không nên xoa thuốc xanh bởi sẽ khó cho bác sĩ nhìn chẩn đoán. Bạn nên tắm cho bé bằng nước lá chè đậm đặc, cây bồ công anh, khổ qua đậm đặc, có thể thêm tỉ lệ muối biển thô loãng tỉ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9 gam muối biển thô. Tắm lau người tay chân miệng bằng nước ấm, tắm nhanh và không bị gió. Việc tắm lau vệ sinh là cần thiết để giảm lây nhiễm.

Theo kinh nghiệm dân gian, cách nhanh hết tay chân miệng dùng dầu mù u ép lạnh xoa ở những chỗ bị lở trước khi tắm để loại bỏ bớt virus ra ngoài. Lưu ý, nếu xoa dầu mù u trước khi tắm thì lúc tắm, cần tắm bằng xà bông mù u cho sạch dầu đi rồi mới tắm nước lá lại cho bé. Sau khi tắm, xoa một lớp dầu mù u ép lạnh mỏng. Cách này chỉ dành cho các bà mẹ đã quen với việc sử dụng dầu ép lạnh để chăm sóc da. Nếu là lần đầu tiên, hãy xoa ở một vùng nhỏ trước khi áp dụng và ngưng khi cảm thấy không phù hợp.

Dau hieu tay chan mieng o tre Thuc pham noom

Cách phòng bệnh tay chân miệng tại nhà

Thời điểm giao mùa, cũng là thời điểm khả năng xảy ra bệnh chân tay miệng, ba mẹ cần căn dặn trẻ:

  • Lưu ý, ăn uống vào thời điểm mùa thu lá rụng, đất trời hanh khô, nhiệt độ thất thường cần tránh cho trẻ ăn thực phẩm quá lạnh. Đó là các thực phẩm như bánh kẹo, kem lạnh, nước đá, và tránh thực phẩm quá nóng như nhiều đạm động vật, nhiều sản phẩm từ sữa bò. Cần sử dụng các loại thực phẩm nhẹ nhàng như mùa thu, quân bình như ngũ cốc loại, cơm cháo, bún phở, rau luộc, canh bí canh rau mềm tại nhà.
  • Rửa tay, rửa chân, rửa mặt sạch sẽ bằng xà bông trước khi ăn
  • Tắm gội toàn thân sạch sẽ bằng xà bông mỗi ngày
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, xông đốt kĩ lưỡng nhằm loại bớt vi khuẩn vi rut giao mùa
  • Áo quần chăn màn cần được giặt sạch lúc này, không để ẩm, phải phơi khô, sấy khô hoặc ủi khô trước khi cho trẻ mặc
  • Giữ ấm cổ và đeo khẩu trang khi ra đường và nơi đông người. Sau khi ra ngoài về nhà cần rửa tay, rửa chân, rửa mặt và thay quần áo liền cho trẻ và cả người chăm sóc trẻ.

Mùa thu lá ngoài đường rơi rụng, lòng tôi lại xôn xao những buổi tựu trường. Noom hi vọng với những lưu ý bên trên sẽ giúp các mẹ phòng tránh được bệnh tay chân miệng ở trẻ nhà bạn. Từ đó giúp các con tự tin vui vẻ cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương.

Tất nhiên như mọi khi, chị em có cần xà bông tự nhiên tắm gội rửa sạch cân bằng, hay dầu mù u ép lạnh chữa lành da, hay trầm hương xông đốt thải độc không khí cửa nhà, các loại ngũ cốc hạt dinh dưỡng thì liên hệ Noom. Với bất kì câu hỏi nào đều được giải đáp bởi team CS dẫn đầu bởi nhân sự tốt nghiệp ĐH Y Huế kinh nghiệm 10 năm làm lại bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng giải đáp tận tình cho bạn.

Lưu ý: Bài viết tổng hợp, lượt dịch chia sẻ thông tin từ Noom không phải là phát đồ điều trị hay tư vấn y tế. Nếu bạn muốn tham vấn chữa bệnh vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế có thẩm quyền trước khi đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon