Trẻ em không biếng ăn. Chúng tôi khẳng định điều này.
Vì sao trẻ nhỏ bị cho là biếng ăn
Trẻ nhỏ chẳng bao giờ biếng ăn cả. Chẳng qua chúng chỉ thích ăn những thứ bố mẹ lo ngại thôi. Rõ ràng bánh kẹo công nghiệp, đồ đóng hộp, các món fastfood, pizza, gà rán… có sức hút mạnh mẽ với trẻ con nhưng lại là nỗi ám ảnh, muộn phiền của các bậc phụ huynh.
Lúc mới sinh ra bú sữa công thức.
Lúc ăn dặm thì bánh ăn dặm, dầu ăn dặm, gia vị ăn dặm…, chắc chắn lớn lên một chút sẽ mê mẩn thực phẩm công nghiệp. Quá là logic luôn.
Vì sao trẻ có xu hướng ăn nhiều chất béo
Con trẻ bắt đầu ăn dặm cần lượng chất béo lớn đến 40% trên tổng nhu cầu năng lượng (gấp ~2 lần người lớn và giảm dần ở từng độ tuổi (theo WHO & FAO). Thậm chí, Hiệp hội Nhi khoa Canada khuyến cáo cung cấp chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh và trẻ em (0-3 tuổi) không giới hạn.
Chính vì vậy trẻ em không biếng ăn bao giờ cả. Một cách bản năng cơ thể con trẻ cần chất béo lượng rất lớn để phát triển, tuổi ăn tuổi lớn.
Nếu bữa ăn hằng ngày không bổ sung lượng chất béo lành mạnh, trẻ sẽ biếng ăn cơm canh rau củ nhưng rất thèm bim bim gà rán béo ngậy, đó là “chất béo” chúng cần, bất chấp là chất béo tốt hay xấu, bẩn hay sạch. Đồng thời, vị giác tinh khôi của trẻ dần dần bị đánh lừa bởi các gia vị, phụ gia, hương liệu nhân tạo, khiến con yêu nghiện đồ công nghiệp lúc nào không hay.
Thực phẩm công nghiệp với phụ gia tăng cường vị giác, thị giác, khứu giác tăng cường liên tục mỗi ngày sẽ làm mất năng lực vị giác bản năng. Trầm trọng hơn, trẻ mất khả năng nhận biết chất thiếu trong cơ thể, từ đó mất phản xạ thèm ăn, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Tại sao chất béo quan trọng với trẻ em
Chất béo tham gia vào cấu trúc cơ thể trẻ em
Chất béo giúp cải thiện chiều cao và tầm vóc trẻ em
Tệ hơn nữa việc không cung cấp đủ chất béo và đường cũng làm hạn chế tầm vóc con trẻ, đặc biệt là chiều cao. Trẻ cần chất béo để tăng trưởng chiều cao vượt trội chứ không phải cần canxi như chúng ta từng “hiểu biết”. Thành phần chính của sữa bò là chất béo, không phải canxi.
Thiết lập khẩu phần ăn dồi dào chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh với trẻ nhỏ có trong các hạt nhiều dầu như: lạc, mè, điều,dừa, sachi inchi, macca… Thiết lập khẩu phần ăn có các hạt này trong thực đơn hoặc sử dụng dầu ép lạnh từ các loại hạt này để nấu ăn sẽ giúp trẻ hấp thu được chất béo lành mạnh.
- Dầu mè/dầu sachi/dầu hạt điều/dầu dừa dùng nêm vào cháo/súp/cơm sau khi đã nấu chín – thích hợp với trẻ từ 6 tháng trở lên. Mỗi lần nêm chỉ cần 1 thìa cafe là đủ.
- Dầu lạc/dầu điều/dầu dừa dùng trong chiên rán, nấu nướng tất cả các món ăn cho trẻ – thích hợp với trẻ 1 tuổi trở lên.
Ngoài việc bổ sung chất béo, dầu mè đen ép lạnh còn bổ sung canxi tự nhiên tốt cho xương, dầu sachi bổ sung DHA tự nhiên tốt cho phát triển trí thông minh.
Để bảo vệ hệ tiêu hóa của con và trải nghiệm lời khẳng định chắc nịch của chúng tôi về ” trẻ em không biếng ăn” cha mẹ hãy nghiêm túc:
- Loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm công nghiệp dưới mọi hình thức trong thực đơn của trẻ ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.
- Tự nấu ăn cho con.
- Lựa chọn thực phẩm uy tín, trong đó thực phẩm nhà trồng, thực phẩm biết rõ nguồn gốc, thực phẩm hữu cơ sinh thái chính là thứ tự ưu tiên lựa chọn thực phẩm.
- Và bổ sung chất béo lành mạnh cho con. Riêng về chất béo, là món mà đa số các gia đình không tự sản xuất được, càng cần lưu tâm đặc biệt. Xem chi tiết số lượng chất béo trong khẩu phần ăn theo độ tuổi tại đây
Được mẹ tự tay nấu ăn mỗi ngày bằng các thực phẩm tự nhiên trẻ nhỏ sẽ có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh. “Có thực mới vực được đạo”, ăn ngon, cơ thể khỏe mạnh, là tiền đề phát triển trí não, tâm hồn. Thì chẳng có đứa trẻ nào biếng ăn cả. Chẳng có sinh vật nào trên trái đất này tự đưa mình vào ngõ cụt cả.
Khi đọc đến đây mà bạn vẫn thấy con mình biếng ăn thì bạn nên gặp các chuyên gia tâm lý về trẻ em. Một đứa bé không được hoạt động trí não, tâm thần và thân thể, mọi sinh hoạt ba mẹ ông bà giúp việc làm thay cho bé thì chúng cũng không cần nạp nhiều năng lượng. Biếng ăn lúc này với trẻ là điều tốt.
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7071444/
https://academic.oup.com/jn/article/133/9/2962S/4688137
https://www.health.harvard.edu/