Dưới ánh nắng mặt trời tràn đầy năng lượng tích cực của mùa hè, thử cởi bỏ “chiếc mặt nạ” nhợt nhạt, xanh xao, trắng chạch gây ra bởi tác hại của kem chống nắng. Cùng Noom, lý giải vì sao nhiều chị em luôn over hợp, hồng hào với nắng trời mặt trời không chút ngần ngại lăn tăn lo lắng nào nhé.
Bí quyết cho một làn da nâu bóng khỏe, đầy năng lượng, sức sống và quyến rũ thời thượng từ đâu? Noom tự tin trả lời bạn là ánh nắng mặt trời, đối tượng chịu nhiều oan ức vì hiểu lầm “ánh nắng gây ra làn da đen sạm của chị em phụ nữ.”
Hiểu sai về ánh nắng mặt trời
Mở đầu nội dung bài viết này, Noom sẽ giải oan cho ánh nắng mặt trời – yếu tố mang đến nhiều lợi ích cho làn da. Đầu tiên cần làm rõ những hiểu lầm phổ biến xung quanh ánh mặt trời.
Nắng làm da đen sạm xấu xí như mask girl?
Nhiều người nghĩ ánh nắng mặt trời có thể làm da mình đen sạm nên bôi kem chống nắng để giữ nó trắng sáng. Tuy nhiên, da bạn trắng đến xanh xao do nó không tiếp nhận đủ ánh nắng mặt trời cần thiết để kích thích quá trình sản sinh melanin. Vậy da xanh xao làm sao để hồng hào?
Nắng mặt trời có ảnh hưởng tích cực đến màu sắc và sức khỏe làn da hơn bạn nghĩ. Nó có thể cung cấp Vitamin D để kích thích làn da tự sản sinh melanin giúp tăng cường màu sắc tự nhiên. Hơn nữa, melanin còn có thể hấp thụ bức xạ tia cực tím có hại để bảo vệ da khỏi tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, để tối ưu lợi ích tắm nắng, bạn nên thoa thêm một lớp dầu để các mạch máu trong da mở rộng và tăng cường sự lưu thông máu. Điều này giúp cung cấp đủ dưỡng chất, oxy, làm tăng sự ổn định và hồng hào của làn da.
Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh?
Không chỉ làn da mà toàn bộ cơ thể trẻ sơ sinh vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Chính vì vậy, để giúp trẻ tăng cường miễn dịch tự nhiên, hấp thụ tiền tố Vitamin D và loại bỏ vàng da sinh lý nhanh hơn, cứng cáp khung xương, tăng thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, chị em nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc nắng trời còn nhẹ và dễ chịu cho trẻ.
Hơn hết, ánh sáng mặt trời còn kích thích sản sinh hormone serotonin “hormone hạnh phúc” để cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu ở trẻ, cân bằng hệ thống nội tiết melatonin hormone liên quan đến quá trình ngủ, giúp điều chỉnh nhịp sinh học, giúp trẻ ngủ ngon giấc và cân bằng thói quen từ nhỏ.
Thời điểm lý tưởng để tắm nắng cho trẻ sơ sinh là trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều (thay đổi tùy vào vùng địa lý, theo mùa). Lúc này ánh sáng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời yếu, thích hợp cho việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở trẻ.
Lưu ý, nếu nắng trời gay gắt, chị em phải hạn chế cho trẻ tắm nắng. Hãy cẩn trọng về cường độ ánh nắng và đồng thời tăng cường tắm nắng đúng cách để nhận về lợi ích vô vàn từ năng lượng mặt trời chị em nhé!
Ánh nắng mặt trời có tác dụng gì?
Có thể chị em chưa biết, nghiên cứu về tác dụng của ánh nắng mặt trời xuyên qua da như một liệu pháp tập trung bức xạ chữa bệnh đậu mùa, bệnh lupus, bệnh lao… đã đoạt giải Nobel năm 1903 (do bác sĩ Niels Ryberg Finsen người Đan Mạch phát hiện).
