Xây Dựng Thói Quen Dùng Thực Phẩm Tối Giản Thông Minh Cho Mọi Gia Đình

Nếu bạn yêu gia đình, an toàn sức khỏe luôn thuộc “top ưu tiên”. Tuy nhiên, thực phẩm sạch giá cao đã phần nào buộc chúng ta lựa chọn thực phẩm bẩn hoặc không rõ nguồn gốc giá rẻ. Người nghèo lại càng khó tiếp cận thực phẩm sạch. Bài viết này sẽ giúp bạn tiến đến việc xây dựng thói quen dùng thực phẩm thông minh, lành mạnh cho cả gia đình ở mọi cấp độ tài chính.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước chiếm 4.8% dân số (số liệu năm 2020, năm bùng dịch). Liệu những người thuộc hộ nghèo có thể tiếp cận thực phẩm sạch không? Chúng ta cùng tìm hiểu xem khả năng tài chính của hộ nghèo thực sự đang như thế nào nhé!

 Như Thế Nào Thì Xếp Vào Hộ Nghèo?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 theo các tiêu chí như sau:

– Thu nhập: Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

– Mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin. Trong đó, hiện có 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cho dịch vụ này và ngưỡng thiếu hụt được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định.

ty le ho ngheo theo vung 12 1024x1024 1
Theo dữ liệu khảo sát mức sống dân cư từ Tổng cục Thống kê.

Xét trên từng khu vực, tỷ lệ hộ nghèo có sự khác biệt giữa các vùng. Năm 2020, con số này ở nông thôn là 7,1%, cao hơn nhiều ở khu vực thành thị là 1,1%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất (14,4%), tiếp đến là các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (11% và 6,5%). Vùng có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,3%).

ty-le-ho-ngheo-thap-nhat-ca-nuoc.1
Theo dữ liệu khảo sát mức sống dân cư từ Tổng cục Thống kê.

Nếu đang sinh sống ở các thành phố có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận thực phẩm sạch hơn. Tuy nhiên, nếu tài chính không dư giả hay thậm chí ở những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, chúng ta luôn có những chọn lựa để giải quyết bất cập này và không nhất thiết phải dùng tiền.

3 “thực phẩm sạch” dành cho người “nghèo”

Vừa qua, chị em đã gửi về noom rất nhiều ý kiến đóng góp nhằm tìm đáp án “Nghèo” làm sao dùng thực phẩm sạch? Đây là câu hỏi lớn, cũng là nỗi “trăn trở” to đùng trong suốt quá trình vận hành noom.

ngheo-dung-thuc-pham-sach
Xây Dựng Thói Quen Dùng Thực Phẩm Tối Giản Thông Minh Cho Mọi Gia Đình 1

Chân thành cảm ơn chị em đã dành thời gian chia sẻ tâm tư, noom xin phép trích lại nội dung các comment (viết in nghiêng) trong bài đăng facebook và thể hiện lại qua 3 “thực phẩm sạch” cốt yếu bên dưới. Điều này nhằm hướng đến sự chủ động tiêu dùng bền vững, an tâm về sức khỏe gia đình, không bị giới hạn nhiều bởi yếu tố tài chính.

1. Tự chủ

Đầu tiên, chị em cần tin rằng mình có thể tự đáp ứng hầu hết các nhu cầu của chính mình mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào tài chính. Trước khi bắt tay vào hành động, hãy chuẩn bị, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng xanh, thực phẩm sạch, nông nghiệp bền vững… Một lời khuyên chân thành rằng hãy đọc và trải nghiệm kiến thức mình có được thật nhiều, thật nhiều hơn nữa. Đây là nền tảng đầu tiên, cốt lõi để mình thực sự biết cách đối xử tốt với sức khỏe bản thân và gia đình.

