Chất Béo Bão Hoà Có Tốt Không? – Đánh giá Dầu Dừa Ngăn ngừa Cholesterol Cao & Các Bệnh Tim Mạch

Chất béo bão hoà bị oan ức quy chụp gây bệnh tim mạch, béo phì, đột quỵ, tiểu đường, ung thư, gây mỡ trong máu… Sự ngờ vực chất béo bão hoà có tốt không trở thành mặc định, kể cả chất béo bão hoà tự nhiên từ dầu dừa ép lạnh, từ vựa dừa gần 200.000ha tại Việt Nam.

Có thể bạn chưa biết, chất bẽo bão hoà tự nhiên được truyền thống phương Đông sử dụng hàng ngàn năm (đây có thể gọi là công trình khoa học nghiên cứu lâm sàng ngàn năm) trong cơm dừa, mỡ heo, gân bò, da gà và đặc biệt càng cao trong sữa mẹ theo số tháng của con (Hàm lượng axit béo bão hòa trong lipid sữa mẹ chiếm 53,2% trong sữa non, 62,1% trong sữa chuyển tiếp và 58,0% trong sữa trưởng thành.). Tương tự, chất béo bão hoà siêu phổ biến trong văn hoá phương Tây truyền thống với bơ bò, phô mai, mỡ bò.

chất béo bão hoà có tốt không

Chúng tôi chọn dầu dừa để đánh giá bởi vì dầu dừa bị tẩy chay vô lý, vô căn cứ vì nó chứa đến hơn 90% chất béo bão hòa, vượt trội các loại dầu thực vật khác, thậm chí còn nhiều hơn lượng chất béo bão hòa trong các nguồn béo bão hòa điển hình khác như mỡ heo, bơ động vật.

Y khoa đã cung cấp cho chúng ta một góc nhìn thú vị, rằng bất cứ nguồn thực phẩm nào trong tự nhiên cũng đều có cả chất béo bão hòa và không bão hòa, với đặc tính khác nhau, bổ sung cho nhau.

Chất béo bão hòa cung cấp tính bền và tính ổn định, chất béo không bão hòa cung cấp sự uyển chuyển. Chúng ta không thể thiếu một trong hai. Đó là sự thiết yếu không thể chối cãi.

Exploitative marketing từ dầu tinh luyện

Nhớ lại xem chúng ta từng ăn thịt mỡ, da heo chiên giòn, da gà, gân bò, hay thậm chí nước cốt dừa ngon lành thế nào cho đến khi chai dầu tinh luyện xuất hiện, với đủ thông điệp, hình ảnh óng ả, đập vào mắt hằng ngày, lấp lánh che mờ tất cả.

chất béo bão hoà có tốt không

Rồi đủ thứ chế độ ăn: “low fat, “eat clean”, người ta sợ những thứ béo bão hòa như sợ thuốc độc. Những món chiên ngập dầu, “deep-fried” trở nên thời thượng chỉ vì nó được chiên trong vạt dầu óng ả, trong suốt nhưng hương vị đơn điệu, nhàm chán nhưng được quảng cáo là chất béo tỷ lệ vàng, tốt cho tim mạch.

Trong khoảng thời gian dài, chúng ta đã sợ hãi, bỏ cả mỡ lợn, mỡ gà, da gà ,bỏ luôn cơm dừa béo, bỏ luôn dầu dừa, bỏ dầu lạc đi chọn chất béo thực vật chưa bão hòa là dầu thực vật tinh luyện, là bơ thực vật, là kem sữa béo thực vât để thay thế chất béo truyền thống bao đời của người Việt.

Họ che đậy quá trình sản xuất cồng kềnh, gia nhiệt 300℃ hàng giờ, khử màu mùi với dung môi hoá chất, kể cả tác hại môi trường, sức khoẻ tổng thể để khuyến khích chúng ta sử dụng dầu tinh luyện, thực phẩm siêu chế biến.

Chất béo bão hoà nhân tạo mới tạo ra cholesterol xấu (LDL)

Câu chuyện chất béo bão hòa – không bão hòa đã che đậy đi việc chất béo lấy từ đâu, đã được chế biến thế nào, được ngụy trang làm sao với lập luận nghe có vẻ rất vững chắc: Chất béo bão hòa làm tăng tổ hợp cholesterol xấu – Low-density-lippoprotein cholesterol, thứ hay được nhắc với nhau là mỡ máu.

Chúng ta đi xét nghiệm LDL và ngay lập tức được gắn cho tình trạng mỡ máu khi LDL-cholesterol cao. Cùng làm rõ chỗ này, chất béo đưa vào cơ thể, gan sẽ tổng hợp nên các loại protein có vai trò khác nhau. LDL – cholesterol có nhiệm vụ vận chuyển chất béo và các vitamin tan trong dầu đến các mô, tế bào khác nhau trong cơ thể.

Sau đó, gan tiếp tục tổng hợp nên HDL – cholesterol với nhiệm vụ vận chuyển ngược những chất béo dư thừa về lại gan để đào thải ra ngoài. Nếu không có LDL-choleterol, chúng ta sẽ gặp vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nhớ cho, cấu trúc của các tế bào, mô tạo nên cơ thể phần lớn nhờ sự có mặt của chất béo.

chất béo bão hoà có tốt không

LDL-choleterol được giả thuyết là chất béo kém bền vững, khi lưu thông trong các thành mạch máu, dễ bị oxy hóa, kết hợp với các tổn thương khác do huyết áp và đường huyết cao, rất dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, xơ hóa mạch máu, lâu ngày dẫn đến các biến chứng đột quỵ và tim mạch.

Và khi tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiêu thụ chất béo bão hòa làm tăng chỉ số LDL-cholesterol trong các xét nghiệm, tất cả đồng loạt quay lưng với các nguồn chất béo truyền thống đã kể trên, trong đó có dầu dừa. Lúc này, “eat clean” là chế độ ăn thời thượng nhất, “clean” sạch sẽ những gì có béo bão hòa.

Thực tế, chưa có bất cứ nghiên cứu nào đủ mạnh chỉ ra liên kết giữa LDL-cholesterol với các biến chứng thực tế của tim mạch, hay đột quỵ. Xin nhắc lại CHƯA có nghiên cứu nào chỉ ra LDL- choleterol dẫn đến bệnh tim mạch, hay đột quỵ.

Tất cả dừng lại ở việc cho rằng LDL-choleterol tăng rủi ro bị tim mạch chỉ vì lập luận kể trên. Việc chỉ số LDL- cholesterol cao ở những người bị rối loạn chuyển hóa không chỉ ra rằng nó là nguyên nhân để họ gặp tình trạng như vậy. Nói cách khác, cơ thể đang rối loạn và những chỉ số cơ thể sẽ tăng bất thường. Nguyên nhân đến từ những thứ khác.

Nghiên cứu PREDIMED chỉ ra rằng chế độ ăn Địa Trung Hải với việc sử dụng dầu ô liu dẫn đến cải thiện chỉ số tổng cholesterol nhưng không có bất kỳ thay đổi nào trong chỉ số LDL cholesterol [1].

Các nghiên cứu khác chỉ ra hiệu ứng tương tự ở dầu dừa, giảm đáng kể chỉ số tổng cholesterol nhưng giữ mức LDL cholesterol ổn định [2,3,4]. Một nghiên cứu khác của Ravnskov, người ta chia nhóm bệnh nhân có các bệnh tim mạch khác nhau để theo dõi sau đó không tìm thấy bất kỳ liên hệ với các biến chứng cụ thể tim mạch hoặc tử vong do tim mạch với LDL-cholesterol [5].

Xem thêm: Sự Thật Chất Béo Chuyển Hóa Transfat và Chất Béo Bão Hòa Là Chất Béo Xấu Nếu Bị Hydro Hoá

Chất béo bão hoà tự nhiên giúp cân bằng cholesterol LDL

Đánh giá của chúng tôi về chất béo bão hoà tự nhiên có trong dầu dừa. Dầu dừa là một loại chất béo gần như chỉ có chất béo bão hoà nếu không muốn nói là nhiều nhất. Nghiên cứu tổng thể của Teng dhỉ ra rằng các loại dầu dừa thông thường tăng đáng kể mức LDL-cholesterol trong khi dầu dừa ép lạnh hoàn toàn không có hiệu ứng nào với LDL-cholesterol [6].

Nghiên cứu của Setyawati chỉ ra rằng tiêu thụ dầu dừa ép lạnh giảm toàn bộ các chỉ số tổng cholesterol, tổng Triglyceride, tổng LDL-cholesterol. Tiếp tục, hai nghiên cứu trên các đối tượng sử dụng dầu dừa lâu nhất (2 năm và 6 năm), tiếp tục khẳng định không có hiệu ứng nào giữa dầu dừa và LDL-cholesterol [7,8].

Vậy còn HDL-cholesterol, thứ được cho là cholesterol “tốt”? Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tiêu thụ dầu dừa sẽ giúp tăng chỉ số HDL-cholesterol, ổn định lượng cholesterol [9,10,11,12,13,15].

Nhưng các kết quả này không được chú ý, thay vào đó tiếp tục nhấn mạnh ở việc tỷ lệ chất béo bão hòa cao trong dầu dừa với rủi ro tăng LDL-cholesterol. Lập luận LDL-cholesterol tăng nguy cơ tim mạch đã không vững chắc, các nhà nghiên cứu lại chỉ tập trung vào lập luận này và bỏ qua các mặt có lợi khác của dầu dừa.

Và nếu thực sự, việc ăn dầu dừa làm tăng LDL-cholesterol thì sao? Trong các nghiên cứu này, người ta đã bỏ qua việc phân biệt loại LDL-cholesterol. Nghiên cứu thực nghiệm của Loganathan [16] chỉ ra nếu có một loại LDL thực sự liên quan tới bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch thì đó là “small, dense” LDL cholestereol, không phải “large, buoyant” LDL cholesterol. Nói đơn giản, những hạt béo LDL “lớn, tròn” được tìm thấy ở hầu hết các nghiên cứu dầu dừa hoàn toàn không liên quan gì đến các tổn thương mạch máu. “Small, dense” chỉ được tìm thấy ở các bệnh nhân có mức tiêu thụ cao các loại đường, tinh bột tinh luyện.

Công dụng to lớn của dầu dừa ép lạnh trong các chế độ ăn

Tính bền, ổn định dầu dừa cung cấp loại dầu ưu việt nhất cho các món chiên ngập dầu, làm bánh mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà vẫn giữ được các tác dụng tốt khác như:

– Dầu dừa ép lạnh giúp giảm viêm (giảm chỉ số viêm C-reactive protein) [17] – Giảm cân (giảm chỉ số Waist-to-hip) [18,19] – Cải thiện đường huyết [18] – Cải thiện khả năng chuyển hóa của cơ thể.

Thành phần chất béo chuỗi trung tính trong dầu dừa (không cần xử lý ở gan) cung cấp năng lượng trực tiếp cho não, cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh Azheimer, động kinh [20].

Chất béo toàn phần tự nhiên tốt khi nguyên liệu và quy trình sản xuất tốt

Quay lại câu chuyện chất béo, nhờ dầu dừa chúng ta một lần nữa cần ý thức sâu sắc rằng, thứ chất béo mà bạn ám ảnh, mỡ heo, dầu dừa, là sự ám ảnh reo rắc đầy dối lừa mà truyền thông sử dụng để đẩy thứ khác lên, thứ thực phẩm kinh hoàng nhất, đầu độc cơ thể nhất, chính là các loại dầu tinh luyên.

chất béo bão hoà có tốt không

Chất béo bão hoà có tốt không? Hãy thực sự lưu tâm đến nguồn gốc của thực phẩm, rằng nó đến từ đâu, công nghiệp hay tự nhiên.

Toàn phần hay siêu chế biến, tinh luyện. Ngay cả dầu dừa cũng vậy, dầu dừa ép lạnh sẽ mang đến lợi ích tối đa chứ không phải dầu dừa tinh luyện.


Hoang Dinh Loi
Noomfood Nutrition Consultant – Bachelor of Nutrition Science in Aberdeen University, AU


Tư liệu tham khảo

[1]. Beulen Y, Martínez-González MA, van de Rest O, Salas-Salvadó J, Sorlí JV, Gómez-Gracia E, et al. Quality of Dietary Fat Intake and Body Weight and Obesity in a Mediterranean Population: Secondary Analyses within the PREDIMED Trial. Nutrients 2018 Dec 19;10(12):2011. doi: 10.3390/nu10122011[2]. Vogel CÉ, Crovesy L, Rosado EL, Soares-Mota M. Effect of coconut oil on weight loss and metabolic parameters in men with obesity: a randomized controlled clinical trial. Food Funct 2020 Jul 1;11(7):6588-6594
[3]. Oliveira-de-Lira L, Santos EMC, de Souza RF, Matos RJB, Silva MCd, Oliveira LDS, et al. Supplementation-Dependent Effects of Vegetable Oils with Varying Fatty Acid Compositions on Anthropometric and Biochemical Parameters in Obese Women. Nutrients 2018 Jul 20;10(7):932. doi: 10.3390/nu10070932.
[4]. Harris M, Hutchins A, Fryda L. The Impact of Virgin Coconut Oil and High-Oleic Safflower Oil on Body Composition, Lipids, and Inflammatory Markers in Postmenopausal Women. J Med Food 2017 Apr;20(4):345-351.
[5]. Ravnskov U, Diamond DM, Hama R, Hamazaki T, Hammarskjöld B, Hynes N, et al. Lack of an association or an inverse association between low-density-lipoprotein cholesterol and mortality in the elderly: a systematic review. BMJ Open 2016 Jun 12;6(6):e010401-010401.
[6]. Teng M, Zhao YJ, Khoo AL, Yeo TC, Yong QW, Lim BP. Impact of coconut oil consumption on cardiovascular health: a systematic review and meta-analysis. Nutr Rev 2020 Mar 1;78(3):249-259.
[7]. Teng K, Loganathan R, Chew BH, Khang TF. Diverse impacts of red palm olein, extra virgin coconut oil and extra virgin olive oil on cardiometabolic risk markers in individuals with central obesity: a randomised trial. Eur J Nutr 2024 Jun;63(4):1225-1239.
[8]. Vijayakumar M, Vasudevan DM, Sundaram KR, Krishnan S, Vaidyanathan K, Nandakumar S, et al. A randomized study of coconut oil versus sunflower oil on cardiovascular risk factors in patients with stable coronary heart disease. Indian Heart J 2016;68(4):498-506.
[9] Vogel CÉ, Crovesy L, Rosado EL, Soares-Mota M. Effect of coconut oil on weight loss and metabolic parameters in men with obesity: a randomized controlled clinical trial. Food Funct 2020 Jul 1;11(7):6588-6594.
[10] Khaw K, Sharp SJ, Finikarides L, Afzal I, Lentjes M, Luben R, et al. Randomised trial of coconut oil, olive oil or butter on blood lipids and other cardiovascular risk factors in healthy men and women. BMJ Open 2018 Mar 6;8(3):e020167-020167.[11] Oliveira-de-Lira L, Santos EMC, de Souza RF, Matos RJB, Silva MCd, Oliveira LDS, et al. Supplementation-Dependent Effects of Vegetable Oils with Varying Fatty Acid Compositions on Anthropometric and Biochemical Parameters in Obese Women. Nutrients 2018 Jul 20;10(7):932. doi: 10.3390/nu10070932.
[12] Voon PT, Ng TKW, Lee VKM, Nesaretnam K. Diets high in palmitic acid (16:0), lauric and myristic acids (12:0 + 14:0), or oleic acid (18:1) do not alter postprandial or fasting plasma homocysteine and inflammatory markers in healthy Malaysian adults. Am J Clin Nutr 2011 Dec;94(6):1451-1457.
[13]. Maki KC, Hasse W, Dicklin MR, Bell M, Buggia MA, Cassens ME, et al. Corn Oil Lowers Plasma Cholesterol Compared with Coconut Oil in Adults with Above-Desirable Levels of Cholesterol in a Randomized Crossover Trial. J Nutr 2018 Oct 1;148(10):1556-1563.
[14]. Assunção ML, Ferreira HS, dos Santos AF, Cabral CRJ, Florêncio TMMT. Effects of dietary coconut oil on the biochemical and anthropometric profiles of women presenting abdominal obesity. Lipids 2009 Jul;44(7):593-601
[15]. Harris M, Hutchins A, Fryda L. The Impact of Virgin Coconut Oil and High-Oleic Safflower Oil on Body Composition, Lipids, and Inflammatory Markers in Postmenopausal Women. J Med Food 2017 Apr;20(4):345-351.
[16]. Loganathan R, Nagapan G, Teng K, Voon PT, Yap SY, Ng YT, et al. Diets enriched with palm olein, cocoa butter, and extra virgin olive oil exhibited similar lipid response: a randomized controlled study in young healthy adults. Nutr Res 2022 Sep;105:113-125
[17]. Khaw K, Sharp SJ, Finikarides L, Afzal I, Lentjes M, Luben R, et al. Randomised trial of coconut oil, olive oil or butter on blood lipids and other cardiovascular risk factors in healthy men and women. BMJ Open 2018 Mar 6;8(3):e020167-020167.
[18]. Oliveira-de-Lira L, Santos EMC, de Souza RF, Matos RJB, Silva MCd, Oliveira LDS, et al. Supplementation-Dependent Effects of Vegetable Oils with Varying Fatty Acid Compositions on Anthropometric and Biochemical Parameters in Obese Women. Nutrients 2018 Jul 20;10(7):932. doi: 10.3390/nu10070932
[19]. Assunção ML, Ferreira HS, dos Santos AF, Cabral CRJ, Florêncio TMMT. Effects of dietary coconut oil on the biochemical and anthropometric profiles of women presenting abdominal obesity. Lipids 2009 Jul;44(7):593-601.
[20]. https:// www. researchsquare. com/article/rs-3291861/v1

Xem nghiên cứu đầy đủ tại đây: https://noomfood.com/wp-content/uploads/2024/09/Dinh-Loi-Hoang-Thesis.pdf

chất béo bão hoà có tốt không

 

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon
×