“Anh chàng” mặt trời cũng là nguồn năng lượng, dinh dưỡng, vitamin D tự nhiên tốt nhất cho cơ thể. Sắc tố đen tự nhiên (melanin) mà chị em đang cố tình ức chế chính là rào cản tia UV an toàn nhất, không cần đến SPF/PA nhân tạo trong kem chống nắng.
Cơ thể chúng ta hàng triệu năm đã có cơ chế chống lại sự xáo trộn của tác nhân UV trong nắng trời, để hấp thụ những lợi ích không thể thay thế, thông qua da người.
1. Giúp cơ thể quang hợp cùng một lượng vừa phải UVB, kích hoạt ít nhất 1000 gen trong cơ thể để tăng cường trao đổi chất, sức khỏe xương, dẫn truyền thần kinh. (Lượng thấp vitamin D được phát hiện trong các nghiên cứu về ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, tiểu đường, tim mạch.)
2. Điều hòa huyết áp ở mức cân bằng, giảm béo phì
3. Tiết hormone serotonin và melatonin trong cơ thể liên quan chặt chẽ đến trầm cảm, tâm trạng thất thường và rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD).
4. Tăng cường tự miễn dịch, cân bằng đồng hồ sinh học thông qua tiếp xúc với ánh nắng nhờ melatonin (từ tuyến tùng vào ban ngày).
5. Làm sạch làn da, ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại như cách chúng ta phơi quần áo ngoài nắng trời, thơm tho, sạch lành hơn, không bị mốc ẩm mùi.
Những lưu ý khi tắm nắng
Ánh nắng mặt trời chỉ phát huy tác dụng tối đa khi bạn biết tắm nắng đúng cách. Dưới những lỗ thủng tầng ozon và nắng hè ngày càng gay gắt, chị em nhớ cẩn trọng khi phơi nắng, tắm nắng vừa phải không quá đà. Một khi đã cảm nhận, chuẩn bị tốt cho làn da cơ thể dưới nắng trời, chị em sẽ falling love với anh chàng mặt trời đấy.
6. Theo Ayurveda, khi bạn tức giận, đói, khó chịu về mặt cảm xúc, ngưng tắm nắng, đặc biệt giữa trưa (pitta trong cơ thể tăng cao).
7. Hãy phơi những bộ phận cơ thể thường không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như lưng, bụng và vai.
8. Nên tắm nắng từ 15 đến 20 phút mỗi ngày và điều chỉnh tuỳ vào mùa, thời tiết, sức khoẻ, sự chuẩn bị cho làn da.
9. Tăng cường một lớp quần áo mỏng vừa phải để làm dịu nắng gắt qua da.
10. Dội nước toàn thân cho ẩm, rồi xoa một lớp dầu ép lạnh mỏng giữ ẩm, bảo vệ và tăng cường hấp thu lợi ích của nắng qua da. Dầu mè đen ép lạnh được khuyên dùng trong Ayurveda.
Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời bằng dầu ép lạnh
Theo Ayurveda, sau khi dầu được thoa lên da sẽ được hấp thụ vào da. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khi da phủ một lớp dầu làm tăng nhiệt độ cơ thể và lưu lượng máu. Điều này giúp da hấp thụ dầu tốt hơn.
Ngoài ra, dưới ánh nắng, một loại chất béo trong da tạo ra Vitamin D. Vì vậy, để sản xuất Vitamin D, cả ánh sáng mặt trời và chất béo đều cần thiết. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sau khi thoa dầu tối ưu lợi ích khi tắm nắng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất Vitamin D. (Vaidya Meghraj Madhav Paradkar, Đạo tràng Sanatan, Ramnathi, Goa -21.10.2018)
Đã đến lúc chị em kiên quyết phục hồi, nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh, giúp hấp thụ lợi ích tuyệt vời từ ánh nắng mặt trời. Hãy để cuộc sống của chị em tràn ngập ấm áp của vitamin Sun nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.sanatan.org/en/a/101200.html
http://ayurvedacommunity.org/article/-sun-nobel-prize