Chính vì vậy, các bài viết noom chia sẻ đến chị em đều phải có cơ sở khoa học và lý luận logic chặt chẽ nhằm vạch trần các mánh khóe thị trường công nghiệp và tìm ra hướng đi để sửa chữa những sai phổ biến mà chị em đang gặp phải. Theo đó, nếu chúng ta cùng nhau chia sẻ, một lượng kiến thức khổng lồ và khách quan cộng hưởng, được đánh giá dựa trên các nghiên cứu với số liệu cụ thể cùng trải nghiệm thực tế trong đời sống hằng ngày.

Với quan điểm rõ rệt về cách mua sắm, nhận biết và sử dụng thực phẩm trong gia đình một cách lành mạnh, chị em dễ dàng ra quyết định tiêu dùng đúng đắn. Hãy tỉnh táo trước những thực phẩm bẩn, sản phẩm công nghiệp tràn lan trên thị trường cùng lời quảng cáo “đánh trúng tâm lý” nhưng sản phẩm thì chứa đầy chất độc hại. Nếu nghèo, mình càng phải cẩn thận hơn để tránh mất tiền oan và “mua” thêm bệnh vào người.

Một khi chị em đã tự chủ tiếp cận các nguồn kiến thức hữu dụng, hãy bắt đầu thay thế dần các loại thực phẩm không phù hợp với sức khỏe và kinh tế gia đình. Cho dù là thực phẩm sạch, chỉ nên mua dùng khi thực sự cần, với số lượng vừa đủ hoặc thậm chí ít hơn. Về vấn đề này, các chị em cho hay:

– Mình ăn 500gr chuối vườn rừng cho 1 tuần chứ không ăn 1kg cho 1 tuần. Ví dụ vậy!

– Dùng ít mà chất ạ!

– Mua đồ sạch mình sẽ dùng tiết kiệm hơn ví dụ 1 chai mắm ngon mỗi lần rót sẽ rót ít, ăn không hết đậy kỹ mai mang kho thịt, cá chẳng hạn (chứ mua mắm rẻ, mỗi lần rót nhiều ăn không hết phải đổ). Tính ra chi phí cho hàng kém chất lượng nhiều hơn hàng sạch vì mình lãng phí. Đúng kiểu “đo lọ mắm, căng lọ dầu”.

– Cắt giảm mua tất cả các loại sữa tắm giặt (mỗi người một loại) và chỉ dùng 1 bánh soap Noom.

– Không sắm giày, dép, túi xách, mỹ phẩm, quần áo linh tinh quá nhiều, không ăn hàng quán linh tinh, đừng ham của rẻ linh tinh 1-2 ngàn thấy ít cứ đè mua, ngưng mua sắm linh tinh, để dành tiền ấy đi mua thực phẩm. Ăn tại nhà không la cà.

– Hạn chế đi đám tiệc những người không phải thân thiết cũng không phải quan hệ làm ăn.

– Mình chăm cả nhà ăn uống đồ sạch thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuốc thang bệnh viện.

– Lấy tiền mua thuốc tây,  thực phẩm chức năng, mỹ phẩm để dành mua thực phẩm sạch 😬 thà tốn tiền ăn còn hơn tốn tiền chữa bệnh 🥶

– Khi đã nghèo thì con người ta ít lựa chọn thay thế. Chỉ mua khi cần và phải rẻ. Không có khái niệm thay sữa hạt bằng sữa bò. Người nghèo lại là người ít hại môi trường nhất. Ăn ít. Mặc ít. Dùng ít.

– Mình biết những người thu nhập thấp cũng không hoang phí gì đâu. Họ cũng tằn tiện chi tiêu đến mức tối đa đó mà rồi cũng loay hoay, xoay sở.

Những góp ý trên đây của chị em rất gần gũi và cũng nói lên một thực trạng rằng người nghèo vẫn phải loay hoay, xoay xở dù họ đã cố gắng cân đối chi tiêu, tự chủ kiến thức về sức khỏe gia đình.

Hãy yên tâm, với tâm thế tự chủ này, chị em hoàn toàn có khả năng tự tạo nguồn thực phẩm sạch cho chính mình và gia đình.

2. Tự trồng

Hiện nay, các cửa hàng thực phẩm sạch liên tục nhận về các phản hồi, thắc mắc của người dùng về các “dấu hiệu lạ” trên thực phẩm gắn nhãn hữu cơ. Tranh cãi diễn ra gay gắt, người tiêu dùng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, cửa hàng nhiều khi không trực tiếp trồng hay quản lý kỹ thuật. Chuỗi cung ứng bị mất kết nối, thị trường cần được minh bạch rằng thực phẩm sạch này có nguồn gốc từ đâu, do nông dân nào trồng, do kỹ sư nào quản lý kỹ thuật, do công nhân nào chế biến…

– Thay vì bỏ tiền đi tìm mua nguồn thực phẩm sạch uy tín, tự trồng là cách an toàn, tiết kiệm nhất. Nếu bạn ở quê hay thành phố, đều có cách để trang trải phần nào những loại nông sản tự trồng. Ở quê với diện tích đất nhỏ trên từng hộ dân, bạn có thể áp dụng module vườn rừng, mùa nào thức nấy, đa dạng, số lượng nhỏ phù hợp cho nhu cầu gia đình. 

– Nhà mình vẫn còn trồng được đậu phộng, dù ít thôi, chỉ đủ để dành nấu mì Quảng. Mỗi lần ép dầu xong bà khệ nệ mang đi cất rồi cần nấu món gì lại khệ nệ mang ra chắt xíu vô cái chén thiệt thương quá trời. Vậy thì hóa ra những người nghèo nhất (nông dân) mới là những người biết quý thực phẩm sạch nhất. 

– Quan niệm “nghèo” làm sao dùng thực phẩm sạch hiện là quan niệm sai lệch chứ thực tế không phải do nghèo. Trừ những trường hợp bỏ tiền mua thực phẩm sạch mà lại phải dùng thực phẩm không sạch.

– Dùng thực phẩm sạch, làm thực phẩm sạch mới đỡ nghèo.

– Muốn thoát nghèo??? Muốn thoát Noom thì lo làm vườn rừng đi nha :))))

tu-trong-thuc-pham-sach-tai-nha
Với một ban công nhỏ ở phố hay mảnh đất trống ở quê, bạn có thể tự trồng thực phẩm sạch dùng cho cả nhà.

Thay vì chịu các chi phí khác từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, hay “đoán già đoán non”, mơ hồ về nguồn cung thực phẩm, chị em hoàn toàn có thể tự trồng. Với một ban công nhỏ ở phố hay một mảnh đất trống ở quê, cộng với một lượng kiến thức cơ bản về nông nghiệp bền vững, chị em dễ dàng sở hữu vườn nông sản tại gia, tự “bán” thực phẩm sạch cho chính mình.

Đây cũng là quá trình giúp chị em trân quý thực phẩm mình ăn hàng ngày, biết ơn và sử dụng thực phẩm vừa đủ, cảm nhận và tiếp nạp năng lượng sâu hơn từ thức ăn. Như vậy, chúng ta phần nào đang quay về thời ông bà “tự cung tự cấp”, kinh tế tối giản và bền vững.

Còn đối với nông thôn: theo số liệu từ bộ nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp của VN là 27.3 triệu hecta. 70% dân cư và dân có thu nhập thấp hơn vẫn tập trung ở nông thôn. Vì vậy tính theo con số này thì mỗi người dân sống ở nông thôn có ít nhất 433m2 đất nông nghiệp để canh tác.

3. Tự tay

Ở vai trò người phụ nữ, chị em còn là linh hồn của căn bếp. Cảm giác ngon miệng trong bữa ăn gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp không khí chung. Đến đây, nếu chị em chọn thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn giá rẻ, nịnh khẩu vị như ở ngoài hàng, sẽ là một cú lội ngược dòng nguy hiểm vì không những tốn kém vô ích mà còn không an toàn.

– Thức ăn càng trải qua nhiều quá trình chế biến, càng có giá cao hơn. Nếu giả rẻ hơn, tức trải qua quá trình chế biến công nghiệp, đó không còn là thực phẩm sạch nữa với hàng tá các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.

– Bánh kẹo đồ ăn vặt của con tự tay làm sẽ rẻ và tiết kiệm hơn mua đồ công nghiệp.

tu-tay-lam-thuc-pham-sach
Chuối nếp nướng “nhà làm” là một trong những món khoái khẩu dành cho các “siêu quậy” tại Rơm Vàng.

Vì vậy, chị em hãy tự tay chế biến thức ăn, nêm thêm niềm vui trong bữa ăn gia đình. Những món mình có thể tự làm ra được, hãy “tự tay”. Một công được đôi ba chuyện, sạch sẽ, an tâm, tiết kiệm, thậm chí chị em sẽ “lên tay”, làm được đủ thứ món ngon khác nhau để tận dụng nguyên liệu có sẵn hoặc dư ra từ các bữa ăn hay những lần thu hoạch.

Ngoài ra, nếu chị em gặp khó khăn sắp xếp thời gian để tự trồng, tự tay chế biến vì công việc chính đã ngốn phần lớn thời gian. Comment dưới đây có thể là một gợi ý phù hợp:

Nếu gia đình mình có thu nhập X triệu, hai đứa con ở thành phố, mình sẽ làm CTV cho một shop thực phẩm sạch uy tín, chăm chỉ cày ngoài giờ đi làm mỗi tháng chắc chắn sẽ kiếm thêm ít nhất 1 triệu, 1 triệu đó đủ để mua rau sạch cho cả nhà.

Tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm sạch

Trên thực tế, chị em hoàn toàn có thể vừa sử dụng thực phẩm sạch với giá tốt vừa kinh doanh để tăng thêm thu nhập bằng cách tham gia các chuỗi cung ứng. Đây là phương án kinh doanh có rủi ro cực kỳ thấp và giúp chị em cùng các mối quan hệ cá nhân dễ dàng tiếp cận với nguồn thực phẩm sạch đáng tin cậy.

chuoi-cung-ung-thuc-pham-sach-minh-bach
Sự minh bạch trong chuỗi cung ứng thực phẩm sạch là điều tối quan trọng.

Mỗi chuỗi cung ứng sẽ có một yêu cầu riêng. Đối với noom, mong muốn quan trọng nhất và gần như là duy nhất ở nhà phân phối là sự yêu thích đối với các sản phẩm Noom, sử dụng hàng Noom thành thạo ngay tại bếp nhà. Các tiêu chí còn lại, chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau, nội dung chi tiết đã sẵn có trong bài viết dành cho nhà phân phối hàng Noom hoặc liên hệ trực tiếp đại lý tại các tỉnh thành.

Qua bài viết này, đặc biệt dành cho những ai đang hạn chế về mặt tài chính, chúng ta luôn có nhiều cách khác nhau để vượt qua và tiếp cận thực phẩm sạch nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình. Trên con đường này, không ai trong chúng ta cô đơn, các chị em đã nhiệt tình cùng nhau bày tỏ tâm tư, đóng góp ý kiến rất thiết thực. Noom vô cùng tự hào đã đồng hành chị em suốt 11 năm qua và hân hạnh được tiếp tục đồng hành trong tương lai.

Nếu chị em có những bổ sung, thắc mắc hoặc bất kỳ phản hồi nào, hãy nhắn noom hay nhé. Chúng ta sẽ cùng hiểu, yêu thương và hỗ trợ cho nhau. Noom cũng như các chị em khác, đang đợi bạn ngỏ lời!

Nguồn tham khảo:

https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/quy-dinh-ve-chuan-ngheo-da-chieu-giai-doan-2021—-t8919.html

https://vksndtc.gov.vn/KND/TT/Lists/TinTuc/Attachments/8919/nghi-dinh-07-2021-nd-cp-chuan-ngheo-da-chieu-giai-doan-2021-2025.pdf

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/thong-cao-bao-chi-ve-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2020/

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon
×