Nuôi con bằng sữa mẹ là nền tảng phát triển tâm thức, sự lành lặn, an yên hạnh phúc trong tâm hồn của tuổi thơ và đến trọn một cuộc đời. Không có gì trên đời này thay thế được sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại kết quả lợi ích sức khỏe và tinh thần cho cả trẻ em và người mẹ khi bú mẹ trực tiếp hoàn toàn ít nhất 6 tháng hoặc lâu dài hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi một con người.
Khuyến cáo gây sock từ WHO và Unicef liệu đã đủ mạnh mẽ để thuyết phục chị em tập trung nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn? Nếu chị em đang ý định sinh em bé, hãy đọc thật kỹ và tự kiểm chứng về tác hại sữa công thức, về mức ảnh hưởng sâu sắc của sữa mẹ cho cả đời sống tương lai sau này của con và suốt cuộc đời mẹ.
I. SỮA NON ĐẦU ĐỜI – QUYẾT ĐỊNH HỆ ĐỀ KHÁNG TỰ NHIÊN
Những giọt sữa đầu tiên tiết ra từ vú mẹ được gọi là sữa non. Vú mẹ tiết sữa non tính bằng giọt trong vài ngày đầu sau sinh. Một cách tài tình, sữa non rất giàu các thành phần miễn dịch (IgA bài tiết, lactoferrin, bạch cầu…) hay các yếu tố phát triển (tăng trưởng biểu bì, tế bào…).
Những giọt sữa non đầu đời rất quý cho con và cho chính người mẹ chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ.
Sữa non chứa nồng độ lactose tương đối thấp, cho thấy chức năng chính của nó là miễn dịch hơn là dinh dưỡng. Những kháng thể này giúp cơ thể non nớt của trẻ tăng thêm khả năng chống nhiễm trùng. Chúng hiện diện trong 72 giờ vàng sau khi mẹ sinh em bé, cũng là nền tảng lớn quyết định sức khỏe sau này của con.
Sữa non lúc này được tính bằng 1-3-5-10 giọt, cũng phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ vừa chào đời. Sữa mẹ non được ví như là vac-xin tuyệt đối hoàn hảo không tác dụng phụ giúp trẻ chống chọi bệnh tật từ lúc sơ sinh cho đến già.
Nuôi con bằng sữa mẹ là cho bú mẹ trực tiếp hoàn toàn hoặc và xen kẽ (dặm) một vài cữ uống sữa mẹ cùng thực phẩm khi trẻ lớn. Việc tiếp xúc trực tiếp với đầu vú mẹ từ đầu sẽ giúp xây hệ vi sinh vật đường ruột đầu tiên, cũng theo trẻ suốt cuộc đời. (Tương tự, hệ vi sinh vật làn da của trẻ được cho là từ chính âm đạo của mẹ khi đẻ thường).
Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại kết quả lợi ích cao nhất cho cả trẻ em và bà mẹ, cho trẻ bú mẹ trực tiếp hoàn toàn ít nhất 6 tháng hoặc lâu dài hơn. Trong bài này mặc định “bú mẹ” là “bú mẹ trực tiếp”.
II. DINH DƯỠNG TOÀN PHẦN DUY NHẤT TRONG SỮA MẸ
Dinh dưỡng đa lượng (Macronutrients) tự nhiên hoàn hảo trong sữa mẹ
Mỗi người mẹ có sữa với tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau nhưng tuyệt vời thay, sữa mẹ luôn hoàn hảo với bộ 3 ông trùm dinh dưỡng quen thuộc gồm: tinh bột, protein và chất béo.
Thành phần dinh dưỡng macronutrients trung bình của sữa mẹ được ước tính khoảng 0,9-1,2 g/dL đối với protein, 3,2-3,6 g/dL đối với chất béo và 6,7-7,8 g/dL đối với lactose. Năng lượng ước tính dao động từ 65-70 kcal/dL liên quan chặt chẽ với hàm lượng chất béo trong sữa mẹ.
Sữa non có xu hướng giàu protein và chất béo hơn sữa mẹ khi con đủ tháng. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn luôn là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
4 tháng sau sinh, nồng độ các chất dinh dưỡng protein, carb, fat trong sữa mẹ có liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố sau:
- Trọng lượng cơ thể của bà mẹ so với chiều cao
- Lượng protein mẹ ăn vào
- Số lần sinh con, kinh nguyệt trở lại và tần suất cho con bú.
Nghiên cứu này cũng cho thấy kể cả những bà mẹ có lượng sữa tiết ra nhiều hơn thường có nồng độ chất béo và protein thấp hơn nhưng nồng độ lactose lại cao hơn.
Đạm (Protein)
Trong sữa mẹ bao gồm các phần phức hợp whey và casein, mỗi phần bao gồm một loạt các protein và peptide cụ thể. Các protein phong phú nhất là casein, α-lactalbumin, lactoferrin, globulin miễn dịch bài tiết IgA, lysozyme và albumin huyết thanh. Các hợp chất không chứa nitơ, bao gồm urê, axit uric, creatine, creatinine, axit amin và nucleotide, chiếm ~25% nitơ trong sữa mẹ.
Hàm lượng protein trong sữa của bà mẹ sinh non cao hơn đáng kể so với bà mẹ sinh đủ tháng. Trong 4-6 tuần đầu đời hoặc hơn, mức protein trong sữa mẹ giảm. Ở những bà mẹ sản xuất nhiều sữa hơn, tỉ lệ protein cũng giảm.
Chất béo (Fats)
Trong sữa mẹ, đặc trưng là hàm lượng axit palmitic và oleic, chất béo trung tính. Chất béo là chất dinh dưỡng cơ bản có tính biến đổi cao nhất trong sữa.
Sữa cuối, được định nghĩa là sữa cuối cùng của bữa ăn, có thể chứa nồng độ chất béo sữa cao gấp hai đến ba lần so với sữa đầu, được định nghĩa là sữa ban đầu của bữa ăn.
Một nghiên cứu về sữa của 71 bà mẹ trong khoảng thời gian 24 giờ cho thấy hàm lượng chất béo trong sữa khi cho trẻ bú buổi tối và buổi sáng thấp hơn đáng kể so với khi cho trẻ bú buổi chiều hoặc buổi tối. (Một nghiên cứu khác cho thấy ~25% sự khác biệt về nồng độ lipid giữa các loại sữa mẹ có thể được giải thích là do lượng protein của người mẹ hấp thụ).
Thành phần acid béo trong sữa mẹ thay đổi tùy theo chế độ ăn của bà mẹ, đặc biệt là các acid béo không bão hòa đa chuỗi dài (LCPUFA). LCPUFA dễ hao hụt nhất là acid béo omega-3 cần lưu ý bổ sung các loại chất béo omega 3 đến từ hạt mè đen, hạt sacha inchi.
Tinh bột (Carb)
Carb chính của sữa mẹ là disacarit lactose. Nồng độ lactose trong sữa mẹ là chất dinh dưỡng ít thay đổi nhất. Loại carbohydrate quan trọng khác trong sữa mẹ là oligosaccharide, chứa khoảng 1 g/dL (dexilit) sữa mẹ, tùy thuộc vào giai đoạn tiết sữa và yếu tố di truyền của mẹ. Các oligosacarit nằm trong số các yếu tố hoạt tính sinh học (đề kháng) mặc dù không có dinh dưỡng.
Qua nghiên cứu thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ đã thấy, không có bất kỳ sản phẩm sữa công thức đóng lon sản xuất công nghiệp nào có thể đáp ứng được như sữa mẹ.
Sữa mẹ có chất lượng thay đổi cho phù hợp với cả thời tiết, thay đổi theo thời gian buổi sáng – buổi trưa – buổi chiều, khác nhau ban đêm – ban ngày, số lần bú cữ bú của con. Tuy nhiên, sữa mẹ lại luôn luôn 100% hoàn chỉnh tự nhiên như bữa ăn dinh dưỡng được thiết kế riêng dành cho từng đứa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu có ai đó cho rằng sữa công thức thay thế được sữa mẹ, một đứa trẻ sơ sinh chắc phải cần ít nhất 24 loại sữa thay đổi liên tục 24h trong ngày, thêm 12 loại sữa nữa thay đổi theo từng ngày, từng tuần, từng tháng năm tuổi của trẻ và thêm 4 loại sữa thay đổi theo nhiệt độ xuân hạ thu đông. Đó là chưa kể núm dú thật sống động tươi mới của mẹ và núm dú giả tạo vô cảm vô tri.
Dinh dưỡng vi lượng (Micronutrients) tự nhiên hoàn chỉnh trong sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng vi lượng (micronutrients) cho trẻ sơ sinh. Các vi chất dinh dưỡng khác nhau trong sữa mẹ tùy thuộc vào:
- Chế độ ăn uống của bà mẹ
- Lượng dự trữ trong cơ thể, bao gồm vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D E,K…
Khi cho con bú, các bà mẹ chú ý tăng cường bữa ăn dinh dưỡng với nhiều hạt dinh dưỡng, chất béo thô toàn phần và đạm thực vật từ hạt đậu đỗ để tăng cường Vitamin K, tránh bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh.
Vitamin D cũng xuất hiện với số lượng thấp trong sữa mẹ, đặc biệt khi người mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên sử dụng kem chống nắng. Hãy phơi nắng tắm nắng an toàn cho cả 2 mẹ con.
Sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng tự nhiên hoàn chỉnh cho trẻ, vậy cơ thể non nớt của trẻ làm sao hấp thụ, trao đổi chất và tăng cường đề kháng từ sữa mẹ?
Hoạt tính sinh học (Live Bioactive) còn sống trọn vẹn trong sữa mẹ
Hợp chất hoạt tính sinh học là thành phần cần phải có trong quá trình trao đổi chất, chúng có khả năng điều chỉnh một hoặc nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể nhằm xây dựng một nền nền móng, trụ cột sức khỏe, đề kháng mạnh mẽ, vững chắc.
Trong đó, một số live bioactive tiết ra bởi biểu mô tuyến vú, các tế bào có trong sữa mẹ, một số khác được lấy từ huyết thanh của mẹ và được vận chuyển qua biểu mô tuyến vú bằng cách vận chuyển qua trung gian thụ thể.
Hơn nữa, chất béo trong sữa mẹ (MFG) được tạo nên bởi biểu mô tuyến vú mang theo một tập hợp đa dạng các protein và lipid gắn màng vào sữa, cùng nhau tạo ra sự đa dạng của các thành phần hoạt tính sinh học trong sữa mẹ.
Ví dụ, ở phụ nữ đang cho con bú, các tế bào B đặc hiệu với kháng nguyên cư trú ở tuyến vú, nơi các thụ thể globulin miễn dịch đa hình (pIgR) vận chuyển sIgA vào lòng ống dẫn sữa. Một ví dụ khác là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), được tìm thấy trong sữa mẹ ở nồng độ cao hơn đáng kể so với huyết thanh mẹ.
Ý nghĩa lâm sàng các nghiên cứu về yếu tố “hoạt tính sinh học” trong sữa mẹ để chúng ta có bằng chứng khoa học sâu sắc, rõ ràng rằng:
Sữa mẹ không chỉ có dinh dưỡng mà sữa mẹ chứa nhiều yếu tố có đặc tính chữa bệnh mang vai trò sâu sắc đối với sự sống và sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Phân tích proteomic đã phát hiện ra sự khác biệt trong các protein tạo nên sữa ở các giai đoạn cho con bú khác nhau, cũng như sự khác biệt giữa sữa trong tháng và sữa non. Những nghiên cứu này cho thấy rằng khi mẹ phải xin sữa cho con từ những người mẹ khác, cần ưu tiên phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, mặc dù điều này thường khó thực hiện.
Hơn nữa, việc công nhận các yếu tố có hoạt tính sinh học mạnh trong sữa mẹ có tính kế thừa và cần được giữ gìn. Cuối cùng, việc thừa nhận các cơ chế độc đáo của nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có lợi ích tích cực cho các phương pháp điều trị và phòng ngừa mới trong y học.
Việc tiêu thụ sữa mẹ bao giờ cũng hoàn hảo tự nhiên an toàn hơn việc bổ sung từng yếu tố riêng lẻ macronutrients, micronutrients, bioactive components hoặc sự kết hợp của cả 3. (xem tác hại của việc uống bổ sung vitamin và khoáng chất)
III. PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO NGƯỜI KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Nền tảng tăng trưởng trí não cơ thể loài người được kế thừa từ sữa mẹ (Growth Factors)
Yếu tố tăng trưởng (grown factors) ở nhóm protein kích thích sự phát triển của các mô cụ thể, thúc đẩy quá trình biệt hóa và phân chia tế bào. Yếu tố tăng trưởng có ở nhiều loại sinh vật, bao gồm côn trùng, động vật, động vật lưỡng cư, con người và thực vật. Các yếu tố tăng trưởng ở mỗi giống loài đều khác nhau do các mô, cơ, protein cấu trúc ADN khác nhau.
Có nhiều loại yếu tố tăng trưởng khác nhau:
- Insulin: kích thích tăng trưởng bằng cách điều hòa tiết hormone tăng trưởng từ tuyến yên.
- Tăng trưởng biểu bì: kích thích sự phát triển của tế bào biểu mô.
- Tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu: kích thích sự phát triển của tế bào cơ và tế bào mô liên kết.
- Yếu tố tăng trưởng thần kinh: kích thích sự phát triển của tế bào thần kinh.
…
Một yếu tố tăng trưởng được phân bố khắp nơi trong thực vật, động vật và vi sinh vật. Tất nhiên ở mỗi giống loài động vật, thực vật hay con người thì yếu tố tăng trưởng sẽ tác động để phát triển đúng chức năng của chính giống loài ấy. Yếu tố tăng trưởng động vật phát triển thành động vật, yếu tố tăng trưởng loài người phát triển thành loài người.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp con của mẹ thụ hưởng nhiều yếu tố tăng trưởng loài người có tác động trên phạm vi rộng đến đường ruột, mạch máu, hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Đó cũng là lý do khi chọn thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa động vật hay sữa sông thức, cơ thể bé không được kế thừa toàn diện các yếu tố tăng trưởng tự nhiên này.
- Yếu tố tăng trưởng biểu bì loài người (EFG) có trong cả nước ối thời kì mang thai của mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp một lượng EFG rất quan trọng cho sự trưởng thành và chữa lành niêm mạc ruột trẻ sơ sinh. EGF có khả năng chống lại độ pH thấp và các enzyme tiêu hóa, cho phép nó đi qua dạ dày đến ruột, nơi nó kích thích tế bào ruột tăng tổng hợp DNA, phân chia tế bào, hấp thụ nước và glucose và tổng hợp protein. Có nhiều cơ chế hoạt động bảo vệ EGF trong ruột trẻ sơ sinh, bao gồm ức chế sự chết tế bào được lập trình và điều chỉnh những thay đổi trong các protein liên kết chặt chẽ của ruột và gan do TNF-α gây viêm gây ra. Yếu tố tăng trưởng liên kết với heparin (HB-EGF) là thành viên của họ EGF và là yếu tố tăng trưởng chính chịu trách nhiệm giải quyết tổn thương sau tình trạng thiếu oxy, giải quyết tổn thương tái tạo dẫn máu do thiếu máu cục bộ, sốc xuất huyết/tổn thương hồi sức và viêm ruột hoại tử. Yếu tố tăng trưởng biểu bì cao nhất ở giai đoạn đầu sữa sữa non và giảm dần trong thời gian cho con bú. Mức EGF trung bình trong sữa non cao hơn 2000 lần và trong sữa trưởng thành cao gấp 100 lần so với huyết thanh mẹ. Hơn nữa, sữa non tháng chứa hàm lượng EGF cao hơn sữa đủ tháng.
- Các yếu tố tăng trưởng thần kinh loài người (GDNF) trong sữa mẹ làm tăng khả năng sống sót và phát triển của tế bào thần kinh ở trẻ sơ sinh. Do sự non nớt của ruột trẻ sơ sinh dẫn đến hệ thống thần kinh ruột (bộ não thứ 2 của cơ thể), đòi hỏi yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF) và yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ dòng tế bào thần kinh đệm (GDNF) để phát triển. Yếu tố tăng trưởng thần kinh loài người có thể tăng cường nhu động ruột, một chức năng thường bị suy giảm ở ruột non tháng. Dinh dưỡng thần kinh, và yếu tố tăng trưởng thần kinh và một protein có liên quan, yếu tố thần kinh đường mật (CNTF), được phát hiện trong sữa mẹ tới 90 ngày sau khi sinh.
- Yếu tố tăng trưởng mô người viết tắt là IGF ( bao gồm IGF-I và IGF-II) cũng như cũng như các protein liên kết IGF và protease đặc hiệu IGF, được tìm thấy trong sữa mẹ. Mức độ cao nhất trong sữa non và giảm dần trong quá trình cho con bú.Không có sự khác biệt đáng kể giữa sữa non và sữa đủ tháng, ngoại trừ protein-2 liên kết IGF cao hơn ở sữa non. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp con của mẹ có lượng IGF-I lưu hành trong huyết thanh cao hơn. IGF có thể được ruột hấp thụ dưới dạng hoạt tính sinh học và vận chuyển vào máu. Chức năng của IGF được hấp thụ chưa được mô tả chi tiết đầy đủ, nhưng việc sử dụng IGF-I qua đường ruột sẽ kích thích tạo hồng cầu và tăng hematocrit.
- Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu loài người (VEGF) chiếm tỉ lệ cao nhất trong sữa non và sữa mẹ trên tháng (nhưng do số lượng sữa mẹ đủ tháng tiết ra nhiều nên số lượng VEGF cao hơn), VEGF giúp điều hòa hệ thống mạch máu. Trong bệnh võng mạc ở trẻ sinh non , người ta cho rằng do phổi chưa trưởng thành, bổ sung oxy và điều hòa âm tính của VEGF dẫn đến rối loạn điều hòa mạch máu ở võng mạc cho thấy cơ chế mà sữa mẹ có thể giúp giảm tỉ lệ bệnh võng mạc.
- Hormone Erythropoietin (Epo) chiếm một lượng đáng kể trong dinh dưỡng cung cấp cho trẻ sơ sinh khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Hormone epo chịu trách nhiệm tăng cường hồng cầu (RBC). Mất máu, bệnh lý đường ruột và hệ thống tạo máu chưa trưởng thành đều góp phần gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ sinh non, ảnh hưởng sâu sắc đến sự tăng trưởng và phát triển. Một số nghiên cứu cho rằng Epo có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ sinh non khi nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, Epo còn là yếu tố dinh dưỡng quan trọng và có tác dụng thắt chặt các mối nối trong ruột. Có một số bằng chứng cho thấy Epo có thể giúp bảo vệ chống lây truyền HIV từ mẹ sang con và có thể giúp giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, hormone Epo tự sản xuất qua chiết xuất dạng thuốc kê đơn hoặc bổ sung nếu có trong sữa công thức thì bị chống chỉ định ở trẻ sơ sinh, mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
- Hormon điều hòa tăng trưởng (Calcitonin và somatostatin), calcitonin và tiền thân của nó là procalcitonin có mặt với số lượng lớn trong sữa mẹ. Tế bào thần kinh đường ruột biểu hiện khả năng miễn dịch thụ thể calcitonin (CTR-ir) từ cuối thời kỳ mang thai đến giai đoạn trứng nước. Somatostatin bị tiêu hủy nhanh chóng ở hỗng tràng (hỗng trangd là phần giữa của ruột non, nó nằm giữa tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) và hồi tràng (phần cuối của ruột non). Somatossitatin không được vận chuyển qua thành ruột, tuy nhiên việc somatostatin sinh ra trong hỗng tràng mà có mặt sữa mẹ thì sẽ bảo vệ hormone điều hòa này khỏi bị thoái hóa và duy trì hoạt tính sinh học trong lòng ruột.
- Hormone Adiponectin và các hormone có trong sữa mẹ điều hòa sự trao đổi chất. Khi nuôi con bằng sữa mẹ thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thừa hưởng một lượng hormone có tên Adiponectin. Adiponectin là một loại hormone lớn, đa chức năng, có vai trò tích cực trong điều chỉnh quá trình trao đổi chất và ngăn chặn các tình trạng bệnh viêm nhiễm của cơ thể trẻ sơ sinh. Adponectin được tìm thấy với số lượng lớn trong sữa mẹ, adiponectin có thể vượt qua hàng rào ruột và tham gia vào quá trình trao đổi chất của trẻ sơ sinh. Mức độ adiponectin trong sữa tương quan nghịch với cân nặng và BMI của trẻ sơ sinh khi bú mẹ hoàn toàn. Do đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể góp phần làm giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì trong cuộc sống sau này. Ngoài ra các hormone điều hòa trao đổi chất khác được tìm thấy với số lượng hiệu quả trong sữa mẹ là leptin, resistin và ghrelin, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chuyển đổi năng lượng, thành phần cơ thể và kiểm soát sự thèm ăn.
Trẻ phát triển toàn diện khi bú sữa mẹ hoàn toàn (IQ EQ AQ PQ SQ CQ)
Ngoài những lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ đã được công nhận trên toàn thế giới về dinh dưỡng và sức khỏe thể chất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nhà nghiên cứu cũng thực hiện các thống kê tích lũy để chứng minh những tác động tâm lý sâu rộng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối mẹ và đối với con. Những nghiên cứu chưa kịp thời đầy đủ nhưng cũng đã cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ tác động đến sự phát triển não bộ, nhận thức và cảm xúc xã hội của trẻ đến kết thúc cuộc đời. Ở các bà mẹ, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng, cảm xúc, căng thẳng và sự chăm sóc của mẹ.
IQ – Phát triển não bộ, trí nhớ, trí thông minh cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
Cho con bú mẹ là một quá trình đặc trưng của tất cả các loài động vật có vú, trong đó có loài người. Có nhiều nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau cung cấp bằng chứng về mối liên hệ giữa việc cho con bú mẹ và sự phát triển nhận thức sau này trong cuộc sống.
Cụ thể, Bernard và cộng sự đã đánh giá sự phát triển nhận thức và vận động ở trẻ 2 và 3 tuổi và nhận thấy rằng nuôi con bằng sữa mẹ cải thiện đáng kể sự phát triển nhận thức của trẻ (nghiên cứu này được đo lường bằng Bản kiểm kê Phát triển Giao tiếp và Bảng câu hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn).
Một nghiên cứu dài hạn khác sử dụng “Thang đo trí tuệ Wechsler” dành cho trẻ em để đo lường các kỹ năng nhận thức từ 1-7 tuổi cũng đã báo cáo những lợi ích lâu dài về nhận thức ở mọi lứa tuổi nhờ vào việc kéo dài thời gian bú mẹ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời kỳ sơ sinh.
Hơn nữa, khi so sánh những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn với những trẻ được sữa công thức kết hợp với sữa mẹ, những trẻ bú mẹ hoàn toàn cho thấy sự gia tăng nhất quán về điểm số thông minh từ 1 tuổi đến 7 tuổi.
Điều quan trọng là một nghiên cứu dài hạn quy mô lớn khác đã chỉ ra rằng ngay cả khi không tính đến trí thông minh của người mẹ, vẫn nhìn thấy được lợi ích trong việc phát triển trí thông minh ở trẻ có trải nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ.
Việc bắt đầu cho con bú ngay sau khi sinh cũng được cho là có vai trò làm giảm nguy cơ “suy giảm nhận thức ở trẻ em”.
Bằng chứng thuyết phục hơn liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ với kết quả nhận thức đến từ một nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có kiểm soát bao gồm hơn 13.000 cặp mẹ con. Trong nghiên cứu này, các bà mẹ được phân ngẫu nhiên vào một can thiệp thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, dẫn đến tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tăng gấp 7 lần khi trẻ được 3 tháng tuổi. Trong nghiên cứu này, trẻ em được theo dõi và những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong thời gian dài khi còn nhỏ cho thấy điểm thông minh cao hơn và đánh giá của giáo viên cao hơn về trình độ học tập khi 6 tuổi rưỡi.
Nuôi con bằng sữa mẹ cải thiện khả năng nhận thức rất nhiều trong thời thơ ấu thậm chí cả khi trưởng thành.
Ví dụ, Mortensen và cộng sự đã điều tra hiệu suất nhận thức ở hai nhóm khác nhau bằng các bài kiểm tra trí thông minh khác nhau. Nghiên cứu này cho thấy rằng qua các nhóm thuần tập và các công cụ đo lường, thời gian cho con bú lâu hơn trong thời kỳ nhũ nhi có liên quan tích cực đến hiệu quả nhận thức khi trưởng thành.
Tương tự, những phát hiện gần đây từ một đoàn khác tiết lộ rằng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, ảnh hưởng rất tốt đến sự gia tăng trí thông minh, trình độ học vấn và thu nhập ở tuổi 30.
Trên thực tế, cũng có công trình chứng minh rằng thời gian cho con bú trong thời kỳ nhũ nhi giúp ích cho khả năng đọc ở tuổi 53, được đo bằng Bài kiểm tra đọc sách dành cho người lớn quốc gia.
SQ – Kết nối xã hội và xây dựng cảm xúc tích cực khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Ngoài những lợi ích được báo cáo đối với sự phát triển nhận thức và trí não của trẻ, còn có bằng chứng cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng tác động đến sự phát triển xã hội và cảm xúc ở trẻ.
Cho con bú sữa mẹ được báo cáo là trẻ có nhiều “sức sống” hơn khi được 3 tháng tuổi, đặc trưng bởi khả năng tiếp cận và hoạt động nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Tính khí của trẻ bú sữa mẹ có thể tích cực hơn, tiêu cực, khóc nhiều hơn, quấy nhiều hơn trong thời gian 3 tháng đầu này. Đây cũng là một lý do mà nhiều bà mẹ lầm tưởng khi thấy cho trẻ uống sữa công thức, trẻ ngủ ngon, ngủ lâu không quấy khóc là một điều tốt đẹp.
Giảm hành vi hung hăng và chống đối xã hội khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là kết quả báo cáo do cha mẹ ở trẻ từ 4 đến 11 tuổi cung cấp cho nhóm nghiêm cứu. Những tác động này đối với hành vi chống đối xã hội dường như kéo dài từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Một nghiên cứu dài hạn theo dõi những người trưởng thành từ 20 đến 40 tuổi cho thấy số lượng hành vi thù địch ( tính khí hung hăng) lớn hơn đáng kể ở những người trưởng thành không được bú sữa mẹ khi còn nhỏ so với những người được bú sữa mẹ.
Giảm tỉ lệ phát triển chứng rối loạn tự kỷ khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong thời gian ngắn hoặc không bú mẹ có thể liên quan đến sự phát triển của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Đây là một chứng rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng giao tiếp xã hội. Một phân tích tổng hợp gần đây trên hơn 2000 trẻ em báo cáo rằng những trẻ được chẩn đoán mắc ASD ít có khả năng được bú sữa mẹ hơn đáng kể so với trẻ có thần kinh bình thường. Đồng thời, Al-Farsi và các đồng nghiệp quan sát thấy rằng thời gian bú mẹ hoàn toàn bằng sữa mẹ làm giảm đáng kể khả năng tạo ra chứng rối loạn phổ tự kỷ. Nghiên cứu này báo cáo thêm rằng việc bắt đầu cho con bú muộn làm tăng khả năng phát triển ASD, có thể liên quan đến việc trẻ sơ sinh sơ sinh thiếu hoặc hạn chế tiêu thụ sữa mẹ non hoặc sữa mẹ đầu sau sinh, vốn đặc biệt giàu kháng thể, tế bào miễn dịch và hàm lượng protein.
AQ – Phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Nghiên cứu trên còn cho thấy kỹ năng giải quyết vấn đề tốt ở trẻ em có liên quan đến việc kéo dài thời gian bú mẹ hoàn toàn. Khi trẻ không có khả năng tự giải quyết vấn đề, tổn thương ở tuổi thơ sẽ bị dồn nén, chồng chất và thậm chí trẻ phải dành cả đời để chữa lành các tổn thương thời thơ ấu, những hoang mang tuổi trưởng thành và cản trở lớn khi lập gia đình, sinh con và về già.
SpQ – Phát triển kỹ năng ngôn ngữ khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Quinn và cộng sự đã theo dõi một nhóm từ sơ sinh đến 5 tuổi và nhận thấy thời gian nuôi con bằng sữa mẹ đem lại thuận lợi nhiều hơn về khả năng trí thông minh bằng lời nói thông qua cách sử dụng “Bài kiểm tra từ vựng hình ảnh”. Nghiên cứu này cho thấy ở tuổi lên 5, những trẻ được bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng khi còn nhỏ có điểm thông minh ngôn ngữ cao nhất, trong khi những trẻ không bao giờ được bú sữa mẹ có điểm thấp nhất.
Một nghiên cứu lâm sàng đã xem xét lịch sử của trẻ từ 4-11 tuổi được chẩn đoán mắc chứng suy giảm ngôn ngữ thì nhận ra chúng ít có khả năng được bú sữa mẹ trực tiếp sau sinh. (Tất nhiên cũng sẽ là quá sớm và không đúng đắn khi gán bất kỳ ảnh hưởng nguyên nhân nào đến việc không cho con bú sớm đối với một chứng suy giảm nhận thức cụ thể).
PQ – Khả năng tập trung cao hơn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Các nghiên cứu thực nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ, Krol và cộng sự đã kiểm tra xem thời gian bú mẹ hoàn toàn ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng não bộ của trẻ sơ sinh đối với các tín hiệu cảm xúc của cơ thể. Nghiên cứu này cho thấy trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi được bú mẹ trong thời gian dài (hơn 5 tháng) có phản ứng chú ý tăng cường đối với những biểu hiện vui vẻ đồng thời giảm sự chú ý đến những biểu hiện sợ hãi.
EQ – Thiên hướng biểu hiện cảm xúc tích cực khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Tương tự, trong một nghiên cứu khác sử dụng phương pháp theo dõi bằng mắt với trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi, thời gian bú mẹ hoàn toàn giúp gia tăng sự vui vẻ và giảm cảm xúc giận dữ ở trẻ.
Hơn nữa, hiệu quả của việc cho con bú sữa mẹ trực tiếp cũng giúp giải phóng oxytocin (hormone hạnh phúc vui vẻ chống trầm cảm) trong sữa mẹ. Nghiên cứu này cho thấy trẻ sơ sinh có nồng độ oxytocin giảm thì tăng nguy cơ mắc ASD.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là các nghiên cứu nói trên đã kiểm soát một loạt các biến số có khả năng gây nhiễu ở người mẹ, bao gồm nhưng không giới hạn ở trình độ học vấn, việc làm, thu nhập, độ tuổi, phương pháp sinh nở, phương pháp dạy con, mức tiêu thụ thuốc lá khi mang thai và cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh. Vô số các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn trong phân tích của họ như chỉ số thông minh của người mẹ, tầng lớp xã hội và trình độ học vấn, như tâm lý người mẹ, sự gắn bó và tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
Bất chấp những yếu tố gây nhiễu đó, nhóm nghiên cứu vẫn khẳng định những tác động tích cực mạnh mẽ và độc lập đối đến chức năng tâm lý thần kinh ở trẻ em khi thời gian bú mẹ hoàn toàn kéo dài.
Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi về cơ chế nào củng cố những tác động tích cực khi nuôi con bằng sữa mẹ đối với sự phát triển nhận thức?
Cơ chế củng cố phát triển nhận thức ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
Axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (LC-PUFA), có trong sữa mẹ nhưng không có trong sữa công thức . Hai LC-PUFA chính là axit docosahexaenoic (DHA) và axit arachidonic (ARA), có liên quan đến sự phát triển thần kinh bằng cách góp phần vào sự phát triển, sửa chữa và myel hóa tế bào thần kinh khỏe mạnh.
Điều quan trọng là quá trình myel hóa (quá trình phát triển não) chủ yếu xảy ra sau sinh trong vòng 18 tháng đầu đời. Trẻ sơ sinh sản xuất một lượng nhỏ DHA trong 2 tuần đầu đời, nhưng sau đó không thể tự sản xuất đủ lượng cho đến khoảng 6 tháng tuổi. Điều này cho thấy khả năng có một giai đoạn phát triển trong đó sự phát triển nhận thức và não bộ của con người có thể đặc biệt nhạy cảm với LC-PUFA được cung cấp cho não trẻ thông qua việc cho con bú mẹ.
Có bằng chứng về tầm quan trọng của acid béo không bão hòa đa chuỗi dài (LC-PUFA) như một tác nhân góp phần phát triển nhận thức. Ví dụ, Caspi và cộng sự đã nghiên cứu sự khác biệt của từng cá nhân về khả năng chuyển hóa và sản xuất LC-PUFA ảnh hưởng như thế nào đến tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sự phát triển nhận thức. Cụ thể hơn, họ đã đánh giá hai dạng đa hình đơn nucleotide (SNP) trên gen FADS2 (rs174575 và rs1535), mã hóa một loại enzyme tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa DHA và ARA. Những trẻ được bú sữa mẹ có điểm thông minh cao hơn từ 5–13 tuổi, phù hợp với các nghiên cứu nói trên.
Các bằng chứng hiện có được xem xét trong phần này chỉ ra tác dụng có lợi của việc nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn kéo dài, đối với sự phát triển nhận thức (trí tuệ) của trẻ.
Tổng hợp lại, nghiên cứu được xem xét trong phần này chứng minh tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và nêu bật các cơ chế tiềm năng giải thích cho những tác động đó. Phần tiếp theo sẽ xem xét các nghiên cứu hiện có về trải nghiệm người mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Liệu đây có phải là giải pháp toàn diện cho cả mẹ và con?
IV. NUÔI DƯỠNG TÂM LINH VỮNG CHÃI, KẾT NỐI MẸ CON KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Giảm căng thẳng, lo lắng, tăng cảm xúc tích cực cho mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ
Khi so sánh với các bà mẹ nuôi con bằng sữa công thức, các bà mẹ cho con bú có khả năng điều chỉnh trương lực phế vị của tim mạnh hơn, giảm huyết áp và giảm phản ứng nhịp tim so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa công thức, cho thấy trạng thái sinh lý bình tĩnh, không lo lắng, không hung hăng. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy các bà mẹ cho con bú có phản ứng cortisol giảm khi đối mặt với căng thẳng xã hội.
Các bà mẹ cho con bú cũng có giấc ngủ kéo dài và chất lượng cao hơn so với những người nuôi con bằng sữa công thức. Phụ nữ cho con bú ngủ lâu hơn trung bình 2,6 giờ so với những phụ nữ cho con bú bình Ngoài ra, nghiên cứu này phát hiện những bà mẹ sử dụng sữa công thức vào ban đêm bị mất ngủ gần gấp ba lần so với những bà mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Cụ thể, 3 tháng sau sinh, việc cho con bú có liên quan đến thời gian ngủ tăng thêm khoảng 45 phút và giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều quan trọng là việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng tác động đến phản ứng của người mẹ đối với cảm xúc của người khác và do đó bà mẹ cho con bú có thể cải thiện các mối quan hệ và tương tác xã hội.
Chi tiết hơn, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ trực tiếp hoàn toàn trong thời gian dài dễ biểu hiện vui vẻ tích cực trên khuôn mặt và việc cho con bú sữa mẹ thường xuyên hơn vào một ngày nhất định có liên quan đến việc giảm những biểu hiện tức giận đe dọa trên khuôn mặt của bà mẹ. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ cũng giúp người mẹ tăng khả năng phản ứng tích cực với cảm xúc của người khác.
Gắn bó tình mẫu tử thiên liêng khi nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhạy cảm của người mẹ và sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con. Những bà mẹ cho con bú có xu hướng chạm vào con mình nhiều hơn, phản ứng nhanh hơn với con của họ khi có vấn đề xẩy ra với con.
Nuôi con bú sữa mẹ giúp mẹ và trẻ dành nhiều thời gian nhìn nhau hơn so với cặp mẹ con bú bình. Hơn nữa, trong một nghiên cứu dài hạn tiến cứu trên 675 cặp mẹ con, thời gian cho con bú tăng lên có liên quan đến khả năng đáp ứng nhạy cảm của người mẹ, tăng cường sự an toàn cho con, gắn bó tình cảm chia sẻ kết nối mẹ con và giảm tình trạng mất kết nốt với mẹ khi trẻ được 14 tháng tuổi.
Phương pháp chụp ảnh não cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng tích cực khi nuôi con bằng sữa mẹ đối với mối quan hệ mẹ con. Ví dụ, trong một nghiên cứu chức năng MRI (fMRI), người ta phát hiện ra rằng các bà mẹ cho con bú trực tiếp hoàn toàn bằng sữa mẹ biểu hiện sự kích hoạt não nhiều hơn ở một số vùng não rìa khi nghe tiếng khóc của chính con mình so với những người chỉ bú sữa công thức. Điều này cho thấy sự tham gia nhiều hơn của hệ thống não cảm xúc trong bà mẹ đang cho con bú. Có thể nói ở một ngôn ngữ khác là nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ đoán ý con, hiểu con sâu sắc hơn.
Giảm tỉ lệ căng thẳng, trầm cảm sau sinh ở mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ
Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng hành vi cho con bú có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh. Các bà mẹ đang cho con bú có điểm thấp hơn trong Thang trầm cảm sau sinh của Edinburgh (EPDS) ở tháng thứ 2 và tháng thứ 4 sau sinh. Nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ giúp các bà mẹ ít có khả năng được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Trong một nghiên cứu khác, người ta thấy điểm trầm cảm giảm đáng kể ở những bà mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong hơn 3 tháng so với những bà mẹ cho con bú dưới 3 tháng.
Xem xét mối liên hệ phức tạp và có khả năng tương hỗ giữa việc cho con bú và chứng trầm cảm của bà mẹ. Việc ngừng cho con bú sớm hơn, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của bà mẹ.
Ví dụ, Brown và cộng sự phát hiện ra rằng việc ngừng cho con bú có gây trầm cảm sau sinh, xuất hiện ở những bà mẹ ngừng cho con bú do khó khăn về thể chất và bị đau khi cho con bú.
Ngoài ra, cũng tìm thấy bằng chứng khẳng định bà mẹ có mức độ lo lắng và trầm cảm cao hơn, có biểu hiện ngừng cho con bú nhanh hơn. Tương tự, những bà mẹ dễ bị stress khi có thái độ tiêu cực đối với việc cho con bú.
V. TÓM TẮT
Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đến 2 năm tuổi hoặc lâu hơn, được công nhận là tiêu chuẩn quy phạm cho việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đơn giản dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo cho trẻ, sữa mẹ còn chứa yếu tố hoạt tính sinh học đa dạng bao gồm tế bào, chất chống nhiễm trùng, chống viêm, yếu tố tăng trưởng và prebiotic.
Không giống như sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, được tiêu chuẩn hóa trong một phạm vi thành phần rất hẹp, thành phần sữa mẹ rất linh hoạt và thay đổi trong từng cữ bú, ban ngày, ban đêm, trong thời kỳ cho con bú, giữa các bà mẹ và các nhóm dân cư. Hiểu biết về nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp cho giới trẻ một công cụ quan trọng để quyết định việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh yếu ớt.
Sữa mẹ hoàn hảo với tiêu hóa cho trẻ, giúp trẻ mau lớn. Ngoài những lợi ích về dinh dưỡng tuyệt đối hoàn hảo sữa cho trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp xây dựng và hỗ trợ phát triển đề kháng hệ thống miễn dịch tự nhiên cho trẻ, cho cả cuộc đời con người khi lớn lên và cho đến cuối đời.
Nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt hữu ích, giúp đề kháng trẻ chống nhiễm trùng đường tiêu hóa vì sữa mẹ sẽ đi thẳng vào dạ dày và ruột khi bé ăn. Như các bạn đã biết, trẻ sơ sinh trẻ nhỏ mắc các bệnh chủ yếu là đến từ vi khuẩn, vi rú t đường ruột. Tất nhiên, các kháng thể sữa mẹ vẫn tiếp tục được sản xuất suốt thời gian người mẹ trực tiếp cho con bú. Thông qua những kháng thể này, người mẹ có thể truyền lại một số khả năng bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm mà mẹ đã mắc phải trước đây và khi cho con bú.
Các thành tố (factor) vô cùng đa dạng (chưa đủ điều kiện để đo lường hết) có trong sữa mẹ hoạt động trực tiếp trong ruột trẻ trước khi được hấp thụ và đi đến toàn bộ cơ thể. Điều này cũng tạo tiền đề cho một hệ thống miễn dịch bảo vệ và cân bằng giúp nhận biết và chống lại nhiễm trùng, cũng như các bệnh khác ngay cả sau khi kết thúc cho con bú.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trực tiếp kích thích và hỗ trợ xây dựng hệ thống miễn dịch vững chãi cho trẻ. Trong sữa mẹ bao gồm lactoferrin và interleukin-6, -8 và -10, những protein này giúp cân bằng phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho hình thành chức năng miễn dịch.
Thậm chí,các bà mẹ đang cho con bú chứa kháng thể vi rut co vid 19 có thể truyền kháng thể chống vi-rút qua sữa mẹ. Mặc dù chưa kịp được chứng minh nhưng những kháng thể này có thể giúp bảo vệ trẻ còn quá nhỏ mà chưa thể tiêm vac xin.
Sữa mẹ có các loại probiotics tự nhiên tươi mới không cần trải qua quá trình sản xuất công nghiệp. Chủng loại probiotics tự nhiên hỗ trợ hệ thống miễn dịch và một số khác đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn khỏe mạnh trong cơ thể (probiotics được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột của con người). Hệ vi sinh vật khỏe mạnh có thể đóng vai trò suốt đời trong việc không chỉ ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn giảm nguy cơ dị ứng, hen suyễn, béo phì và các bệnh mãn tính khác.
Với tất cả các yếu tố tăng cường miễn dịch này trong sữa mẹ, không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì tỉ lệ nhiễm trùng tai giữa giảm, ít nôn mửa, ít tiêu chảy, giảm tỉ lệ viêm phổi, hay nhiễm trùng đường tiết niệu và một thậm chí ngăn chặn mộtsố loại viêm nguy hiểm như viêm màng não. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ bú sữa mẹ trong hơn 6 tháng ít có khả năng mắc bệnh bạch cầu và ung thư hạch ở trẻ em hơn những trẻ bú sữa công thức. Kết quả này do sự bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch tự nhiên xây dựng từ lúc sơ sinh ngày đầu tiên.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng trưởng và sửa chữa tế bào thần kinh, tăng thể tích toàn bộ não và độ dày vỏ não. Tăng hiệu suất nhận thức (ví dụ: IQ, chức năng điều hành).
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cả mẹ và con đều thừa hưởng được hormone Oxytocin có trong sữa mẹ. Oxytoxin được giải phóng trong cơ thể mẹ và tiết vào trong sữa do sự đụng chạm, ẫm bồng, kề da. Sự ấm áp và giao tiếp bằng mắt trong quá trình tương tác giữa mẹ và con. Oxytocin có tác dụng giải lo âu, sợ hãi bồn chồn hoặc trầm cảm. Tương tác với các hormone và hệ thống dẫn truyền thần kinh khác giúp tăng cường sự chú ý đến những biểu hiện cảm xúc tích cực, giảm hành vi chống đối xã hội và hung hăng, giảm khả năng chẩn đoán phổ tự kỷ ở trẻ.
Sự gắn bó giữa mẹ và trẻ sơ sinh giúp tăng độ nhạy cảm thần kinh với các tín hiệu của trẻ sơ sinh, giúp giảm trầm cảm sau sinh, tăng ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của cả mẹ và trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ ngủ ngon sâu dù giấc ngủ ngắn, mẹ bình tĩnh, giảm lo lắng, bớt căng thẳng, biểu hiện tích cực phản ứng xã hội. Oxytoxin được tiết ra qua việc cho bú trực tiếp cũng giúp tâm trạng của mẹ phấn chấn, cảm giác hạnh phúc sâu sắc.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ kết nối sâu sắc với con, hiểu và nhạy cảm hơn với những vấn đề của con cũng như tăng tỉ lệ giải quyết thành công với những thay đổi, những vấn đề sau này khi con dậy thì hoặc trưởng thành gặp phải.
Ngoài các lợi ích nuôi con sữa mẹ được nghiên cứu kĩ trên, thực tế nuôi con bú sữa mẹ trực tiếp còn hàm chứa rất nhiều ích lợi khác dễ nhìn thấy:
- Không lích ca lích kích trụng bình sữa, hâm sữa, pha sữa công thức
- Không cần phải lăn tăn, chọn sữa gì phù hợp, không tốn tiền, tiết kiệm thời gian.
- Sữa mẹ từ trong bầu vú mẹ luôn luôn tươi mới.
- Đi du lịch cùng con chỉ cần mang theo mẹ là đủ thức ăn nước uống cho trẻ.
- Khi trẻ sơ sinh trẻ nhỏ đau ốm không biết ăn gì hay không thể ăn gì thì chỉ cần bú mẹ trực tiếp là hoàn hảo.
Sự gắn kết, tiếp xúc, da kề da, ánh mắt triều mến khi cho con bú là vô giá. Bởi cả mẹ và con đều hưởng được hormone hạnh phúc oxytoxin. Không có chất liệu nào hay thời gian nào trong cuộc đời có thể thay thế hoặc xẩy ra được ngoại trừ việc nuôi con bằng sữa mẹ trực tiếp hoàn toàn.
Bài viết tổng hợp, lượt dịch chia sẻ thông tin từ Noom, không phải là phát đồ điều trị hay tư vấn y tế. Nếu bạn muốn thâm vấn chữa bệnh vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế có thẩm quyền trước khi đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/breastfeeding/conditioninfo/benefits
https://www.womenshealth.gov/breastfeeding
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/default.aspx
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/
https://www.sciencedirect.com/topics/food-science/bioactive-compound
https://www.britannica.com/science/growth-factor
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536997/
https://www.immunology.org/public-information/bitesized-immunology/cells/macrophages
https://en.wikipedia.org/wiki/Cytokine
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6120486/
https://www.webmd.com/parenting/psychological-benefits-of-breastfeeding
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9572809/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6096620/
https://en.wikipedia.org/wiki/Breastfeeding_and_mental_health
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23312681/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11885710/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11988057/
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/myelination
https://www.nimh.nih.gov/health/topics/autism-spectrum-disorders-asd
https://www.webmd.com/parenting/psychological-benefits-of-breastfeeding
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9572809/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6096620/
https://en.wikipedia.org/wiki/Breastfeeding_and_mental_health
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22541054/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20435366/
https://www.healthline.com/health/breastfeeding/11-benefits-of-breastfeeding
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/benefits/