Mỹ phẩm, sữa rửa mặt giúp “cân bằng độ pH” được chị em ưu ái chọn nhằm bảo vệ da nhưng đó chỉ là một nửa sự thật. Một nửa sự thật không giống như nửa ổ bánh mì.
Chị em có bao giờ thắc mắc độ pH là gì?
Độ pH là gì?
Độ pH là mật độ của ion H2O+ (H+) trong nước. Thang đo độ pH từ 1-14 dùng để đo tính axit hoặc kiềm của một dung dịch nước, nghĩa là chất đó phải tan trong nước mới đo được độ pH.
pH > 7 là kiềm
ph < 7 là axit
pH = 7 là nước tinh khiết, một số loại nước uống vẫn có độ pH cao 8.5-9.5
Dấm nuôi hoặc nước cốt chanh có tính axit, pH là 1-2, HCl có độ axit cũng 1-2
“Cân bằng độ pH làn da” là sai nguyên tắc
Da người không tan trong nước, không thấm nước nên cụm từ “cân bằng độ pH làn da” là sai. Đúng chính xác phải là “cân bằng độ pH của lớp nước trên bề mặt da”.
Cụ thể là lớp acid mantle – lớp màng mỏng gồm chất nhờn (từ tuyến nhờn dưới da tiết ra), tế bào trưởng thành, tế bào chết, lactic, axit amin (từ mô hôi) và axit béo tự do. Lớp này được gọi là second skin hay còn gọi là hàng rào bảo vệ da.
Khi khỏe mạnh bình thường, da của chúng ta có khả năng tự điều chỉnh lớp màng acid mantle để bảo vệ da và hệ vi sinh vật làn da, cũng chính là cơ chế duy trì và cân bằng độ pH. Thời gian và tốc độ phục hồi độ pH phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Nội sinh: tuổi tác, vị trí, di truyền, tâm lý.
- Ngoại sinh: mỹ phẩm, những gì xoa lên da, mồ hôi, bã nhờn, nhiệt độ, môi trường.
Da khỏe mạnh – second skin có độ pH 4.5-6.
Da nhờn, mụn – second skin có độ pH 2-3
Da ra mồ hôi, đổ dầu, bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn – second skin có độ pH 2-3
Da khô – second skin có độ pH 10-11-12
Để điều chỉnh độ pH có rất nhiều cách ví dụ:
- Tăng pH dùng vôi, soda,…
- Giảm pH dùng chanh, khế,
- Giảm pH xà bông, thêm nước vào
Tuy nhiên, cách dùng một dung dịch để cân bằng độ pH khi da đang đổ dầu, bụi bẩn, đang đầy vi khuẩn, đầy bã nhờn, nhầy nhụa hôi hám là hoàn toàn sai. Bởi vì chúng ta không điều chỉnh độ pH của da mà điều đầu tiên chính là làm sạch mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn trên da. Một sản phẩm có độ pH 5-6 hoàn toàn không có nghĩa là sẽ khiến da tốt lên.
Ngược lại, các loại thực phẩm có tính kiềm cao như súp lơ, cà rốt, măng tây, ngưu báng, bơ có độ pH cao 9-10, dùng đắp mặt nạ, tiếp xúc với da lâu hơn sữa rửa mặt, lại giúp dưỡng ẩm, giảm nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa, giảm viêm, mờ thâm…
Chưa kể, xà bông để tắm rửa được rõ ràng bạn phải thêm nước vào. Dội ướt cả người, chà xà bông trên tóc, tạo bọt hoặc tạo bọt ở xơ mướp hoặc túi tạo bọt. Toàn thân bạn đầy nước, thì pH của xà bông đã giảm.
Hay theo Tạp chí chính thức của Hiệp hội Lý sinh và Hình ảnh Quốc tế về Da (ISBS), việc sử dụng xà bông (độ pH từ 9-10) không ảnh hưởng đến cơ chế duy trì độ pH của da. Đây là kết quả so sánh vùng da ở 2 nhóm đối tượng nghiên cứu rửa mặt bằng xà bông và sữa rửa mặt có tính acid nhẹ trong 5 năm. Xà bông phải có nước thì mới tạo bọt được, độ pH sẽ giảm khi có nước.
Cân bằng độ pH của da là việc làm đúng đắn khi làm sạch da. Tuy nhiên, một sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, sữa tắm có độ pH 4.5-6 không hoàn toàn có nghĩa là chúng tốt cho da.
Mà quan trọng hơn, khi dùng sản phẩm đó để tắm, rửa có giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật làn da, không gây tổn hại tới chức năng tiết mồ hôi, tiết dầu của da hay không. Dưỡng da, nuôi khuẩn mới thực sự là tiêu chí quan trọng trong tổng thể quá trình chăm sóc da.
Vậy để vệ sinh da, đồng thời dưỡng khuẩn, nuôi dưỡng làn da rạng rỡ, khỏe mạnh, mướt mát, nên dùng cách nào?
Có một giải pháp chung cho toàn bộ da trên cơ thể bạn, đó là xà bông tự nhiên dùng để tắm gội và rửa mặt. Theo đó, cơ chế làm sạch lôi cuốn dịu nhẹ với lượng bọt bong bóng tự nhiên từ phản ứng xà phòng hóa, hoàn toàn không tồn dư noah.