Theo Tạp chí Ô nhiễm môi trường (Environmental Pollution), gần 70% tổng lượng thuốc trừ sâu được đưa vào thị trường toàn cầu có chứa hoá chất vĩnh cữu hoặc các hợp chất liên quan (nghiên cứu từ 2015-2020).
Năm 2022, phát hiện hơn 50% (trong 2500 mẫu) thực phẩm từ kệ siêu thị Anh chứa PFAS, theo PAN UK và Uỷ ban Chuyên gia về Dư lượng Thuốc trừ sâu trong thực phẩm của chính phủ Anh.
Thực phẩm được lấy mẫu
|
Tỷ lệ nhiễm thuốc trừ sâu chứa PFAS
|
Dâu tây
|
95%
|
Nho
|
61%
|
Anh đào
|
56%
|
Rau chân vịt
|
42%
|
Nghiên cứu gần đây ở Mỹ đã phát hiện ra rằng PFAS trong thuốc trừ sâu là một con đường trực tiếp khác của PFAS vào môi trường.
Phần lớn nền nông nghiệp ngày nay theo hướng thâm canh và phụ thuộc nhiều vào các hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc diệt cỏ) để kiểm soát các loài gây hại và chạy đua năng suất. Việc loại bỏ thuốc trừ sâu chứa hoá chất vĩnh cữu đồng nghĩa với giảm đi 40% năng suất cây trồng nếu không có biện pháp và tiêu chuẩn canh tác thay thế.
PFAS là gì? Sự hoành hành của hoá chất vĩnh cửu
Hóa chất vĩnh cửu PFAS là một tập hợp con của fluoride, có liên kết cacbon-flo mạnh (tên khoa học là các chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl). Liên kết cacbon-flo mất hàng trăm năm để phân huỷ hoàn toàn và không bao giờ bị phân huỷ tự nhiên. Đồng nghĩa với hoá chất này không bao giờ phân huỷ sinh học, gọi là hoá chất vĩnh cửu.
Hóa chất fluoride, bao gồm PFAS, đã phổ biến từ những năm 1940 trong các sản phẩm tiêu dùng. Trong những thập kỷ tiếp theo, các nhà khoa học phát hiện chúng còn tồn tại trong nước uống và cơ thể con người. Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã bắt đầu điều tra PFAS từ những năm 1990s cho đến nay.
Mới nhất, nguồn phát tán PFAS là thuốc trừ sâu chứa fluoride, được phun trên nhiều loại cây trồng khác nhau trên thế giới hàng năm mà không hề hay biết cho đến khi phát hiện dấu vết từ thực phẩm trên kệ siêu thị.
Công dụng PFAS trong thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu chứa fluoride lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào những năm 1930, nhưng chỉ trong thập kỷ qua, việc sử dụng này mới mở rộng đáng kể và trở thành báo động. Science Direct cho biết sự gia tăng này có liên quan đến những cải tiến trong quy trình sản xuất và cơ hội canh tranh thoải mái do bằng sáng chế ban đầu đã hết hạn.
Việc thêm flo vào thuốc trừ sâu giúp tác dụng nhanh, hoạt tính tồn dư kéo dài, độ chọn lọc và độ đặc hiệu cao mà không làm thay đổi hiệu lực và hoạt tính sinh học dự định của chúng.
Karen Reardon, người phát ngôn của nhóm ngành thuốc trừ sâu có trách nhiệm vì môi trường lành mạnh (RISE), cho biết thuốc trừ sâu có chứa fluoride mang lại hiệu quả và sự ổn định khi quản lý dịch hại, giúp thuốc trừ sâu duy trì hiệu quả lâu hơn. Vì vậy, cây trồng có thể được phun ít thường xuyên hơn so với giải pháp thay thế không chứa fluoride.
Một trong những loại thuốc trừ sâu có chứa fluoride được sử dụng rộng rãi nhất là bifenthrin. Nó nhắm vào hệ thần kinh của côn trùng và là thành phần chính trong hơn 600 công thức thuốc trừ sâu được sử dụng trên ngô, đậu nành, rau, quả mọng và cây ăn quả. Nó cũng được sử dụng để xử lý hạt giống và kiểm soát kiến, mối mọt và các loài gây hại khác trong môi trường đô thị.
Một số trường hợp ong, cá, tôm chết hàng loạt cũng có liên quan đến khả năng tích luỹ sinh học thuốc trừ sâu có chứa fluoride trong cơ thể sống.
Bất chấp các tại hại môi trường, thuốc trừ sâu chứa fluoride đã được sử dụng ngày càng nhiều trong hai thập kỷ qua và chúng đang dần trở thành một sản phẩm quen thuộc trong nền nông nghiệp hiện đại.
Nhiều loại thuốc trừ sâu có chứa fluoride hiện nay thường xuyên nằm trong danh sách các loại thuốc trừ sâu bán chạy nhất và việc sử dụng chúng dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh.
Điều đáng lo ngại rằng xu hướng ngày càng tăng này chưa đi kèm với khung pháp lý và thử nghiệm toàn diện nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường sống chung của muôn loài. Thậm chí, người sử dụng còn chưa hình dung được tác hại của sự phơi nhiễm PFAS trong thực phẩm suốt hàng trăm năm qua.
Báo động phơi nhiễm PFAS từ thuốc trừ sâu & Nguồn thứ cấp
Gần như mọi cư dân Hoa Kỳ hiện đều mang hàm lượng PFAS thấp trong máu. Chúng tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể và sâu sắc hơn, có thể truyền từ mẹ sang con khi mang thai và cho con bú.
Trong đời sống, với khả năng kháng thái biến, không chỉ thuốc trừ sâu, PFAS được ứng dụng mọi ngóc ngách nhà bạn từ sơn, nội thất chống thấm, chống dính, bao bì thực phẩm, mỹ phẩm, đồ lót, đồ tập yoga…
Trong nông nghiệp, “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Gần như PFAS xuất hiện ở tất cả các khía này này của nông nghiệp như phơi nhiễm nguồn nước, xử lý phân hữu cơ, phun thuốc dư lượng lâu hơn, xử lý giống đặc dụng. Chúng giải quyết những nhu cầu ngắn hạn và để lại hệ luỵ dài hạn vĩnh cửu.
Những hóa chất này có liên quan đến sức khoẻ sinh sản như ung thư tinh hoàn và thận, rối loạn sinh sản, nội tiết, kinh nguyệt, ung thư vú hay các bệnh phổ biến nghiêm trọng ngày nay như bệnh tuyến giáp, mức cholesterol cao, giảm phản ứng miễn dịch và thậm chí tăng khả năng nhạy cảm với COVID-19.
Thực phẩm chứa PFAS
PFAS từ thuốc trừ sâu được phun trực tiếp lên thân, lá cây rau củ quả, ngấm vào đất, nguồn nước và sau đó được hấp thụ bởi cây trồng, vật nuôi mà chúng ta dùng làm thực phẩm. Vì không phân huỷ sinh học, chúng tích tụ trong cơ thể người, hoặc nếu được đào thải, tồn dư ra môi trường cũng sẽ có khả năng quay lại cơ thể thông qua hình thức ban đầu.
Nguồn nước chứa PFAS
Phần PFAS tồn dư bên ngoài môi trường sau khi phun thuốc trừ sâu sẽ dễ dàng thấm sâu vào lòng đất và nguồn nước thông qua tưới tiêu, tập trung vào các mạch nước, giếng khoang và trở thành nguồn phơi nhiễm thứ cấp, tiếp cận con người thông qua nước uống và sinh hoạt hàng ngày.
Đất & Không khí chứa PFAS
Dư lượng PFAS trong không khí đọng lại trên mặt đất thậm chí có thể thấm vào nước ngầm hoặc thấm trực tiếp vào người lao động tiếp xúc với chúng hàng ngày, nông dân sống và làm việc trên đất bị phơi nhiễm, bụi liên quan đến việc cày xới, làm cỏ…
Bao bì đựng thực phẩm chứa PFAS
Nếu bạn sống xa khu vực nông trại phơi nhiễm PFAS, trông có vẻ an toàn hơn, nhưng không hẳn. Bao bì thực phẩm chế biến sẵn dù không từ nguồn thuốc trừ sâu, chúng vẫn chứa PFAS như các loại dụng cụ vật dụng đồ dùng khác, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đặc biệt với trào lưu thức ăn nhanh, order online bùng nổ hiện nay.
Giải pháp tránh phơi nhiễm PFAS
Một khi đã nhận diện các nguồn phơi nhiễm vĩnh cửu, chúng tôi khuyên bạn hãy ngập lập tức điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt gia đình để tránh tai hoạ tụt dốc hệ miễn dịch và các vấn đề sinh sản, nòi giống thế hệ về sau:
- Chọn thực phẩm hữu cơ có lịch sử canh tác tự nhiên lâu năm, nuôi dưỡng hệ vi sinh đất trước khi trồng và không dùng thuốc trừ sâu.
- Máy lọc nước gia đình có bộ lọc than hoạt tính với khả năng lọc PFAS, thay lõi đều đặn tránh bão hoà PFAS trên lõi lọc.
- Tự nấu ăn tại nhà giúp bạn có thói quen chọn nguyên liệu và tìm hiểu những dụng cụ an toàn cho sức khoẻ gia đình, không chứa PFAS. Đặc biệt, tránh việc đặt thức ăn nhanh online với lượng rác thải bao bì chứa PFAS độc hại.
Với ngành nông nghiệp nước nhà và nông dân Việt Nam, chúng tôi luôn muốn tiên phong trong canh tác hữu cơ tự nhiên, như một bằng chứng sống hàng thập kỷ để chứng minh rằng, chúng ta hoàn toàn có thể trồng nông sản đảm bảo năng suất mà đồng thời, không dùng thuốc trừ sâu, phân hoá học, tiết kiệm chi phí, với chất lượng nông sản cao cấp.
Thuốc trừ sâu chứa PFAS có gần trăm năm, thói quen sử dụng hàng thập kỷ, khó thay đổi nhưng chúng tôi đã làm được với những thế hệ nông dân trẻ đến các cô bác U50, U60. Tiếp tục lối canh tác tự nhiên và lan toả đến người nông dân trong vùng, chúng tôi mong rằng khách hàng cũng đồng lòng và ủng hộ các thực phẩm hữu cơ tự nhiên trong nước, cũng là cách bảo vệ chính mình và môi trường cùng chung sống.
Tư liệu tham khảo
https://www.scientificamerican.com/article/pesticides-are-spreading-toxic-lsquo-forever-chemicals-rsquo-scientists-warn/
https://www.pfasfree.org.uk/uncategorised/pfas_in_pesticides
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0269749121018972?via%3Dihub
Bài viết cùng chủ đề
Thiết Kế Quy Hoạch Nông Nghiệp Vườn Rừng Bền Vững
Dấu Chân Carbon Là Gì? Báo Động Và Ứng Phó Trong Đời Sống, Canh Tác Và Sản Xuất Nông Nghiệp
Tấp Tủ – Kỹ Thuật Thay Thế Bón Phân Trong Canh Tác Vườn Rừng
Hệ Vi Sinh Vật Trong Đất – Thang Đo Giá Trị Dinh Dưỡng Của Thực Phẩm Hữu Cơ
Dấu Chân Carbon Là Gì? Báo Động Và Ứng Phó Trong Đời Sống, Canh Tác Và Sản Xuất Nông Nghiệp