Đột Biến Gen hay Biến Đổi Gen (GMO) hay Kỹ Thuật Lựa Chọn Gen? Giống và khác nhau?

“Cải tiến và đổi mới” là điều ra rả trên TV, từ bột giặt đến dầu gội đầu, gần đây là thực phẩm cũng cải tiến “biến đổi gen” với cái tên GMO. Chúng phân bổ rộng rãi không khác gì TV, giống như bắp và đậu nành GMO lần lượt chiếm ~50% và ~90% sản lượng nước ta.

Các khái niệm đi kèm biến đổi gen GMO như đột biến gen, kỹ thuật lựa chọn gen… liệu khác nhau và tốt xấu ra sao? Chị em cùng noom khám phá nhé!

Phân biệt các biến thể đột biến gen GMO trá hình

Đầu tiên, các mẹ thử ôn lại kiến thức sinh học chút xíu nhé. Chúng ta cũng như sinh vật được tạo nên từ hàng nghìn tỷ tế bào. Quá trời quá đất! Mỗi tế bào đều chứa cùng một thông tin di truyền đặc biệt của từng cá thể, gọi là DNA. Gen là một đoạn DNA quyết định tính độc nhất của mỗi sinh vật. 

Nhờ khoa học hiện đại, chúng ta có để “đọc” được gen đấy, như xét nghiệm DNA trong phim truyền hình, nhờ các máy “giải trình tự gen” (gene sequence). 

  1. Các phương pháp biến đổi gen GMO

Kịch hay bắt đầu từ đây, nếu không chỉ “đọc gen”, điều gì sẽ xảy ra khi các nhà khoa học trực tiếp “can thiệp gen” bằng cách cắt ghép, thêm thắt các đoạn nhỏ DNA để “biến đổi gen”? Thậm chí, có thể biến đổi gen khác loài, không có tính liên hệ sinh sản như thụ phấn, giao phối. Đối xử với gen di truyền như lego xếp hình đồ chơi của con vậy đó.

Kết quả là thực phẩm biến đổi gen GMO hoàn toàn không có trong tự nhiên, được ra đời ngay trong phòng labs của các nhà khoa học. 

noom.blog .gmo .2 min
Các cách phổ biến mà sinh vật “được” biến đổi gen. Chú thích: – Traditional Breeding: sinh sản truyền thống và chọn lọc cá thể con. – Mutagenesis: gây đột biến bằng cách phơi nhiễm hạt giống với hóa chất hoặc bức xạ. – RNA Interference: ức chế một gen đã chọn bằng cách can thiệp RNA – Transgenics: chèn các gen đã chọn bằng phương pháp DNA tái tổ hợp – Gene Editing: cắt bỏ, thêm thắt các đoạn DNA với nhau để chỉnh sửa gen theo ý muốn.

Thực tế cho thấy, gen của sinh vật có thể thay đổi theo tự nhiên mà không cần con người can thiệp trực tiếp. Tuy nhiên, sinh vật cần trải qua hàng thế kỷ, hàng trăm ngàn lần thụ phấn, giao phối truyền thống để tự nhiên kiểm chứng, đào thải hoặc cho phép tồn tại qua các thế hệ. Chúng khác hoàn toàn với thực phẩm GMO “ăn liền” ngày nay.

Mượn cớ trước biến đổi khí hậu và rủi ro an ninh thực phẩm toàn cầu và đặc biệt là lòng tham của những nhà khoa học, nhà kinh doanh muốn “cải tiến, đổi mới”, họ không đủ kiên nhẫn chờ đợi hàng thế kỷ để đón nhận các GMO như ý.

Để đẩy nhanh quá trình biến đổi gen, kỹ thuật di truyền (Gene Engineering) ra đời. Trong đó, 2 cách phổ biến là dùng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, có khả năng chuyển DNA sang thực vật một cách tự nhiên (giống như tiêm vacxin) và “súng bắn gen” giúp bắn các hạt siêu nhỏ được phủ DNA vào tế bào thực vật. 

Kỹ thuật di truyền (GE) đứng trước sự kiểm soát pháp lý chặt chẽ do nghi ngờ các rủi ro sức khỏe, môi trường cùng chi phí cực kỳ cao. 

noom.blog .gmo .3 min

Vì vậy, nhiều kỹ thuật hiện đại khác đã ra đời, phổ biến là chỉnh sửa gen (gene editing). Phương pháp này có độ thao tác với gen chính xác hơn, ít tốn kém và có thể được R&D, thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt, thoát khỏi các quy trình kiểm soát khốc liệt áp dụng cho các sản phẩm biến đổi gen. 

Các luật lệ quy chế kiểm soát GMO dường như không chạy theo kịp các biến thể về kỹ thuật di truyền.

  1. Đột biến gen (Genetic Mutation)

Một khái niệm dễ hiểu lầm là “Đột biến gen”, giải trình tự gen bị thay đổi do các phản ứng sinh hóa không thể tránh khỏi trong tự nhiên, khác với việc con người cố tình can thiệp vào cấu trúc gen như GMO. 

Thí dụ, con người có cơ chế ngăn ngừa đột biến, giảm tác hại bức xạ thông qua sự lắng đọng hắc tố melanin trong tế bào da. Bức xạ này là tự nhiên không phải nhân tạo. Vì vậy, tỷ lệ đột biến tự nhiên không bao giờ bằng 0 và hiện diện như một tiến trình tiến hóa của động-thực vật.

Trong trường hợp bức xạ tần số cao như tia gamma và tia X, chuỗi DNA sẽ bị phá vỡ.
Trong trường hợp bức xạ tần số cao như tia gamma và tia X, chuỗi DNA sẽ bị phá vỡ.

Trong trường hợp bức xạ tần số cao như tia gamma và tia X, chuỗi DNA sẽ bị phá vỡ.

Đột biến gen có ảnh hưởng tốt sẽ góp phần vào quá trình tiến hóa của sinh vật. Ngược lại, sinh vật bị đột biến gen xấu, sẽ tự bị đào thải bởi tự nhiên. 

Tuy vậy, con người thường muốn thay vai trò của tự nhiên, cố tình tạo ra đột biến bất chấp tốt xấu và kéo dài sự tồn tại của sinh vật đột biến xấu để hưởng lợi cho mình, bỏ mặc tự nhiên. 

Một trong những kỹ thuật trá hình, lách định nghĩa biến đ44444uiiiổi gen GMO, lạm dụng “đột biến gen” ở sinh vật là “kỹ thuật lựa chọn gen”. 

  1. Kỹ thuật lựa chọn gen

Không mang tiếng can thiệp trực tiếp vào cấu trúc DNA, kỹ thuật lựa chọn gen nghe có vẻ “nhân văn” hơn nhưng thực tế là một kỹ thuật “biến thái gen”. Cho dễ hiểu, noom lấy ví dụ “đau đớn” điển hình là giống bò 3B (Blanc-Bleu Belge) hay bò Bỉ xanh mà nông dân Việt Nam đang chăn nuôi tràn lan tại các làng quê mộc mạc ân tình. 

noom.blog .gmo .5 min
Bò 3B không phải là siêu phẩm, cũng không phải quái vật. Chúng là nạn nhân của kỹ thuật chọn lọc gen.

Ban đầu, lý do khiến chúng trông như “lực sĩ bò tót” là bởi đột biến tự nhiên mang tên “cơ bắp kép”, xảy ra khi động vật thiếu một loại protein nhất định, điều chỉnh sự phát triển cơ bắp. 

Mặc dù cơ bắp kép là tự nhiên nhưng cách mà đột biến được duy trì thì không. Ngành công nghiệp thịt chọn lọc những đột biến này để tạo ra các con vật lớn hơn và do đó, nhiều thịt hơn. 

Đây là kỹ thuật kéo dài đột biến gen, tăng cường đột biến thông qua chọn lọc gen, lựa chọn tinh trùng khiếm khuyết gen và lạm dụng thụ tinh nhân tạo trên động vật.

Đối với con bò 3B, chúng phải chịu đựng hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mang thai khó khăn, hầu như luôn phải mổ đẻ. Sau sinh, chúng có thể mắc dị tật bẩm sinh, bao gồm lưỡi to, gây khó khăn hoặc thậm chí không bú được sữa mẹ. Ngoài ra, các vấn đề về tim mạch, hô hấp, xương và khớp,… khiến sự tồn tại của bản thân con bò 3B như cực hình, đôi khi chết sớm. Người ta chỉ đơn giản bơm kháng sinh liều cao nhằm giữ chúng sống đủ lâu để vừa kịp đến lò mổ, bất chấp điều kiện sống khốn khổ, chật chội.

Đối với con người, bò 3B vai u thịt bắp, phát dục sớm, tăng mạnh nhanh các thớ cơ trong cơ thể, liệu ăn vào có làm cơ bắp con người tăng chóng mặt tới mức toát ra lúc nào không hay? Khiếm khuyết gen của con bò ngay từ trong trứng với tinh trùng dị tật đi vào cơ thể người thì liệu có duy trì nòi giống an toàn? Chưa kể thức ăn gia súc gần như 100% là phụ phẩm, phế phẩm từ bắp và đậu nành GMO.

Biến đổi gen, đột biến gen, kỹ thuật lựa chọn gen, những khái niệm nghe có vẻ “cải tiến, đổi mới” nhưng ẩn chứa những tác hại vĩnh viễn về sau. Cùng noom khám phá tiếp nhé!

Những lợi ích “khôn lường” từ GMO

1.     Kháng thuốc, kháng bệnh và “giá đắt” phải trả

Cây trồng từ hạt giống GMO kháng được rất nhiều sâu bệnh, kháng cỏ, kháng nấm, kháng tất cả các bệnh trên cây trồng, cho năng suất cao. Nhưng “lắm tài nhiều tật”.

Thí dụ, sự kháng nhiều loại thuốc diệt cỏ, nổi tiếng nhất Roundup. Nông dân Hoa Kỳ đã lạm dụng trồng giống Roundup Ready (chuyên kháng thuốc diệt cỏ Roundup) với lượng siêu lớn ~90% ngô và đậu nành. Họ có thể thoải mái phun thuốc diệt cỏ để tăng năng suất nhưng lượng glyphosate trong thuốc diệt cỏ này là nguy cơ ung thư cực cao với con người. 

Thực tế, công ty Monsanto (tác giả Chất độc màu da cam) tạo hạt giống Roundup Ready đã phải bồi thường khoảng 1 tỷ USD thiệt hại cho một cặp vợ chồng bị ung thư do thuốc diệt cỏ Roundup gây ra vào năm 2019. Hàng nghìn cáo buộc tương tự về bệnh ung thư sau đó đã lấy đi của Bayer (công ty mẹ Monsanto) hơn 10 tỷ USD tiền bồi thường.

Ở nước ta, nếu trồng giống GMO, nông dân sẽ phụ thuộc vào các công ty nước ngoài vì giống này vô sinh. Giá hạt giống GMO các nước thường cao hơn 2-3 lần so với hạt giống thường. Chưa kể khi trồng cây giống GMO, phải mua thêm thuốc diệt cỏ riêng cho loại cây GMO (theo GS nông nghiệp Võ Tòng Xuân). 

Như ví dụ trên, Monsanto vừa tạo ra thuốc diệt cỏ Roundup, vừa tạo ra giống kháng thuốc diệt cỏ Roundup Ready, nhưng người bị ung thư là nông dân và người tiêu dùng.

2.     Năng suất cao và bài toán ngược về an ninh lương thực thế giới

Dân số thế giới dự kiến tăng gấp đôi sau 40 năm nữa, ước tính lương thực phải gia tăng sản xuất ít nhất 40% trong bối cảnh đất hiếm, nước cạn. Áp lực duy trì an ninh lương thực rất lớn và GMO đóng góp phần năng suất cao, nhưng đây chỉ là một bài toán ngược.

Thực tế, năng suất GMO không quá cao và gánh đằng sau là một đống hệ lụy về chi phí cồng kềnh và tổn hại môi trường. Nước ta vẫn có giống bắp lai có năng suất 8 tấn/ha bằng giống bắp GMO, chỉ có là nông dân tốn công làm cỏ.

Mỗi năm, theo FAO, khoảng 1,3 tỷ tấn thức ăn bị lãng phí trên toàn thế giới. Số lượng này đủ nuôi sống cả 3 châu lục là châu Phi, châu Âu và châu Mỹ trong vòng 1 năm. Tại Việt Nam, có 8,8 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí, tương đương với 2%GDP. Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm trong khu vực (theo VTV).

Chưa hết, dinh dưỡng trong thực phẩm ngày nay giảm 40% so với 20 năm trước. Lời giải về cán cân lương thực không nằm ở năng suất cao của giống GMO mà chính giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm và thói quen tiêu dùng. 

1/2 số người để thức ăn trong tủ lạnh sẽ quên lãng nó cho đến khi không còn ăn được. Hơn 1/3 người nội trợ không biết cách kiểm soát khẩu phần ăn khi chế biến nấu nướng, gây ra việc nấu dư thừa so với nhu cầu ăn uống của gia đình.

Nếu dùng thực phẩm kém dinh dưỡng lại hoang phí như hiện nay thì có gia tăng thực phẩm bao nhiêu cũng không đủ, mà còn tạo thêm gánh nặng về rác thải, khí thải và môi trường, không khác gì “tiến hóa lùi”.

3.     Kinh tế cho người giàu và sự phụ thuộc của nông dân nghèo

Hạt giống biến đổi gen có sở hữu trí tuệ nên không được phép nhân giống, bản thân giống GMO cũng vô sinh hoặc thoái hóa qua vài thế hệ. Nông dân buộc phải mua hạt giống từ các công ty biến đổi gen. Các công ty sản xuất hạt GMO sẽ kiểm soát lương thực của thế giới theo cách này.

GMO giá rẻ từ các nước giàu có xuất sang các nước nghèo, khiến nông dân trồng hạt bình thường bán ra không được, họ bị mất việc và càng ngày càng trở nên nghèo mạt hơn. Còn các nước giàu có càng trở nên giàu có hơn.

4.     “Biến đổi gen” không giới hạn và tranh cãi không hồi kết

Khi biến đổi gen, cấu trúc gen của động-thực vật đã được sửa đổi, có thể thêm vào hoặc khuyết bớt đi. Khi gen lỗi, trái tự nhiên vào cơ thể người, chúng có làm thay đổi DNA của chúng ta không? Đó là chưa kể, sự tác động biến đổi gen có lợi thì liệu độc tố có phát dục mạnh hơn trong thực phẩm không?

Tại một hội nghị về cây trồng GMO ở Pháp, các nhà khoa học đã dẫn chứng một báo báo thí nghiệm trên chuột, khi chuột ăn bắp GMO thì sau một thế hệ, con chuột mọc lông trong cổ họng, sau 2-3 thế hệ thì ngừng sinh sản. 

Thực phẩm GMO có thể biến đổi gen của con chuột, liệu con người ăn vào có tác động đến gen biến đổi dị dạng gì không?

Khi giống GMO quá mới, chưa trải qua thời gian kiểm định dài hơi, tồn đọng quá nhiều nghi ngờ về độ an toàn và hệ lụy nòi giống, môi trường trong tương lai, sao phải vội vàng, ào ào tâng bốc và sử dụng giống GMO?

Những tranh cãi này chỉ là khởi nguồn nhỏ cho một nguy cơ tai hại tầm vĩ mô của GMO lên sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.

Nguy cơ của thực phẩm biến đổi gen – GMO

  1. Ô nhiễm gen và hệ sinh thái

Phấn của các loại cây GMO bay sang những loại cây khác và gây ra những biến đổi dị thường, gây loạn môi trường tự nhiên. Bản thân cây GMO còn có thể trở thành cỏ dại xâm lấn.

Các loại côn trùng, chim chóc sâu bọ, ong bướm và một số loại động vật khác có thể bị tuyệt chủng vì không có gì ăn hoặc ăn vào bị ung thư, biến dạng.

Dùng kỹ thuật di truyền để chuyển gen giữa các cây, đặc biệt là giữa các cây có họ hàng với nhau, dẫn đến ô nhiễm gen và được thực hiện bằng cách vận chuyển phấn hoa giữa GMO và non-GMO. 

Nếu GMO gây ra bất kỳ lo ngại đối với an toàn của người tiêu dùng và/hoặc môi trường bền vững thì vô phương cứu chữa. Bởi các sinh vật GMO đã có sẵn ngoài môi trường, giao thoa dạng “rộng” chứ không phải dạng vừa. 

noom.blog .gmo .6 min

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ trồng ngô và đậu này GMO chiếm trung bình lần lượt 91,47% và 93,81%. Điều này tác động trực tiếp đến nơi tiêu thụ ngô và đậu nành là Mexico. Chính phủ Mexico dự kiến cấm nhập khẩu ngô GMO từ năm 2024 do xâm nhập các dòng biến đổi gen vào các giống địa phương, gây ra mối đe dọa đối với đa dạng sinh học ngô quốc gia. 

  1. GMO nguy hại sức khỏe con người

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm GMO từ phòng labs có nguy cơ gây ra ung thư, u bướu, dị ứng, dị tật, nhờn thuốc ở chuột và có thể giống như trên cơ thể người. Ngoài ra béo phì, cũng do thực phẩm GMO.

Kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi trong ngành chăn nuôi gia cầm và các giống lúa mì hiện đại được sản xuất với sự hỗ trợ của đột biến do phóng xạ. Như một hệ quả tự nhiên, chúng sẽ đi vào cơ thể con người thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa và thịt, và do đó tạo các vi trùng kháng thuốc trong hệ thống tiêu hóa của con người.

Ngoài ra, thực phẩm GMO còn gây dị ứng. Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy tăng cân, thay đổi tuyến tụy và thận, ảnh hưởng độc hại đến hệ thống miễn dịch, thay đổi sinh hóa máu trong số các ảnh hưởng khác. 

Hơn nữa, việc thiếu các nghiên cứu dịch tễ học dài hạn và quy mô lớn, dẫn đến mọi kết luận an toàn về sản phẩm biến đổi gen đều rất gượng ép.

Thực phẩm GMO phổ biến cần tránh

  1. Bắp/ngô đỏ, ngô ngọt

Dù là nhà trồng, nhà sản xuất, noom vẫn rất khó phân biệt bắp ngô lai, đặc biệt khoảng 50% sản lượng trong nước là bắp GMO nhập khẩu. Chúng tôi liệt bắp đỏ, ngô ngọt vào danh sách GMO. Dựa vào nhãn mác không chút tin tưởng, các công ty bán giống có thể trí trá ngô GMO thành ngô lai cho dễ bán. Vì vậy, các sản phẩm chế biến có chứa các thành phần liên quan đến ngô đều không nên chọn. Ví dụ như: siro ngô, tinh bột ngô, bột ngô, bỏng ngô, bắp non mỹ đông lạnh, bắp vàng ngọt, sữa bắp…

noom.blog .gmo .8 min
Tổng thống Obama ký Dự luật gây tranh cãi Yêu cầu dán nhãn GMO. Ảnh: Eater
  1. Đậu nành

Đậu nành trong nước ta chiếm đến 90% là nhập khẩu từ các nước Mỹ, Brazil, Argentina, Ấn Độ, Canada…, tất nhiên là đậu nành GMO. Khi hàng triệu tấn đậu nành xâm nhập thị trường trong nước, mỗi năm ép ra hàng trăm tấn dầu ăn, phần bã mới dùng cho chăn nuôi. Lượng lớn đậu nành nguyên hạt dùng chế biến sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành, nước tương, chao, phù chúc, chả chay… đang bày bán trên thị trường. Từ dầu ăn đến tất cả các sản phẩm chế biến từ đậu nành đều không hề ghi có thành phần GMO trong nhãn mác. 

noom.blog .gmo .9 min
Các sản phẩm chế biến từ đậu nành đang bán tràn lan trên thị trường lấy từ nguồn đậu nành GMO nhập khẩu. Ảnh: HTD

Các sản phẩm từ đậu nành, đặc biệt là dầu đậu nành chắc chắn bảo vệ trái tim nhà sản xuất, chứ biến đổi gen con cái cháu chắt chị em mình lúc nào không hay.

  1. Cá rô phi

Có rất nhiều loại cá rô phi sống quanh các vùng quê ở những đầm lầy bỏ hoang tự nhiên. Chúng tôi không đủ kiến thức và khả năng phân biệt nên liệt cá rô phi vào cá rô phi GMO như một sự đề phòng trước những hoang mang, cá hồi cũng có dòng GMO.

  1. Hạt cải, dầu hạt cải, dầu hạt bông nổi cộm trong thế giới thực phẩm sạch là dầu sản xuất tại Nhật mới thực sự hãi hùng. Nước Nhật không có đất đai và khí hậu phù hợp, hầu hết là nguyên liệu GMO nhập khẩu. Dầu ăn đóng chai lọ có ghi thành phần dầu hạt cải là GMO.
  2. Bột mì, khoai tây, cà chua, đu đủ đỏ, bí ngòi, thuốc lá là các sản phẩm trà trộn biến đổi gien rất lớn. Hãy super cẩn thận khi mua ăn các sản phẩm này. 
  3. Đường ăn kiêng, đường trắng  với nguyên liệu là củ cải đường hoặc tinh bột sắn. Cũng là hai loại nguyên liệu cần sản lượng siêu lớn với giống GMO.
  4. Những sản phẩm chai lọ, hũ bình, đóng gói, bịch bánh, nước tương cà tương ớt, cocacola, ketchup, cà chua, ớt, thức ăn nhanh mcdonald, starbuck, henz, sữa bột, bánh kẹo…

Chúng ta có thể đang quá ngây thơ với những gì đang diễn ra liên quan đến biến đổi gen GMO. Từ thực phẩm GMO ăn trực tiếp đến những thành phần GMO núp lùm trong các sản phẩm chế biến, chưa kể vô số các biến thể mà chỉ nhà sản xuất mới biết rõ, vô vàn các câu hỏi hệ lụy mà đáp án nằm ở thế hệ sau.

Thật may mắn, Việt Nam là nước nông nghiệp tự chủ, chị em hãy cùng noom tự tin, tự hào lựa chọn thực phẩm sạch từ đất, từ giống thuần chủng, từ lối sản xuất truyền thống không can thiệp. Sức khỏe gia đình, con cái không nằm ở thực phẩm, mà chính sự quan tâm và yêu thương của chị em trong từng lựa chọn tiêu dùng. 

Những rủi ro và nguy cơ GMO cần phải “stop” ngay trong lựa chọn tiêu dùng của chị em, cẩn trọng với bất cứ thứ gì trái tự nhiên khi đưa vào cơ thể mình, con mình và gia đình mình. Hãy cương quyết nói không với GMO!

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8441473/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7549299/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7164548/

https://geneticliteracyproject.org/gmo-faq/glp-tackles-one-of-the-most-frequently-asked-biotech-questions-what-are-gmos/

https://www.newhope.com/non-gmo/whats-difference-between-ge-and-gmo

https://agbiotech.ces.ncsu.edu/q1-what-is-the-difference-between-genetically-modified-organisms-and-genetically-engineered-organisms-we-seem-to-use-the-terms-interchangeably/

https://allianceforscience.org/blog/2022/05/gmos-and-gene-editing-whats-the-difference/

https://global.wf.com/hub_article/genetically-modified-vs-gene-editing/

https://www.differencebetween.com/difference-between-crossbreeding-and-vs-gm/

https://www.youtube.com/watch?v=JtkhHIG3nx4

https://www.youtube.com/watch?v=Nmkj5gq1cQU

https://gigazine.net/gsc_news/en/20160317-what-happen-dna-damage/

https://www.nature.com/scitable/topicpage/genetic-mutation-1127/

https://geneticliteracyproject.org/2019/02/19/infographic-are-genetically-engineered-crops-less-safe-than-classically-bred-food/

https://biologydictionary.net/dna-replication/

https://cban.ca/gmos/faq/gmge-definition/

https://www.peta.org/blog/belgian-blue-cattle/

https://miun.diva-portal.org/smash/get/diva2:1068640/FULLTEXT01.pdf

https://www.youtube.com/watch?v=Nmkj5gq1cQU 

https://www.eater.com/2016/7/31/12337356/us-passes-law-gmo-labels

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon