Thiếu chất xơ dễ bị táo bón. Ăn nhiều chất xơ cũng bị táo bón. Táo bón triền miên nhiều năm, dai dẳng, đau đớn. Cách trị táo bón tận gốc cần tránh các giải pháp thuốc tây hoặc công nghiệp thực phẩm tạm bợ, sặc mùi thương mại như thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, trà thải độc chống táo bón, gây thêm rối loạn tiêu hóa, hệ lụy trĩ, chảy máu, xấu da, hỏng dáng. Cùng chuyên gia dinh dưỡng của Noom Food, tiếp cận tổng thể, một lần triệt để dịu cơn đau.
Hiểu lầm mối quan hệ chất xơ & táo bón
Thiếu chất xơ gây ra táo bón
Chế độ ăn quá ít rau, củ, quả khiến cơ thể thiếu chất xơ trầm trọng. Chất xơ hấp thụ nước, làm tăng khối lượng và độ mềm của phân, giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột, giúp giảm áp lực lên thành ruột, tăng nhu cầu thải trừ ra ngoài. Không có xơ, các chất thải dồn ứ, khô cứng, gây đau đớn, gây xấu da, xấu dáng.
Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phân giải chất xơ sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, giúp duy trì sức khỏe đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Có thể bạn đã quen với kiến thức này trong sách giáo khoa môn Sinh học cấp 2 nhưng:
Dư chất xơ cũng gây ra táo bón
Khi đang gặp táo bón, việc ăn thêm chất xơ có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn vì các lý do sau:
- Thiếu nước: Chất xơ cần nước để phát huy tác dụng. Ăn nhiều rau củ mà quên uống nước làm cho phân khô và cứng, gây đau đớn.
- Tăng quá mức khối lượng phân: Ăn quá nhiều chất xơ không hòa tan làm tăng khối lượng phân vượt quá mức xử lý của ruột, tắc nghẽn giao thông thêm nghiêm trọng.
Có hôm chị em tâm đắc chất xơ và ăn một lượng vượt trội các loại rau, hạt, ngũ cốc mà vẫn thất vọng vì đi cầu không được.
- Kích thích quá mức: Quá nhiều chất xơ tạo áp lực quá mức lên thành ruột, dẫn đến co thắt và đau bụng, không giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Sự thay đổi đột ngột: Khi tăng đột ngột lượng chất xơ, cơ thể không điều chỉnh kịp, gây thêm khó chịu và táo bón. Bổ sung chất xơ dưới dạng thực phẩm chức năng còn gây phản tác dụng, tạo áp lực khủng khiếp lên ống tiêu hóa, trầm trọng táo bón.
Tình trạng viêm dạ dày, viêm ruột: Ăn nhiều rau, củ, quả khi đang bị viêm làm tăng kích thích thành ruột, gây co thắt. gây chướng bụng và đau bụng.
Bổ sung thực phẩm chức năng bổ sung xơ là điều tối kỵ khi bạn đã gặp táo bón.
Thiếu hoặc thừa chất xơ đều có thể gây táo bón, vậy khi nào chúng ta bị táo bón? Hiếu được bản chất sẽ thấy chất xơ chỉ là bề nổi của vấn đề.
4 rối loạn hệ tiêu hoá dẫn đến táo bón
Thức ăn khi đi vào cơ thể cần được tiêu hóa trọn vẹn, nhịp nhàng. Acid trong dạ dày giúp phân giải protein, muối mật tiết từ gan mật giúp nhũ hóa các chất béo, enzyme sẵn có trong các thực phẩm cộng với enzyme tiết ra từ tụy, ruột giúp phân cắt các chất, cuối cùng hệ thống vi sinh vật ở đại tràng phân giải, lên men các chất xơ.
