Khi nói kem chống nắng là một điển hình của sai lầm trong chăm sóc da, Noom luôn bị tấn công bởi nhiều ý kiến trái chiều. Bài viết này, Noom sẽ lý giải những tác hại của kem chống nắng để mọi người có thể hiểu vì sao Noom một mực khuyên chị em chúng ta cần loại bỏ ngay lập tức cách “tấn công” làn da đầy sai trái này.
Tại sao kem chống nắng bị cấm sử dụng ở nhiều nơi?
Chắc chắn chị em đã biết, kem chống nắng uv bị cấm sử dụng khi bạn muốn bơi lặn tại một số vùng biển trên nhiều quốc gia, vì thành phần của nó sẽ hủy hoại những rặng san hô. Các điều luật cấm sử dụng kem chống nắng đã lần lượt được ký kết tại các vùng biển du lịch nổi tiếng nhằm giảm tác hại của 14.000 tấn kem chống nắng trôi ra đại dương mỗi năm.
Chừng đó thông tin thôi, Noom nghĩ đã quá dư cho chị em suy xét lại về việc có nên dùng kem chống nắng? Loại mỹ phẩm này hủy hoại được cả rặng san hô thì liệu có bảo vệ được da của bạn?
Đó là chưa kể làn da người chúng ta là một hệ vi sinh vật phong phú, đa dạng không thua gì rặng san hô. Chính vì vậy, kem chống nắng cũng đồng thời hủy hoại môi trường vi sinh vật trên da, làm mất cân bằng làn da và gây tổn thương chức năng hàng rào bảo vệ da.
Kem chống nắng vật lý và hóa học
Nói có sách, mách có chứng, để Noom điểm lại tác hại các loại kem chống nắng phổ biến mà chị em hay xài.
Tác hại của kem chống nắng hoá học
Các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng hóa học có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu và sữa mẹ sau một lần sử dụng. Điều đó có nghĩa chúng được hấp thụ qua da và khắp cơ thể của bạn.
Tháng 7/2021 FDA Mỹ cho thu hồi 5 sản phẩm chống nắng có chứa chất gây ung thư da của công ty nổi tiếng đình đám là Johnson & Johnson.
Năm 2019 và 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã công bố hai báo cáo yêu cầu thêm dữ liệu về tác dụng của sáu thành phần chống nắng hóa học thường được bán ở Mỹ:
– avobenzone
– oxybenzone
– octocrylene
– homosalate
– octisalate
– octinoxate
– cinoxate
– dioxybenzone
– meradimate
– padimate O
– sulisobenzone
Tất cả sáu chất hóa học được tìm thấy trong máu với nồng độ cao hơn nhiều so với khuyến cáo của FDA.
Oxybenzone, một trong những thành phần gây chú ý trong các báo cáo của FDA, được phân loại là hóa chất gây rối loạn nội tiết. Oxybenzone có liên quan đến mức testosterone thấp, ở nam giới trẻ tuổi. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy sự sụt giảm testosterone đủ để ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Điều quan trọng là phải chỉ ra rằng kem chống nắng không phải là sản phẩm duy nhất có chứa oxybenzone. Nó cũng được tìm thấy trong mỹ phẩm khác.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ oxybenzone cao hơn có trong nước tiểu của những người có dấu hiệu tổn thương thận.
Một số thành phần kem chống nắng gây ra phản ứng dị ứng. Các phản ứng da thường gặp bao gồm:
– Đỏ
– Tổ ong
– Đau đớn
– Phát ban hoặc vết sưng
– Bóc
– Sự chảy máu
– Bọng mắt hoặc sưng tấy
Dị ứng là biểu hiện của việc làn da phản ứng khi bị chất độc hại tấn công.
Những thành phần sau thường liên quan đến các phản ứng dị ứng trên da:
– Oxybenzone
– Benzophenones
– Cinnamates
– Dibenzoylmethanes
Oxybenzone và octinoxate gần đây đã bị cấm ở Hawaii và Key West, Florida và Cù Lao Chàm Hội An vì chúng có thể gây hại cho sinh vật biển, bao gồm cả các rạn san hô. Vậy khi có hại đối với rặng san hô thì liệu có tốt cho con người?
Tác hại của kem chống nắng vật lý là gì?
Hiện nay có nhiều lời khuyên chúng ta nên sử dụng kem chống nắng vật lý thay thế cho kem chống nắng hóa học bởi những thành phần trên đang gây tranh cãi. Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là titanium dioxide hoặc và oxit kẽm.
Tuy nhiên vào năm 2020, Pháp chính thức cấm tất cả các sản phẩm thực phẩm chứa titanium dioxide dựa trên ý kiến do cơ quan an toàn thực phẩm của Pháp (ANSES) công bố, khuyến nghị giảm sự tiếp xúc của TiO2 với người lao động, người tiêu dùng và môi trường.
Titanium dioxide là gì? Titanium dioxide hay oxit kẽm là 1 chất vô cơ, dạng bột màu trắng, là thành phần phụ thu được trong quá trình luyện đồng. Chưa có tài liệu nào nói về chất hóa học vô cơ oxit kẽm (zinc oxide) này tổn hại cho da, cũng giống trong lịch sử trước năm 2019 chưa có tài liệu hoặc pháp luật nào công bố titanium dioxide là độc hại. Là người tiêu dùng chúng ta đã sử dụng vài chục năm rồi pháp luật mới công bố titanium dioxide độc hại.
Vậy giờ chúng ta ngồi chờ oxit kẽm, một chất vô cơ độc hại tổn thương da, có phải không? Không, chúng ta có giải pháp chống nắng thay thế khác.
Lời khuyên cho việc chống nắng
Chị em đã hiểu tác hại của kem chống nắng. Tuy nhiên, niềm tin về công dụng tuyệt vời của loại mỹ phẩm này sụp đổ kéo theo nỗi hoang mang đi tìm giải pháp thay thế đúng không? Vậy tụi mình cùng nhìn những người sống ở vùng cực nóng đang làm gì nhé.
Ở các khu vực xích đạo, nơi có bước sóng UVA UVB dài và nguy hiểm tới làn da nhiều hơn so với các khu vực ôn đới hoặc nhiệt đới mưa rào, người dân chống nắng bằng cách mặc kín trùm toàn thân. Áo quần được dùng có chất liệu lụa, sợi dệt từ thân chuối hoặc cashmere hoặc vải từ vỏ cây. Điều này giúp giữ nhiệt cơ thể ổn định đồng thời che chắn được rất nhiều những tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra dân cư ở sa mạc hoang mạc khu vực Trung Đông, Nam Á thường hay xoa dầu mè đen để hạn chế sự bốc hơi nước ở làn da nhằm giúp da điều hòa thân nhiệt chống chọi cái nắng. Bên canh các zinc oxide tự nhiên trong dầu của các loại hạt sẽ giúp da hạn chế 1 phần các bước sóng uva uvb từ mặt trời. Nhưng chủ lực để chống nắng của họ vẫn là che chắn kĩ bằng áo quần.
Nếu công việc bạn bắt buộc phải đi giang nắng vào những khung giờ đổ lửa, hãy phục trang như những dân cư ở vùng hoang mạc nắng ở đó có thể lên 50 độ. Hãy quan sát những người đi trên các hoang mạc, hoặc những người sống gần hoang mạc. Họ mặc gì để chống nắng? Họ làm gì vào những lúc nắng cháy?
Nếu bạn muốn đi biển vào mùa hè hãy tránh tắm nắng từ sau 9h sáng tới 4h chiều. Vào những ngày nắng chói chang, tất cả những con vật đều tìm nơi núp nắng, vì lý do gì bạn lại đi phơi nắng vào những giờ nắng chang vậy?
Mặt khác bạn cũng nên yên tâm về các quảng cáo phóng đại nỗi sợ của bạn bằng hình ảnh ghê rợn làn da xấu xí già nua, phụ nữ ai cũng sợ điều đó. Và họ đã đánh trúng vào tâm lý nỗi sợ hãi của bạn. Hãy nghĩ xem loài người đã sống trên trái đất này bao nhiêu năm rồi? 1 tỉ năm rồi đó. Trước đây loài người nữ đã làm gì để chống nắng? Hay họ chỉ sống trong hang động tránh nắng, tránh nhăn da, và tránh ung thư da cả tỉ năm cho đến khi có kem chống nắng mới chui ra khỏi hang động?
Nếu lo lắng nắng làm sạm, đen da: việc che chắn vật lý luôn cần thiết như quần áo chống nắng. Hãy cảm ơn cơ thể vì melanin vừa giúp tăng sắc tố để bảo vệ da khỏi tác hại xấu của nắng, vừa có thể trả lại da màu tự nhiên, nhả nắng nhanh chóng nếu da khoẻ, không bị bào mòn hay tẩy trắng. Bên cạnh đó, hãy nhớ keyword của làn da là nước, việc dưỡng da bằng dầu sẽ giúp chị em giữ ẩm, giữ nước. Dầu mè đen ép lạnh có thành phần zinc oxide giúp chống nắng nhẹ tự nhiên hay dầu dừa ép lạnh sẽ dưỡng ẩm body tuyệt vời, không tạo cảm giác nhờn rít như kem chống nắng.
Nếu bất cẩn cháy nắng, đỏ rát: hãy thử khả năng chữa lành nhanh và tăng cường đề kháng da của dầu mù u ép lạnh. Vẫn là dưỡng ẩm và chữa lành da, tránh tuyệt đối hóa chất tác động vào làn da tự nhiên.
Cách chống nắng bằng dầu ép lạnh
Mặc dù dầu ép lạnh có khả năng chống nắng, nhưng sử dụng đúng công thức pha trộn cho từng loại da mới có thể phát huy tối đa khả hiệu quả của chúng.
Loại dầu
Đầu tiên chúng ta hãy xem xét khả năng chống nắng của các loại dầu.
Dầu mù u
Dầu mù u có khả năng chống nắng tự nhiên cao nhất so với các loại dầu khác cho nên các công thức “mix” dầu bên dưới đều có sự xuất hiện của dầu mù u.
Hơn nữa, thành phần chống oxy hóa và axit gamma-linolenic (GLA) của nó còn có thể làm dịu và bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Loại dầu này có thể cải thiện nhanh chóng các thương tổn do cháy nắng gây ra như thâm nám và các vết sạm da.
Dầu mè đen
Dầu mè đen có khả năng chống nắng cao thứ hai sau dầu mù u. Các chất chống oxy hóa và hoạt chất zinc oxide của nó có thể chống 30% tia UV, cao hơn dầu dừa và dầu oliu (20%). Loại dầu này có thể bảo vệ da bạn khỏi bỏng rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Dầu sacha inchi
Dầu sacha inchi được chiết xuất từ hạt cây sacha inchi giàu axit béo, omega-3, và Vitamin E. Những thành phần này có thể bảo vệ da bạn khỏi tác động của tia UV và giảm oxy hóa do ánh nắng mặt trời gây ra.
Dầu hạt điều
Dầu hạt điều bảo vệ da bạn khỏi tác động của tia UVB nhờ các thành phần Vitamin E và axit béo không bão hòa.
Dầu bơ
Mặc dù dầu bơ ép lạnh nổi tiếng trong việc cung cấp độ ẩm cho da mềm mịn, nhưng khả năng chống nắng của nó thấp chỉ đủ để bảo vệ da khỏi tác động nhẹ của tia UV.
Loại da
Mỗi loại da có các đặc điểm riêng. Chọn đúng dầu ép lạnh cho từng loại da cụ thể có thể bảo vệ nó khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời,
Người da thường có nhiều lựa chọn hơn người khác vì họ không có nhiều các vấn đề về da cần lưu ý. Chị em da thường chỉ cần chọn loại dầu có khả năng chống nắng cao là được. Hãy bảo vệ da mình bằng hai loại dầu có khả năng chống nắng cao nhất mà Noom đã đề cập là dầu mù u ép lạnh với dầu mè đen ép lạnh nhé.
Một số loại kem chống nắng chứa dầu (oil-based) có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, đặc biệt đối với người da dầu, da mụn cho nên nhiều chị em tò mò da dầu, da mụn có nên dùng kem chống nắng không. Kem chống nắng thì không nên dùng rồi, nhưng giải pháp chống nắng cho loại da này vẫn có. Đối với da nhờn và da chưa quen xài dầu, chị em có thể pha dầu mù u ép lạnh với dầu sacha inchi ép lạnh. Dầu sacha inchi có cấu trúc nhẹ nhất thế giới, thấm nhanh, và không gây nhờn rít nên nó sẽ không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng thêm vi khuẩn trên da nhờn tiết dầu nữa.
Da nhạy cảm, da khô cần một giải pháp an toàn, không chứa các chất gây kích ứng như màu hương liệu và chất bảo quản. Trường hợp này bạn hãy pha dầu mù u ép lạnh với dầu hạt điều ép lạnh hoặc dầu bơ ép lạnh. Dầu bơ được làm từ thịt quả bơ chín tự nhiên cực kỳ an toàn cho da nhạy cảm. Hơn nữa, dầu bơ của Noom được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh cơ học, sấy lạnh, không tinh luyện, không sử dụng hóa chất trong quá trình canh tác và sản xuất.
Lưu ý
Tỷ lệ: 5% – 50% dầu mù u tùy chỉnh.
Thời điểm: xoa khi da có nước, tốt nhất là sau khi tắm sạch chưa lau để người còn nước và xoa toàn thân.
Nguồn tham khảo:
https://www.theguardian.com/us-news/2021/jul/15/johnson-and-johnson-sunscreen-recall-benzene
https://www.fda.gov/drugs/news-events-human-drugs/update-sunscreen-requirements-deemed-final-order-and-proposed-order
https://www.healthline.com/health/sunscreen-allergy
https://www.fas.usda.gov/data/france-france-bans-titanium-dioxide-food-products-january-2020
https://vtv.vn/doi-song/hawaii-my-cam-ban-kem-chong-nang-gay-hai-ran-san-ho-20180507074713516.htm
https://www.nytimes.com/2019/02/07/us/sunscreen-coral-reef-key-west.html
https://nsglc.olemiss.edu/blog/2019/feb/8/index.html