Công dụng của dầu mè đen ép lanh được các bà mẹ nuôi con khám phá khai thác nhưng sự thật rằng các nền ẩm thực lớn, nổi tiếng ngon, tinh tế đều sử dụng dầu mè đen, từ Nhật Bản, tới Hàn Quốc, Đài Loan… Trong Aryuveda, dầu mè đen có công dụng chữa lành cải thiện sức khỏe khỏe thân tâm và được mệnh danh “nữ hoàng các loại dầu”. Tận ngày nay, dầu mè đen ép lạnh là bí quyết làm đẹp và dinh dưỡng gia đình, đặc biệt tốt cho tóc, da đầu, răng miệng và được sự quan tâm đặc biệt từ giới khoa học quốc tế. Hãy cùng Noom tìm hiểu những công dụng dầu mè đen trong bài viết dưới đây
“Tổ yến vàng” trong làng axit amin quý hiếm
Dầu mè đen là một trong số ít các loại dầu thực vật chứa cùng lúc lượng lớn axit amin quý hiếm như: arginin 9,5%; lexin 8,9%; phenylatamin 6,3%; isoleucin 4,9%; tyroxin 4,8%; valin 4,5%; threonin 3,6%; methionin 3,5%; lysin 3,2%. Nếu để ý, bạn sẽ bắt gặp những axit amin này có trong thành phần tổ yến. (Axit amin là thành phần cấu tạo nên protein, có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, cải thiện tâm trạng, rèn luyện thể lực và duy trì phát triển cơ bắp).
Chống oxy hóa, chống ung thư
Công dụng dầu mè được nhắc đến nhiều nhất là khả năng chống oxy hóa nội sinh cao nhất trong thế giới các loại dầu thực vật theo tạp chí khoa học và y tế của nhà xuất bản Hà Lan Elsevier ( ScienceDirect).
Hợp chất lignan, có tên sesamin, là estrogen thực vật có tác dụng chống oxy hoá và chống ung thư, lecithin nuôi dưỡng tế bào da… Ngoài ra, ăn uống dầu mè còn có tác dụng bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc, giúp trẻ lâu nhờ chứa nhiều sắt và vitamin E, PP.
Tạp chí Nghiên cứu bệnh Tim mạch – Journal of Cardiovascular Disease Research đã nghiên cứu 6 nhóm chuột với 30 con, uống trực tiếp dầu mè liên tục 30 ngày, tỉ lệ 5-10ml/kg trọng lượng cơ thể. Theo đó, dầu mè có hiệu quả chống oxy hóa đáng kể thông qua việc tăng cường enzyme (kết quả tăng cường chất chỉ điểm tim). Hoạt động chống oxy hóa như vậy giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa như ung thư, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa.
Chống viêm hữu hiệu
Dầu mè rất giàu đồng, một chất chống viêm tự nhiên, đặc biệt trong điều trị bệnh gout và viêm khớp. Khoáng chất này có thể làm giảm sưng khớp, cải thiện chất lượng xương và mạch máu. Ngoài ra, dầu mè đen có khả năng ức chế sản xuất oxit nitric, một hoạt chất gây viêm nhiễm. Y học cổ truyền Đài Loan từ lâu đã sử dụng dầu mè vì đặc tính chống viêm của nó, sử dụng nó để điều trị viêm khớp, răng và trầy xước.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Sesamol và sesamin trong dầu mè đen cực kỳ thân thiện với hệ tim mạch. Chúng cân bằng cholesterol LDL và giúp cho công dụng của dầu mè đen được tô đậm nhờ vào khả năng làm chậm sự phát triển mảng bám trong động mạch, xơ vữa động mạch. Dầu mè ép lạnh có hoạt tính phytoestrogen có tác dụng hạ cholesterol.
Theo chế độ ăn kiêng của Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia, 48 đối tượng được chia làm 2 nhóm, dùng 60g dầu ô liu hoặc dầu mè hàng ngày, duy trì trong 30 ngày. Nhóm người dùng dầu mè có mức giảm cholesterol LDL có hại và chất béo trung tính cao hơn dầu ô liu. Như vậy, một chế độ ăn hằng ngày với dầu mè giúp chị em giảm đáng kể rủi ro xuất hiện các cơn đau tim, đột quỵ cho gia đình mình.
Dầu mè đen chứa đến 82% axit béo không bão hòa, là lựa chọn tuyệt vời để thay thế các loại dầu chứa nhiều chất béo bão hòa. Dầu mè đen rất giàu omega-6, một loại chất béo không bão hòa đa đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim và cực kỳ cần thiết trong chế độ ăn uống lành mạnh dành cho gia đình.
Điều trị sỏi túi mật và táo bón
Trong 3 loại sỏi mật phổ biến, sỏi cholesterol chiếm hết 80% (còn lại là sỏi sắc tố mật và sỏi hỗn hợp). Cholesterol có đặc tính không tan trong nước, tích tụ quá mức bão hòa thông qua chế độ ăn quá nhiều chất béo, có thể kết thành sỏi mật. Sỏi này bị nhũ hóa bởi lecithin và muối mật. Dầu mè đen có Lecithin 1% giúp bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật, nhũ hóa cholesterol, tan sỏi, đồng thời tăng tiết mật để đẩy sỏi nhỏ vào ruột.
Đặc biệt, nhờ khả năng bôi trơn và dưỡng ẩm đường ruột nên dầu mè đen cải thiện táo bón hiệu quả, kết hợp ăn và uống dầu mè mỗi ngày sẽ không lo lắng về cảm giác đi ngoài đau rát, phân khô. Chị em thử ngay nhé!
Điều hòa lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao có liên quan đến sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, một trong số đó là magiê. Và một lượng vừa đủ khoáng chất magie trong dầu mè đen có khả năng kháng insulin và giảm dung nạp glucose, giúp điều hòa lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Theo Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ – Journal of the American College of Nutrition, một nghiên cứu suốt 90 ngày trên 48 bệnh nhân tiểu đường giai đoạn 2 đã chứng minh lượng đường trong máu (lúc đói) giảm đáng kể ở nhóm người dùng dầu mè so với giả dược. (Nghiên cứu sử dụng dầu mè trắng).
Không chỉ hiệu quả lâu dài cho các bệnh phổ biến kể trên, dầu mè mang lại lợi ích khác biệt rõ rệt, nhanh chóng trong chế độ ăn hàng ngày, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Các trường hợp dưới đây sẽ càng khiến chị em thích thú hơn với dầu mè đen.
Thân thiện với hệ tiêu hóa trẻ ăn dặm
Dầu mè đen chứa 3 axit béo tỷ lệ vàng gần giống nhất với chất béo cơ thể người, rất phù hợp bổ sung trong chế độ ăn dặm của trẻ từ 6 tháng trở lên. Đặc biệt, omega 3 là tiền chất của DHA, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não, thị lực và hệ miễn dịch của bé. Tuy nhiên, dầu mè đen ép lạnh nhuận tràng không cho trẻ ăn lúc đang bị tiêu chảy.
Liều lượng chất béo từ các loại dầu ăn cho trẻ ăn dặm rất quan trọng, vừa đủ theo từng độ tuổi của trẻ. Chị em có thể tham khảo cách dễ nhớ theo lượng thìa cafe dầu ăn mỗi ngày như sau (trong khẩu phần hoặc chế biến):
- Trẻ từ 0.5 tuổi: từ 0.5-1 thìa (~2.5-5ml)
- Từ 1 đến 2 tuổi: từ 1.5-2 thìa (~7-10ml)
- Từ 2 tuổi trở lên: từ 2 thìa (~10ml)
Hệ tiêu hóa nhỏ, mới của trẻ rất nhạy cảm, dễ dàng phù hợp với lượng axit béo đa dạng và tự nhiên trong dầu mè ép lạnh. Tuy nhiên, chị em hãy luôn luôn quan sát trẻ trong suốt quá trình ăn dặm để có điều chỉnh phù hợp nhé.
Tìm hiểu bài viết dầu ép lạnh dành cho bé sẽ giúp chị em hiểu hơn về lợi ích đặc biệt của dầu mè trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dễ dàng áp dụng cho bếp nhà
Công dụng dầu mè đen đa dạng tới mức bạn không cần phải lăn tăn khi sở hữu một chai dầu mè đen, bởi dầu mè đen cực kỳ nhiều ứng dụng trong nấu ăn tại bếp nhà, thậm chí còn thơm ngon, đơn giản và nhanh chóng. Hướng dẫn bạn chi tiết Cách cách sử dụng dầu mè trong nấu ăn:
- Món bánh: thay thế hiệu quả cho bơ động vật trong việc chế biến các món bánh, tất cả các loại bánh cookie, bông lan, bánh mì, pizza, cơm cuộn, sushi.. hay cả sốt mayonnaise trứng gà, tất cả các loại bánh nướng lò đều có thể thay thế cho bơ được. Bổ dưỡng, thơm ngon, tăng hương vị của bánh nhưng không lấn át các mùi của nguyên liệu chính.
- Rau xào: rửa sạch rau, để ráo nước, sau đó xóc rau với muối, xào chín tắt bếp rồi cho dầu mè đen ép lạnh vào sau để tạo mùi thơm và vị béo.
- Rau luộc: cho dầu mè đen ép lạnh vào trong nồi nước đang sôi, sau đó cho rau vào luộc chín rồi vớt ra, bề mặt dầu nổi phía trên nước luộc sẽ giúp rau giữ được hương vị và tăng thêm màu sắc đẹp mắt.
- Món ướp: cho trực tiếp dầu vào các các nguyên liệu thịt cá tôm nấm rau củ quả….trước khi nấu.
- Nước sốt, trộn gỏi: tạo cho món ăn vị béo nhẹ, mùi hương lôi cuốn tự nhiên.
- Trộn gỏi, nộm, salad, dầu dấm, mayonnaise…: có thể dùng hỗn hợp trộn gồm muối, đường mía thô, chanh, tỏi, ớt, xả (hoặc ngò rí), dầu mè đen ép lạnh và xóc lắc như xóc cocktail vậy, rồi rưới lên các loại rau, cho thêm mayonnaise.
- Nấu cháo, soup, bún nước đặc biệt là cho người già, trẻ nhỏ ăn dặm: khi gạo/nguyên liệu đã được nấu sôi trong nước thì cho dầu trực tiếp vào, mục đích để dầu giữ hương thơm của các nguyên liệu ở bên dưới.
Lưu ý: không nên chiên, xào, nấu dầu mè trực tiếp trên bếp nóng vì một số dưỡng chất có thể biến mất khi gặp nhiệt độ cao.
Nếu có một loại dầu dùng từ trong bếp cho tên tủ trang điểm, dầu mè đen tuyệt nhiên phải được ép lạnh cơ học, không tinh luyện mới đủ tiêu chuẩn an toàn cao nhất, vừa là thực phẩm, đồng thời là mỹ phẩm. Dưới đây là các hiệu quả không ngờ trong công cuộc làm đẹp 100% bằng dầu thực vật tự nhiên, chị em thỏa sức khám phá và ứng dụng nhé.
Thay thế kem chống nắng
Bôi dầu mè đen giúp da bạn chống lại tác hại tia UV, công dụng này đến từ hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và hoạt chất zinc oxide tự nhiên trong dầu mè đen. Trên thực tế, dầu mè có khả năng chống 30% tia UV, con số này ở những loại dầu khác như dầu dừa, dầu ô liu chỉ 20%.
Dầu mè có thể được xem là loại kem chống nắng tự nhiên, giúp da không bị bỏng rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc kết hợp chống nắng bằng dầu mè và quần áo khi ra đường sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền lớn và hơn hết là đảm bảo làn da không phải “sống chung” với hóa chất. Vì thấm nhanh vào da một cách hoàn toàn tự nhiên nên bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều so với sự nhờn rít nhầy nhụa của kem chống nắng.
Cân bằng tiết dầu nhờn trên da
Dầu mè có tác dụng gì trong việc căn bằng dầu nhờn trên da? Thực tế, Bộ 3 chất béo trong dầu mè đen gần giống với acid béo của tuyến nhờn. Vì vậy, chị em sử dụng dầu mè ép lạnh rửa mặt hay massage, có thể xem như một “động tác giả”, giúp tầng biểu bì hiểu rằng chúng đã nhận được một lượng dầu cần thiết, không cần tiết thêm dầu nữa.
Cứ liên tục lặp đi lặp lại hành động “đánh lừa” tầng biểu bì trên da thông qua hình thức bổ sung dầu gián tiếp, lâu dần, hệ vi sinh sẽ tự động được cân bằng, tuyến nhờn ngừng tiết dầu “thái quá”. Theo đó, làn da chị em sẽ được đưa về cấu trúc chuẩn của da thường, khỏe mạnh, căng bóng tự nhiên, tràn sức sống.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Những thành phần không xà phòng hóa trong dầu mè đen có khả năng kháng viêm . Súc miệng hoặc nhai dầu mè giúp chống viêm nha chu, giảm mức độ mảng bám răng, làm cứng men răng, ngăn ngừa sâu răng, thải độc tố vùng khoang miệng và cổ họng.
Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa Ấn Độ đã chia 20 thanh thiếu niên bị viêm lợi thành 2 nhóm dùng nước súc miệng và dầu mè trong 2 tuần, súc 10 phút mỗi ngày trước khi đánh răng. Cả hai trường hợp đều giảm số lượng vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, dầu mè vượt trội hơn hẳn vì không chứa hóa chất, không có tính tận diệt như nước súc miệng công nghiệp, giúp duy trì vi khuẩn có lợi tự nhiên trong khoang miệng.
Bài viết chi tiết về lợi ích cũng như cách thức súc miệng bằng dầu mè hiệu quả, chị em có thể tham khảo thêm tại đây: https://noomfood.com/suc-mieng-bang-dau/.
Nuôi dưỡng tóc và da đầu hiệu quả
Công dụng dầu mè đen được ví như “collagen” cho tóc và da đầu. Theo Tạp chí Khoa học Sức khỏe Toàn cầu – Global Journal of Health Science, dầu mè chứa vitamin E, PP, những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tóc chắc khỏe, mượt mà. Theo đó, một nghiên cứu phân tích 72 đối tượng từ 40 tuổi trở lên bằng cách chia 2 nhóm để so sánh hiệu quả cải thiện khả năng chống oxy hóa, giấc ngủ, ngoại hình… giữa dầu mè (lignans và vitamin E) và giả dược trong 8 tuần. Kết quả cho rằng việc bổ sung dầu mè đen bao gồm sesamin và vitamin E hàng ngày giúp tăng cường đáng kể độ bóng, chắc và khả năng phục hồi tóc.
Trong lý thuyết của thực dưỡng, dầu mè đen là loại dầu có tính dương nhất trong tất cả các loại dầu ăn, có khả năng quân bình những bề mặt da bị âm hóa do vi khuẩn nấm gây hại. Đó là lý do vì sao dùng dầu mè ủ tóc sẽ giúp hạn chế gàu và các bệnh lý liên quan đến da đầu. Đem lại da đầu khỏe mạnh, không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Công dụng dầu mè dường như len lỏi vào từng chân răng, kẽ tóc của chị em. Chưa dừng lại ở đó, hãy tiếp tục khám phá hiệu quả toàn diện của dầu mè đen nhé.
Dưỡng da body mịn màng, mướt mát
Chị em nhớ nhé! Dầu mè đen sản xuất bằng phương pháp ép lạnh cơ học mới được dùng như mỹ phẩm tự nhiên, là bảo bối giúp chị em tối giản quá trình chăm sóc da mà vẫn mang đến hiệu quả vượt trội. Ngoài khả năng chống nắng, cân bằng hệ vi sinh vật trên da, dầu mè đen còn có công dụng dưỡng ẩm đáng nể.
Cấu trúc dầu lành tính, thấm nhanh, tính ấm nhờ các acid béo gần với acid béo của bề mặt da người. Sử dụng dầu để massage body ngăn chặn tình trạng khô da, luôn giữ da ở trạng thái căng bóng, ngậm nước. Dù trời nắng hay khô hanh, rét lạnh, một chai dầu mè “nhỏ có võ” sẽ đánh bật nỗi lo lắng dưỡng da quanh năm của chị em.
Nếu muốn, bạn có thể xay chung một trái cam nguyên vỏ, hoặc chanh cùng với 2 nắm gạo rồi cho dầu mè đen ép lạnh vào để tạo ra một hỗn hợp sền sệt, dùng tắm và massage toàn thân giúp da mượt mà, mềm mại vào mùa đông.
Massage trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Massage dầu mè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là phương pháp hiệu quả để tăng sức đề kháng cho da, chống lại hăm viêm, mẩn đỏ, nổi mề đay, những bệnh lý về da thường xuyên xuất hiện ở trẻ.
Đây cũng là hình thức “da kề da” một cách gián tiếp giữa trẻ và những người thân, tăng tính kết nối, bé không còn sợ hãi, căng thẳng. Trước khi ngủ là thời điểm thích hợp để massage dầu mè và tâm tình thủ thỉ với bé, liệu pháp này giúp làm tăng lưu thông máu, tạo ra giấc ngủ sâu hơn, trộm vía sẽ giảm được tình trạng quấy khóc về đêm.
Trong một thử nghiệm lâm sàng theo Tạp chí Nghiên Cứu Y học Ấn Độ, 125 trẻ sơ sinh khoảng 6 tuần tuổi được chia thành 5 nhóm (lần lượt massage bằng dầu thảo mộc, dầu mè, dầu mù tạt, dầu khoáng và không massage) để đánh giá lợi ích từ liệu pháp này. Kết quả cho rằng việc massage trong thời kỳ sơ sinh giúp cải thiện sự phát triển và giấc ngủ sau mát-xa rõ rệt. Tuy nhiên, chỉ nhóm trẻ sơ sinh massage bằng dầu mè cho thấy lợi ích đáng kể.
Với dầu mè đen, dinh dưỡng chữa lành và chăm sóc sức khỏe cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ bỗng trở nên đơn giản, hiệu quả hơn cho chị em mình rồi. Thậm chí trong trong 7749 bước làm đẹp mỗi ngày của chị em, sự tối giản đã lên ngôi cùng dầu mè với cách dưỡng da, tóc từ trong da ngoài.
Hãy mạnh dạn thử nghiệm nhé, bởi dầu mè đen noom 100% an toàn từ lối canh tác hữu cơ sinh thái đến ép lạnh cơ học theo tiêu chuẩn cao nhất. Sự an tâm tiêu dùng thực phẩm sạch của chị em đồng thời cũng là sự chia sẻ lợi ích từ hệ sinh thái và chuỗi cung ứng mà chúng ta cùng góp phần xây dựng. Chỉ cần chị em còn quan tâm đến sức khỏe và làm đẹp, chúng ta luôn có cách để cải thiện cuộc sống mà không phải lệ thuộc vào hóa chất công nghiệp đang ngày càng bão hòa hiện nay!
Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã hiểu được những tác dụng tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm dầu mè đen. Hãy chọn cho mình một sản phẩm dầu ép lạnh chất lượng để tăng cường sức khỏe cho bạn cũng như gia đình.
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9573514/
https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/sesame-oil
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21842753/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9573514/table/nutrients-14-04079-t001/?report=objectonly