Bất kỳ giải pháp tạm bợ nào không dựa trên hình dung tổng thể về cơ thể như thuốc kháng acid, thuốc kháng sinh, thực phẩm công nghiệp đều có thể ra tác động:
- Mức acid dạ dày – tiêu hóa đạm
- Lượng muối mật – tiêu hóa béo
- Vi sinh vật – tiêu hóa xơ trong ruột
- Enzyme tự nhiên – tiêu hóa tổng thể thức ăn
Chúng ta hay gặp vấn đề tiêu hóa, xong vội vã tìm giải pháp, tìm đến sản phẩm nhanh gọn lẹ, bị quảng cáo ảo diệu, làm màu. Ví dụ, bị đau ốm, vội vã uống kháng sinh bất chấp nguyên nhân, thay vì nương theo chế độ ăn toàn phần, bổ sung thêm đề kháng cơ thể. Chúng ta gặp viêm loét dạ dày, ợ chua, thay vì điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, lại vội vàng uống thuốc kháng acid. Quen sử dụng đường công nghiệp, dầu tinh luyện, MSG, giết chết vi sinh vật đường ruột, không loại bỏ mấy thứ độc hại này, lại vội vàng bổ sung probiotics. Không thường xuyên ăn các thực phẩm tự nhiên, gặp vấn đề tiêu hóa lại tìm mua mấy loại men tiêu hóa về xài.

Thế rồi vòng quay lặp lại, khi tiêu hóa không được trơn tru, hiệu quả, thức ăn dồn ứ gây ra táo bón, khổ sở bổ sung hết cái này tới cái nọ. Noom sẽ lần lượt kể tên kể tên đâu là thứ gây ra táo bón, không phải là việc thiếu chất xơ nhưng chúng ta lầm tưởng.
7 thói quen gây táo bón
Sử dụng kháng sinh vô tội vạ.
Kháng sinh phá sự cân bằng hệ vi sinh vật. Vi khuẩn có lợi trong đường ruột cung cấp thêm một số enzyme và vitamin cần thiết cho tiêu hóa. Kháng sinh giết chết các vi khuẩn có lợi, làm hệ thống tiêu hóa ì ạch, chậm chạp. Ngưng sử dụng kháng sinh, chọn các loại thảo mộc tự nhiên có tính kháng khuẩn, thân thiện với hệ tiêu hóa.
Sử dụng thuốc kháng acid
Được sử dụng trong các bệnh lý viêm loét dạ dày, giảm đầy bụng do tăng acid, ợ nóng, khó tiêu, ợ chua. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc kháng acid hoặc khi cơ thể nhạy cảm với thuốc, thay đổi đột ngột lượng acid trong dạ dày, làm mất khả năng tiêu hóa các chất, đặc biệt là protein. Thay thế các antacids nhờ các vị thuốc tự nhiên như gừng, bạc hà, cam thảo, nha đam, giúp kiểm soát lượng acid tiết ra.
Thực phẩm chế biến sâu, siêu chế biến, thực phẩm công nghiệp
Lượng enzyme tự nhiên trong thực phẩm bị triệt tiêu hoàn toàn qua quá trình chế biến sâu. Tiêu thụ quá mức các nguồn thực phẩm này, cơ thể phải vất vả hơn để tiêu hóa thức ăn. Thực phẩm công nghiệp, chế biến sâu, nhiều đường tinh luyện, MSG, dầu tinh luyện gây đảo loạn môi trường hệ tiêu hóa. Cơ thể khi đã tiết ra quá nhiều enzyme để xử lý, nó không thể duy trì sự ổn định và điều hòa về sau. Ngoài ra, chất dinh dưỡng bị thiếu hụt liên tục do đường, MSG, dầu tinh luyện rút cạn dự trữ vi chất cơ thể, thành phần để cơ thể tổng hợp lên các enzyme tiêu hóa. Tất cả dẫn đến việc enzyme tiêu hóa cạn kiệt, cơ thể xử lý mọi thứ ì ạch, dễ dẫn đến táo bón.
Ngưng sử phẩm các thực phẩm chế biến công nghiệp, chế biến sâu, tăng cường các loại thực phẩm toàn phần tự nhiên, có hàm lượng enzyme cao.
Xem thêm: Thực Phẩm Siêu Chế Biến Là Gì Mà Có Nguy Cơ Gây Ung Thư
Mất cân bằng điện giải
Nhu động ruột hài hòa còn do sự cân bằng các chất điện giải trong thành mạch ruột. Ăn quá nhiều các loại muối “núp lùm” và thiếu rau, củ có nhiều kali làm mất cân bằng nghiêm trọng. Hãy bỏ ngay các loại bột nêm, mì chính, MSG, đường công nghiệp.
Xem thêm: Nước Bù Khoáng Cấp Tốc – Giải Khát Tận Sâu
Ăn quá nhiều và liên tục
Thói quen ăn uống vô tội vạ, lộn xộn, liên tục trong ngày gia tăng áp lực liên tục cho hệ thống tiêu hóa, khiến cho việc tiêu hóa ì ạch, góp phần gây ra táo bón. Trước hết hãy bỏ dần thói quen ăn liên tục các thời điểm trong ngày. Làm quen dần với việc nhịn ăn gián đoạn.
Chế độ ăn quá nhiều tinh bột tinh chế
Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu tinh bột nhưng đã qua tinh chế và loại bỏ chất xơ khiến cho lượng chất xơ trong khẩu phần quá thấp, dẫn đến táo bón. Hãy bổ sung thêm các loại rau, củ, quả, đậu, hạt nhiều chất xơ, cân bằng giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Stress
Stress quá mức làm giảm khả năng nhu động ruột. Serotonin vừa có vai trò tạo sự vui vẻ, phấn chấn, vừa có vai trò điều hòa nhu động ruột.
Hãy hình dung tác động qua lại của ruột và thần kinh, khi bụng dạ nhẹ nhàng, tiêu hóa trơn tru thì cơ thể trở nên phấn chấn, vui vẻ nhờ hormone serotonin chủ yếu được sinh ra ở ruột. Nên con đường ngắn nhất đến trái tim của người đàn ông, đích thị là đi qua dạ dày. Ăn không chỉ ngon là xong mà còn phải nhẹ nhàng, hiệu quả, khỏe mạnh. Ăn ngon cái miệng xong mà cơ thể ì ạch, đờ đẫn, bụng dạ nặng nề thì trái tim cũng vỡ tan. Sự khỏe mạnh đi liền với năm tháng để một người khỏe, hai người vui.
Ngược lại khi cơ thể đối mặt với stress liên tục, serotonin bị ức chế, nhu động ruột kém đi, tiêu hóa ì ạch dẫn tới táo bón. Nên chị em mình hãy sống đời cởi mở, vui vẻ thì táo bón cũng tự nhiên tan biến nghen. Hãy mạnh dạn chăm chút lại tinh thần của mình, loại bỏ những thứ áp lực không đáng có, sống cho mình là sống cho mọi người. Mình vui vẻ, lạc quan, táo bón không còn, thì đẹp da, đẹp dáng, vạn người mê, chồng không cần phải giữ.
Cách trị táo bón cấp tính
Trị táo bón cấp tính bằng cách thêm vài thìa dầu mè đen ép lạnh hoặc dầu dừa ép lạnh, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, tạo phản ứng đi cầu khi tình trạng nghiêm trọng. Các loại dầu ép lạnh này an toàn, lành tính hơn các loại thuốc xổ dễ gây tác dụng phụ như tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi. Đối với em bé bị táo bón nặng, có thể bơm vào hậu môn lượng mè đen ép lạnh để làm trơn đại tràng, tạo phản ứng đi cầu một cách nhẹ nhàng.
Xem thêm: Ứng Dụng Thần Kỳ Của Dầu Mè Đen Ép Lạnh Cho Trẻ Sơ Sinh Trẻ Nhỏ
4 bí kíp trị táo bón bền vững
Hãy nằm lòng 4 bí kíp trị táo bón bền vững để chị em một lần đứng dậy sáng lòa.
- Sử dụng thực phẩm toàn phần: không qua tinh chế, tinh luyện, tránh rối loạn chuyển hoá và đồng thời nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột
- Sử dụng thực phẩm lên men: Thực phẩm lên men cung cấp một cách thân thiện chất xơ và khuẩn lợi để hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Tăng cường thêm chất béo toàn phần mỡ heo, gân, dầu dừa ép lạnh, dầu lạc, dầu mè ép lạnh:. Việc cắt giảm hoàn toàn chất béo khiến cơ thể không huy động muối mật, nhu động ruột ít nhiều bị giảm.
- Nhịn ăn gián đoạn: Giảm áp lực lên hệ tiêu hóa bằng cách đều đặn thực hiện nhịn ăn gián đoạn. Nhịn ăn gián đoạn giúp hệ tiêu hóa tự điều hòa lại, giảm đáng kể tình trạng táo bón.
Noom chờ chị em mãi mãi vĩnh biệt táo bón, vĩnh biệt trĩ, đi cầu ra máu, thay vào đó cuộc đời thư thái, dễ chịu, cảm thấy mình đẹp da, đẹp dáng mỗi ngày. Hãy vĩnh biệt luôn các loại thải độc, nước ép, thực phẩm chức năng, vĩnh biệt hết những thứ tốn tiền, hao tổn sức khỏe, hao tổn tinh thần.
Hoang Dinh Loi
Noomfood Nutrition Consultant – Bachelor of Nutrition Science in Aberdeen University, AU
Tài liệu tham khảo
Yang, J., Wang, H. P., Zhou, L., & Xu, C. F. (2012). Effect of dietary fiber on constipation: a meta analysis. World journal of gastroenterology, 18(48), 7378–7383. https://doi.org/10.3748/wjg.v18.i48.7378
https://www.drelenaklimenko.com/causes-of-constipation-part-1-low-stomach- acid/
https://www.healthline.com/health/exocrine-pancreatic-insufficiency/managing-epi-related-constipation
https://www.drelenaklimenko.com/causes-of-constipation-part-2-low-bile -flow/
Mamieva, Z., Poluektova, E., Svistushkin, V., Sobolev, V., Shifrin, O., Guarner, F., & Ivashkin, V. (2022). Antibiotics, gut microbiota, and irritable bowel syndrome: What are the relations?. World journal of gastroenterology, 28(12), 1204–1219. https://doi.org/10.3748/wjg.v28.i12.1204
https://www.healthline.com/health/antacids
https://www.eatingwell.com/article/8064379/sneaky-signs-you-need-electrolytes/
Rollet, M., Bohn, T., Vahid, F., & On Behalf Of The Oriscav Working Group (2021). Association between Dietary Factors and Constipation in Adults Living in Luxembourg and Taking Part in the ORISCAV-LUX 2 Survey. Nutrients, 14(1), 122. https://doi.org/10.3390/nu14010122
https://www.healthline.com/health/stress-constipation
Dimidi, E., Cox, S. R., Rossi, M., & Whelan, K. (2019). Fermented Foods: Definitions and Characteristics, Impact on the Gut Microbiota and Effects on Gastrointestinal Health and Disease. Nutrients, 11(8), 1806.
https://doi.org/10.3390/nu11081806
Ho, K. S., Tan, C. Y., Mohd Daud, M. A., & Seow-Choen, F. (2012). Stopping or reducing dietary fiber intake reduces constipation and its associated symptoms. World journal of gastroenterology, 18(33), 4593–4596. https://doi.org/10.3748/wjg.v18.i33.4593
Di Rosa, C., Altomare, A., Imperia, E., Spiezia, C., Khazrai, Y. M., & Guarino, M. P. L. (2022). The Role of Dietary Fibers in the Management of IBD Symptoms. Nutrients, 14(22), 4775. https://doi.org/10.3390/nu14224775.
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ Nhỏ, Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón – Cách Chữa Dân Gian
Hệ Vi Sinh Vật Trên Da – Thần Hộ Vệ Làn Da
Chất Béo Bão Hoà Có Tốt Không? – Đánh giá Dầu Dừa Ngăn ngừa Cholesterol Cao & Các Bệnh Tim Mạch