Mẹ Note Liền Tay Cách Chăm Sóc Bệnh Sởi Trẻ Em Tại Nhà Siêu Đơn Giản

Bệnh sởi trẻ em bùng phát thành dịch bệnh, đồng hành cùng chị em vượt qua giai đoạn trẻ ngứa ngáy khó chịu, mệt mỏi, lười ăn, lười chơi, Noom hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà, giúp hành trình chăm sóc con trở nên chủ động và tự tin hơn.

Bệnh sởi là gì mà dễ lây lan?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Morbillivirus gây ra, rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng như sốt cao, phát ban, khó thở, dễ lây lan và cần được điều trị kịp thời nếu trở nặng, gặp biến chứng.

Số ca mắc sởi ở Việt Nam bùng phát mỗi chu kỳ 5 năm, năm 2024 có số ca gấp 1,4 lần cùng kỳ năm ngoái. Khả năng lây nhiễm cao thuộc dạng cấp tính nên mẹ cần đặc biệt theo dõi sát sao bé và lưu ý các dấu hiệu sau để phát hiện kịp thời phòng ngừa, chữa sởi.

Các dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh sởi

Khi mắc bệnh sởi, trẻ sẽ gặp dấu hiệu sau theo từng giai đoạn:

  • Ủ bệnh: Bệnh ủ từ 7-21 ngày, không biểu hiện triệu chứng cụ thể.
  • Khởi phát: Trẻ sốt cao liên tục từ 2-4 ngày, có thể kèm các triệu chứng ho, chảy mũi, đau họng, đỏ mắt, đổ ghèn, nổi nốt koplix – nốt trắng nhỏ như đầu kim, xuất hiện ở niêm mạc má vùng răng hàm.
  • Toàn phát: Phát ban toàn thân từ 2-5 ngày, xuất hiện đầu tiên ở mặt rồi lan ra toàn thân.
  • Lui bệnh: Các nốt ban mất dần, để lại vết thâm da, có thể ho kéo dài 1-2 tuần.

Bệnh lây truyền cao nhất trong 4 ngày trước và 4-5 ngày sau phát ban. Giai đoạn 4 ngày trước phát ban đặc biệt nguy hiểm do người bệnh chưa có triệu chứng, lây lan qua đường hô hấp, nước bọt hoặc tiếp xúc dịch tiết.

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khoẻ, tiến triển bệnh diễn ra nhanh chậm, nặng nhẹ mỗi trẻ mỗi khác, cần phụ huynh theo dõi sát sao.

Các biến chứng từ bệnh sởi

Nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc bệnh trở nặng, sởi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tiêu chảy cấp là một biến chứng thường gặp, gây mất nước và điện giải, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sởi cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm tai giữa, khiến trẻ khó thở, thở rít, thậm chí suy hô hấp.

Ngoài ra, niêm mạc miệng của trẻ có thể bị loét, gây đau đớn, khó ăn uống. Sởi còn khiến mắt của trẻ bị viêm kết mạc, thậm chí tổn thương giác mạc, võng mạc, ảnh hưởng đến thị lực. Trong một số trường hợp, sởi có thể gây ra các biến chứng thần kinh nguy hiểm như viêm màng não, gây co giật, ngủ li bì, hôn mê, cần đến ngay cơ quan y tế gần nhất để thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý.

Chăm sóc trẻ khi bệnh sởi

Trẻ khi mắc bệnh sởi thường quấy khóc, mệt mỏi do hành sốt liên tục. Lúc này, mẹ hãy để ý 3 nguyên tắc cơ bản: giữ ấm, giữ vệ sinh và cân bằng dinh dưỡng.

Giữ ấm cơ thể, xua tan hàn khí

Nhiều mẹ có thói quen tắm cho trẻ khi bị sốt, tuy nhiên giai đoạn con bị sởi, cần giữ ấm không để nốt sởi lặn vào trong. Mẹ có thể giặt khăn ấm lau sơ người cho con, nhưng phải đảm bảo tránh gió tuyệt đối. Hoặc giữ ấm cơ thể bằng phương pháp massage Ayurveda, nhỏ 1-3 giọt dầu mè gừng xoa gam bàn chân hoặc thoa toàn thân, tăng năng lượng dương, xua tan hàn khí, giảm ớn lạnh.

Để tránh vết ban lây lan, viêm nhiễm hoặc để lại vết thâm mất thẩm mỹ, mẹ dùng dầu mù u thoa một lớp mỏng giảm ngứa ngáy khó chịu trên da bé. Dầu mù u chứa bộ tứ palmitic – oleic – stearic – linoleic acid, hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch và chữa lành mọi vết thương lở loét ngoài da.

Vệ sinh kháng khuẩn, bảo vệ đề kháng

Giữ vệ sinh: Đối với trẻ ho khan, viêm họng hoặc loét miệng biết tự vệ sinh răng miệng, mẹ cho bé súc miệng bằng dầu dừa ít nhất bốn lần mỗi ngày để kháng khuẩn, kháng nấm, tăng sức khoẻ răng miệng và hệ tiêu hoá.

Trường hợp con bị chảy mủ tai, hãy dùng vải mềm hoặc giấy vệ sinh cuộn xoắn thành hình bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào tai và lấy ra khi ướt. Thay bấc sâu kèn mới và lặp lại quy trình này đến khi tai khô. Thực hiện phương pháp này hai đến ba lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng chảy mủ tai của trẻ chấm dứt.

Dinh dưỡng dễ tiêu hoá, tránh hoàn toàn thực phẩm siêu chế biến

Giai đoạn trẻ mắc sởi, việc cân bằng dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng là chìa khóa giúp trẻ nhanh chóng phục hồi. Nguyên tắc dinh dưỡng không cần quá kiêng khem, tuy nhiên cần tránh sử dụng các thực phẩm siêu chế biến, chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia thực phẩm không tốt cho hệ miễn dịch đang suy yếu.

Giai đoạn này cần ưu tiên các món luộc, hầm, hấp dễ tiêu, đặc biệt bổ sung vào khẩu phần ăn các loại hạt dinh dưỡng như đậu, hạt điều, hạt macca, rau củ quả giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cải xoăn,… nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ niêm mạc.

Ngoài ra, nên cho bé uống nhiều nước hoặc nước pha đường mía thô jaggery. Đường mía thô giàu canxi, kali, sắt, magie tự nhiên, giúp bù nước, bù khoáng, cân bằng điện giải nhanh chóng do sốt cao, tiêu chảy.

Noom mong chị em hãy giữ tâm lý vững vàng, giữ gìn sức khoẻ thật tốt và thường xuyên cập nhật kiến thức chăm sóc mẹ và bé để cùng con yêu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sự kiên nhẫn và yêu thương của mẹ là liều thuốc quý giá giúp con chóng hồi phục.

Hãy luôn theo dõi sát sao tình trạng của con và đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế khi cần thiết. Với sự đồng hành của mẹ, bé yêu sẽ sớm ăn ngon, ngủ tốt và vui vẻ trở lại.

Bài viết liên quan

Rôm Sảy Ở Trẻ – 7 Cách Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Tác Hại Mùi Hương Trong Nước Giặt Cho Trẻ Sơ Sinh & Trẻ Nhỏ

Phòng Viêm Phổi Trẻ Em – Khi Hà Nội Lên Top 3 Thế Giới Về Ô Nhiễm Không Khí

Cách Trị Táo Bón Êm Ru An Toàn

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon