Dấu Chân Carbon Là Gì? Báo Động Và Ứng Phó Trong Đời Sống, Canh Tác Và Sản Xuất Nông Nghiệp

Dấu chân carbon (carbon footprint) là thuật ngữ đang “hot” trong xu hướng “sống xanh” hiện nay, đặc biệt giai đoạn biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, hạn hán quá mức, lạnh giá âm sâu, khu vực nhiệt đới mưa bão, lũ mạnh bạo bất thường, kèm theo đại dịch không kiểm soát nổi và khủng hoảng lương thực toàn thế giới.

Bất kỳ ai đang tồn tại trên hành tinh này, đều ít nhiều để lại dấu chân carbon nhưng đã không hình dung hậu quả của nó cho đến khi được báo động.

dauchancarbon

Dấu chân Carbon & Hồi chuông cảnh báo

Dấu chân carbon là gì?

Con người đi đến đâu, “dấu chân carbon” xuất hiện ở đó và có thể lan rộng mất kiểm soát. Phần lớn trực tiếp từ giao thông, nhà ở và gián tiếp từ thực phẩm, sản xuất công nghiệp; chúng ta đã thải vào khí quyển một lượng khí thải nhà kính lên trái đất và được gọi tên là “dấu chân carbon”. 

dauchancarbon.2

Nó “đóng góp” phần lớn vào lượng khí nhà kính toàn cầu (GHG), hoạt động như một “tấm giữ nhiệt vĩnh cửu” ngăn chặn bức xạ mặt trời rời khỏi, khiến nhiệt độ trái đất gia tăng mạnh mẽ. 

Sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu không còn là con số dự đoán mà đã trở thành các sự kiện thiên tai thảm khốc, kéo các vấn đề chính trị tầm quốc gia, quốc tế. 

dauchancarbon.3

Thực trạng báo động toàn thế giới 2022 

Tháng 11 vừa qua, tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, đã diễn ra Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2022 (COP27). Các dấu hiệu và tác động của “dấu chân carbon” đang trở nên kịch tính hơn, cùng noom điểm qua các sự kiện cán mốc “báo động đỏ” trong năm nay từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nhé.

– Gần như không thể đạt Hiệp ước Paris năm 2015 về việc giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn tăng ở mức 1,5 độ C. Ngay cả giới hạn 2 độ C cũng là thách thức cực kỳ lớn bởi cần giảm 1,5 tỷ tấn CO2 mỗi năm từ 2030 – 2050 (gần bằng mức giảm hàng năm của năm 2020 khi nền kinh tế toàn cầu bị tê liệt do phong tỏa covid-19).

dauchancarbon.4
Chênh lệch nhiệt độ từng năm so với trung bình thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900)

– 8 năm qua sắp trở thành 8 năm nóng nhất lịch sử do nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng và tích tụ nhiệt. Các đợt nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán và lũ lụt tàn khốc đã ảnh hưởng đến hàng triệu người và gây thiệt hại hàng tỷ đô la trong năm nay 2022.

60% diện tích châu Âu bị hạn hán, nghiêm trọng nhất trong 500 năm qua. Nhiệt độ ở châu Âu đã ấm lên đáng kể trong giai đoạn 1961–2021, với tốc độ tăng trung bình khoảng 0,5 °C mỗi thập kỷ.

Hàng triệu người dân ven biển và các quốc gia nằm ở vùng trũng thấp gặp nguy hiểm kéo dài do tốc độ nước biển dâng đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua, tăng thêm từ nửa đến một mét mỗi thế kỷ.

30% diện tích Pakistan ngập trong biển nước bởi những trận “đại hồng thủy” trong mùa hè năm nay. Mặc dù các nước Nam Á, đặc biệt là Pakistan, chỉ “góp” chưa tới 1% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Dự báo năm 2030 có thể nhiều thành phố chìm trong biển nước do biến đổi khí hậu (Miami, Bangkok, Amsterdam, Barsa, Orleans…) 

dauchancarbon.6 dauchancarbon.7 dauchancarbon.8

Những con số về nhiệt độ hạn hán khô khan nhưng chứa cả nước mắt và mạng sống của không chỉ các sinh linh động thực vật mà còn cả con người. 

14% rạn san hô trên thế giới đã bị mất từ năm 2009 đến 2018, tương đương với khoảng 11.700 km2, theo Mạng lưới Giám sát Rạn san hô Toàn cầu – GCRMN.

– Môi trường sống cạn kiệt cùng biến đổi khí hậu khiến danh sách loài động vật tuyệt chủng ngày càng dài hơn. 

– Nếu bạn còn nhớ về vụ cháy rừng rúng động nước Úc năm 2020, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ước tính 1,25 tỷ động vật đã bị chết cháy, nhiều khu rừng sẽ cần nhiều chục năm để hồi phục.

Đặc biệt, những vùng dân cư nghèo bị ảnh hưởng thấy rõ. Noom ở miền Trung bao năm, làm về nông nghiệp hơn một thập kỷ, chứng kiến bão lũ, hạn hán cướp đi sinh kế và nhiều sinh mệnh, tan hoang cửa nhà, nạn đói nghèo, bi thương… 

Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050.

Hồi chuông báo động đã reo lên mạnh mẽ từ các vấn đề vĩ mô như nhiệt độ trái đất, mực nước biển, biến đổi khí hậu cho đến thực tế sống còn. Chúng ta có thể làm gì trước thực trạng mỗi ngày một nghiêm trọng này?

Cách giảm thiểu dấu chân carbon 

Lối sống bền vững – giảm tối đa “dấu chân carbon”

Nếu đến đây, bạn chưa rõ dấu chân carbon mà chính mình đã thải ra như thế nào, hãy dựa vào lượng tiêu thụ hàng hóa của bạn và gia đình, di chuyển (lái xe, hàng không và một phần nhỏ từ phương tiện công cộng, kể cả hàng hóa), nơi ở (điện, sưởi ấm, xây dựng) và thực phẩm. 

Noom.Web .carbonfootprint.giaothong
Ảnh minh họa từ New York Time

Thí dụ rất dễ hiểu trên National Geographic về cách tính về “dấu chân carbon” như sau. Một người thường xuyên ăn thịt bò sẽ có nhiều dầu chân carbon hơn người hàng xóm ăn chay. Tuy nhiên, dấu chân tổng thể của người ăn chay có thể lớn hơn do lái xe một giờ đi làm và quay về nhà bằng xe SUV mỗi ngày, trong khi người ăn thịt đạp xe đạp đến văn phòng gần đó. Và dấu chân của cả hai người này sẽ chẳng là bao so với doanh nhân bên kia đường – người bay xuyên quốc gia hạng nhất 2 lần/tháng.

Hay người ăn chay trường với hạt và nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu ở trong căn nhà xây lớn có máy điều hòa, sử dụng hai tủ lạnh để trữ hạt và trữ mỹ phẩm, đi làm bằng xe hơi, thi thoảng du lịch nước ngoài thì lượng dấu chân carbon của người này sẽ lớn gấp trăm phần so với người nông dân tự trồng thực phẩm, ăn thịt bò, heo, gà, đi bộ ra vườn, không sử dụng tủ lạnh, không sử dụng điều hòa.

dauchancarbon.5

  • Giảm vận chuyển, xây dựng, sản xuất công nghiệp

Rõ ràng dễ thấy trên hình, đến 73% dấu chân carbon đến từ việc tiêu thụ năng lượng điện, xăng dầu trong xây dựng, vận chuyển, các ngành nghề công nghiệp. 

Nhìn vào đây, bạn sẽ biết mình điều chỉnh được gì đầu tiên, giảm vận chuyển xa, vận chuyển máy bay, tàu bè, ô tô, đường càng gần càng tốt, giảm xây dựng tòa nhà chọc trời, giảm sản xuất trong ngành công nghiệp. 

  • Canh tác tự nhiên, đa dạng sinh thái

Chúng tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nền nông nghiệp đang chiếm vị trí thứ 2 (18.4%) tương đương với vận tải đường hàng không, để lại số lượng dấu chân carbon khổng lồ. 

Bởi nền nông nghiệp, sản xuất thực của thế giới hiện nay là nông nghiệp công nghiệp độc canh, chỉ thu hoạch hàng loạt, đất trống hoang hóa sau khi thu hoạch, hoặc các farm nhà màng nhà lưới chỉ toàn thải ra CO2 và không hề có cân bằng hút CO2 và thải ra Oxygen.

Vậy nên khi bạn canh tác tự nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng chủng loài, loại cây, không sử dụng phân bón công nghiệp hay thuốc BVTV là 1 đóng góp to lớn trong việc giảm thiểu dấu chân carbon.

  • Giảm tiêu dùng nhanh và thừa

Đằng sau các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nuôi trồng công nghiệp, các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp tiêu dùng nhanh là quy trình thải CO2 ra, không có hút CO2 và không tạo ra O2. ⅓ lượng thực phẩm cả thế giới bỏ đi mỗi ngày tạo ra khí metan (CH4), có hiệu ứng nhà kính lớn hơn 25 lần so với CO2.

  • Ăn thực vật nhiều hơn động vật 

Nếu bạn ăn động vật nuôi chăn thả tự do, cân bằng cùng hệ sinh thái sẽ càng giảm dấu chân carbon. Những trang trại chăn nuôi công nghiệp như một bộ máy sản xuất “dấu chân carbon” trong chuỗi quy trình chăn nuôi từ thức ăn công nghiệp cho đến kháng sinh, chế biến và xử lý rác thải.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Environmental Research Letters, thịt đỏ có thể gây ra tác động môi trường gấp 100 lần so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, nếu bạn thay thế thịt đó bằng sữa, lượng khí thải của bạn có thể tăng trở lại.

Noom.Web .carbonfootprint.thucpham
Ảnh minh họa từ New York Time
  • Giảm rác thải không phân hủy

Hãy cân nhắc giảm rác thải càng nhiều, càng giảm dấu chân carbon. Việc đốt chất thải không phân hủy trong các đám cháy lộ thiên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen và là nguyên nhân của một nửa lượng khói bụi có thể nhìn thấy được ở các thành phố lớn. 

Khả năng tạo nên sự nóng lên toàn cầu của carbon đen lớn hơn tới 5.000 lần so với carbon dioxide (CO2).

  • Tăng vòng đời thời gian sử dụng một sản phẩm

Hạn chế tối đa các sản phẩm sử dụng một lần, tạo ra lượng lớn rác thải nhanh chóng. Từ thực phẩm, áo quần, điện tử, điện thoại, hàng gia dụng… càng sử dụng nhiều lần, càng giảm dấu chân carbon.

Phát thải khí nhà kính xảy ra trong suốt vòng đời của bất kỳ sản phẩm nào do con người sản xuất (quần áo, giày dép, đồ uống, thực phẩm, đồ nội thất…), từ công đoạn khai thác nguyên liệu thô đến công đoạn sản xuất và phân phối, thậm chí mô hình này còn tính toán cả lượng phát thải trong lần sử dụng tiếp theo mà người tiêu dùng tạo ra và quá trình quản lý chất thải. 

Noom.Web .carbonfootprint.sanpham
Ảnh minh họa từ New York Time
  • Tiết kiệm điện năng, năng lượng 

Nếu gia đình bạn ít sử dụng thiết bị điện, điện tử gia dụng, càng giảm được tiền điện càng giảm được dấu chân carbon từ quá trình tạo ra điện và sử dụng điện. Trong một ngôi nhà trung bình của người Mỹ, 25% năng lượng được sử dụng để sưởi ấm không gian, 13% được sử dụng để đun nóng nước, 11% được sử dụng để làm mát và phần còn lại được sử dụng cho các thiết bị gia dụng, theo ước tính của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên.

Noom.Web .carbonfootprint.rac
Ảnh minh họa từ New York Time
  • Bảo vệ rừng, nguồn nước, giữ cây và trồng cây lâm nghiệp

Rừng là lá phổi khổng lồ của thế giới, hãy mang tinh thần “giữ 1 cái cây” để bảo vệ và nương tựa vào rừng, giảm dấu chân carbon.

  • Nuôi trồng, làm nông nghiệp vườn rừng

Tạo ra nhiều oxygen từ cây lâm nghiệp, không khai thác. Cùng với mô hình bền vững như vườn rừng, vườn ao chuồng, luân canh, xen canh tái tạo hệ sinh thái và giảm tối đa dấu chân carbon ngay trong lối sống thường ngày.

  • Sản xuất, sử dụng năng lượng xanh

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nguyên liệu tự nhiên tại chỗ ít vận chuyển nhất. 

Không chỉ trong lối sống bền vững từ mỗi cá nhân, ngày càng có nhiều công ty, tổ chức và quốc gia có trách nhiệm và hướng đến việc giảm dấu chân carbon. Họ sử dụng công cụ để định lượng phát thải GHG, “dấu chân chân carbon” mà họ tạo ra trong lúc vận hành. 

Noom.Web .carbonfootprint.save
Ảnh minh họa từ New York Time

Từ đó, có thể thông báo cho người tiêu dùng hoặc người dân về cách họ đóng góp vào sự thay đổi khí hậu và thể hiện nỗ lực giảm thiểu nó, tìm kiếm các mô hình sản xuất bền vững hơn, để giảm thiểu tối đa dấu chân carbon.

Noom đã làm gì để giảm thiểu dấu chân carbon trong canh tác nông nghiệp và chuỗi cung ứng hàng hóa?

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ngành sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 1/3 lượng khí nhà kính. Hành động trong bốn lĩnh vực – bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi chế độ ăn uống, cải thiện sản xuất lương thực trang trại và khử cacbon trong chuỗi cung ứng thực phẩm – sẽ giảm lượng khí thải hệ thống thực phẩm vào năm 2050 xuống còn khoảng một phần ba mức hiện tại.

Noom.Web .carbonfootprint.thumb
Ảnh minh họa từ New York Time

Là một doanh nghiệp chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, Noom hiểu ít nhiều mình cũng là người tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mặc dù tinh giản tối đa các hoạt động trồng trọt, sản xuất nhưng phải thừa nhận rằng bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng sẽ phải tạo ra các phát thải nhất định. Và Noom cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, điều mà Noom đang nỗ lực thực hiện là hạn chế lượng phát thải vào khí quyển ít nhất có thể với những hành động cụ thể như:

  • Trồng cây gỗ, bụi rậm và không khai thác thông qua cách canh tác vườn rừng
  • Không sử dụng phân bón hay thuốc BVTV từ ngành công nghiệp
  • Sử dụng vật liệu hữu cơ để bón, chăm sóc cây trồng (biomass)
  • Vật nuôi ăn thức ăn trên trang trại, phân chúng thải ra bón lại cây trồng
  • Sản phẩm tối giản, cơ bản ít sản xuất công nghiệp, có khung  sử dụng rất dài, đa dụng lớn.
  • Sản xuất không nước thải, không khí thải, không rác thải.
  • Sử dụng năng lượng xanh sạch:  trời nắng để sấy nguyên liệu, trời lạnh bảo quản thực phẩm (trữ mía sau khi chặt)
  • Nguyên liệu tự chủ, tự trồng 99%, không nhập khẩu nguyên liệu
  • Thiết kế bao bì có khối lượng lớn để người tiêu dùng đỡ mất thời gian order, thời gian ship hàng…
  • Sử dụng 1 màu in ấn cho sản phẩm bán nhiều nhất. Sản phẩm thứ khác in 2 màu duy nhất. Sử dụng giấy kraf, in màu đen chủ lực cho các sản phẩm bán nhiều nhất. 
  • Dán nhãn bằng keo latex (ít độc nhất và dễ phân hủy hơn tất cả các loại băng dính khác, giá lại rẻ và không có mùi)
  • Tận dụng thùng gỗ tái sử dụng ở các sạp trái cây, giá rẻ lại có độ bền cao
  • Sử dụng các túi ni lông to lớn dày, khả năng tái sử dụng được trong vài năm.

Đối với mỗi cá nhân, dấu chân carbon sẽ giúp người khác hình dung về lối sống của chính bạn. Đối với doanh nghiệp, dấu chân carbon sẽ định vị vị thế của công ty bạn đối với xã hội.

Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm sạch như noom, sự hiểu biết về dấu chân carbon, các giải pháp như nông nghiệp bền vững hay từ hành động nhỏ như thói quen lựa chọn thực phẩm trong gia đình sẽ quyết định “dấu vết” chúng ta để lại trên trái đất này ít hay nhiều.

Sự phát triển bền vững và lành mạnh là một trong những chỉ số giúp chúng ta đánh giá cụ thể những nỗ lực của mình đối với môi trường. Vì thế hãy khiến cho dấu chân carbon mà bạn lưu lại trên hành tinh này nhỏ nhất có thể nhé! 

 

Nguồn tham khảo: 

https://en.wikipedia.org/wiki/Carbon_footprint

https://www.nationalgeographic.com/environment/article/what-is-a-carbon-footprint-how-to-measure-yours

https://ourworldindata.org/emissions-by-sector

https://www.takepart.com/flashcards/what-is-a-carbon-footprint/index.html

https://www.wwf.org.au/get-involved/change-the-way-you-live#gs.7j0nny

https://baovemoitruong.org.vn/dau-chan-carbon/

https://www.climatepartner.com/en/services/corporate-carbon-footprint-ccf

https://www.myussi.com/glossary/carbon-footprint/

https://www.carbonfootprint.com/

https://vi.milanospettacoli.com/dau-chan-carbon-la-gi

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51075474

https://vtv.vn/the-gioi/2022-nam-cua-cac-hien-tuong-thoi-tiet-cuc-doan-the-gioi-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-20221217113845304.htm

https://www.who.int/europe/news/item/07-11-2022-statement—climate-change-is-already-killing-us–but-strong-action-now-can-prevent-more-deaths

https://public.wmo.int/en/media/press-release/eight-warmest-years-record-witness-upsurge-climate-change-impacts

https://www.france24.com/en/environment/20220404-emissions-must-peak-before-2025-for-liveable-future-un-report-says

https://news.un.org/en/story/2022/10/1129912

https://vtc.vn/nhung-tac-dong-kho-luong-cua-rac-thai-nhua-den-bien-doi-khi-hau-toan-cau-ar646819.html

5/5 - (1 bình chọn)
Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon