Rau má là loại thực phẩm được mọi người cực kỳ ưa chuộng trong việc chăm sóc sức khỏe, là liều thuốc dễ tìm lành tính mà ai cũng có thể sử dụng với rất nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu khi tìm hiểu cách dùng của các thực phẩm trong quá trình mang thai vẫn cần có sự kỹ lưỡng để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của con mình. Vậy, bà bầu có uống rau má được không và uống như thế nào cho đúng cách, chúng ta cùng tìm hiểu sau đây nhé!
1. Bà bầu có uống rau má được không?
Rau má được biết đến với công dụng nổi tiếng là giải nhiệt và làm thanh mát cho cơ thể. Theo các chuyên gia thì bà bầu có thể ăn hoặc uống được nước ép từ rau má nhưng việc ăn, uống rau má phải được “kiểm soát”, nói cách khác là phải được sử dụng trong giới hạn cho phép, chứ không nên sử dụng rau má quá thường xuyên, liên tục.
Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ do có sự thay đổi của nội tiết tố cùng với sự tăng lên của tốc độ trao đổi chất dẫn đến nóng trong người. Do đó, chế độ dinh dưỡng của bà bầu giai đoạn này cần phải được bổ sung nhiều hơn các loại chất xơ từ rau củ, trong đó rau má là cái tên có chứa nhiều hoạt chất và vitamin cần thiết giúp bà bầu giảm được tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu như bà bầu sử dụng rau má một cách quá thường xuyên và trong thời gian mang thai thì rất dễ xảy ra trường hợp “tác dụng ngược”, như gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng và đôi lúc nguy hiểm hơn là gây ra các cơn gò tử cung dẫn đến nguy cơ dễ sảy thai không mong muốn. Do đó, một lời khuyên dành cho các bà bầu chúng ta là không nên ăn hoặc uống rau má trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ; sau thời gian này, các bà bầu có thể ăn hoặc uống rau má nhưng không được quá thường xuyên, liên tục nhé!
2. Tác dụng của rau má đối với bà bầu?
Rau má vốn là loại thực phẩm lành tính, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng rau má một cách đúng đắn thì lợi ích mà nó đem lại cho bà bầu thật sự đáng kinh ngạc đấy, cụ thể:
Thứ nhất, rau má giúp làm giảm trạng thái căng thẳng, lo lắng: Trạng thái và tâm lý của người mẹ đang mang thai có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của các con sau khi được sinh ra. Do vậy, để giảm bớt các trạng thái tiêu cực cho bà bầu như phiền lo, căng thẳng trong cuộc sống, thì trong rau má có chứa hoạt chất triterpenoids giúp bà bầu cải thiện chức năng thần kinh, đẩy lùi các ảnh hưởng tiêu cực này một cách có hiệu quả.
Thứ hai, rau má còn được xem như là một “liều thuốc” giúp lợi tiểu tự nhiên. Khi thai lớn dần thì chèn ép lên bàng quang gây ra tình trạng tiểu rắt hoặc bí tiểu, vấn đề này khiến các bà bầu rất mệt mỏi nhưng các mẹ đừng lo, rau má sẽ giúp bà bầu cải thiện được tình trạng này. Hơn nữa, do tính chất giải nhiệt tốt của rau má mà nó còn có khả năng làm hạ sốt khá tốt cho mẹ bầu nữa đấy.
Thứ ba, rau má còn được sử dụng nhiều vào việc làm đẹp cho da, giúp chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa da một cách tuyệt vời. Nếu thỉnh thoảng mà các bà bầu uống một cốc rau má nhỏ thì làn da sẽ được cải thiện khá rõ rệt, màu sắc của da sẽ trở nên tươi sáng hơn và khỏe khoắn hơn trông thấy. Ngoài ra, rau má có chứa axit brahmic và axit asiatic nên có khả năng chữa lành các vết thương, vết sẹo một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn bình thường nữa đấy.
3. Sử dụng rau má đúng cách dành cho bà bầu?
Mặc dù rau má có rất nhiều lợi ích hữu dụng và được nhiều người tin dùng, thế nhưng việc ăn hay uống rau má chỉ thực sự có hiệu quả tốt nhất nếu như bà bầu có tham khảo về cách sử dụng sao cho đúng đắn và phù hợp với cơ thể của mình.
Bà bầu nên chọn mua rau má sạch và có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tự nhiên không phun thuốc độc hại. Khi sơ chế thì nên ngâm rau má trong nước muối pha loãng khoảng 5-10 phút để đảm bảo loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất. Tốt hơn hết là bà bầu nên sử dụng rau má đã được chế biến chín để đảm bảo an toàn chứ không nên sử dụng rau má “còn sống” nhé.
4. Những vấn đề bà bầu cần lưu ý khi sử dụng rau má?
Việc ăn hay uống rau má đối với nhiều người có lẽ đã trở thành thói quen và người ta sẽ sử dụng rau má vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn. Tuy nhiên, cơ thể của các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai có thể nói là có phần “nhạy cảm” hơn bao giờ hết, nên việc ăn hay uống bất kỳ một thực phẩm nào cũng cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, việc sử dụng rau má phải “đúng lúc, đúng thời điểm” mới được. Dù cho rau má có mang đến lợi ích cho các mẹ bầu nhưng cũng không nên vì thế mà sử dụng một cách tùy tiện hằng ngày nhé, nếu không sẽ dẫn đến các triệu chứng không tốt như tiêu chảy, lạnh bụng…
Thời điểm thích hợp nhất mà các mẹ bầu có thể bắt đầu sử dụng rau má là từ tháng thứ tư của thai kỳ trở lên, nhưng xin các mẹ hãy nhớ cho là chỉ sử dụng rau má với một lượng và một tần suất phù hợp, mỗi lần có thể dùng đến 250ml nước rau má, cứ cách khoảng 4-6 tuần dùng một lần là đủ.
Riêng đối với những bà bầu có tiền sử là bị động thai, bị sẩy thai hoặc bị chứng đái tháo đường thì tuyệt đối không nên ăn hay uống rau má nhé, sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
Trên đây là Noom đã chia sẻ về các nội dung liên quan đến “Bà bầu có uống rau má được không?” mà các mẹ bầu chúng ta vẫn rất hay quan tâm. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự bổ ích giúp cho các bà bầu có thể tham khảo trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn để sử dụng trong quá trình mang thai. Chúc cho các mẹ bầu luôn có nhiều sức khỏe trong quá trình mang thai nhé.
Nguồn tham khảo: https://medlatec.vn/tin-tuc/cam-nang-thai-ky-ba-bau-uong-rau-ma-co-tac-dung-gi-s74-n29251
Bài viết liên quan: