Quy Trình Làm Giống Trong Hệ Sinh Thái Vườn Rừng

Bài viết giới thiệu cho bà con cô bác về quy trình làm giống trong hệ sinh thái vườn rừng.

Tính tự chủ trong mô hình canh tác vườn rừng là yếu tố sống còn. Cả hệ sinh thái hướng đến việc không phụ thuộc vào bên ngoài nên noom đã xây dựng và hoàn thiện quy trình ngay từ đầu, đặc biệt khâu làm giống.

Bước 1: Lựa chọn giống ươm thuần chủng, bản địa

Lời khuyên chân thành từ noom, nếu bà con cô bác muốn có thêm lợi nhuận từ việc làm nông, dứt khoát phải chọn giống thuần chủng.

Giống thuần chủng, bản địa có những ưu việc vượt trội mà không có bất kỳ một loại giống cao sản, giống mới nào sánh được:

1. “Thuần” nghĩa chính xác là đã được thuần hóa bởi thời tiết và thổ nhưỡng, thuần để sinh tồn khỏe mạnh với thời tiết tại địa phương. Việc này một phần giúp hạn chế rủi ro thiên tai, mưa gió thay đổi thất thường.

2. Giữ lại được giống, giúp giảm chi phí đầu vào là tiền mua giống.

3. Giống thuần có khả năng lưu giữ DNA để tự nó cải tiến, tiến hóa cùng với biến đổi khí hậu.

4. Khách hàng ưa chuộng, dễ bán, dù năng suất thấp nhưng giá sẽ cao hơn.

5. Giống thuần cho chất lượng nông sản thơm hơn, ngon hơn, chứa nhiều năng lượng prana hơn.

2 lam giong 1 561x374 1
Quy Trình Làm Giống Trong Hệ Sinh Thái Vườn Rừng 1

Bước 2: Chuẩn bị giá thể ươm

Một giá thể lý tưởng sẽ tạo ra môi trường đủ ẩm giúp hạt dễ nảy mầm, đủ dinh dưỡng giúp cây con phát triển. Các vật liệu thô cần có để chuẩn bị giá thể ươm bao gồm đất cát pha (đất thịt nhẹ), tro, trấu, phân bò hoai (hoặc phân rơm hoai).

Trộn đất:phân:tro:trấu theo tỷ lệ 1:1/3:1/3:⅔. Việc lựa chọn trộn vật liệu theo tỷ lệ này đều có mục đích nhất định. Tỷ lệ tro và trấu cộng lại sẽ bằng đúng với tỷ lệ đất, đây là công thức giúp cho đất có được độ tơi, xốp tốt nhất. Tỷ lệ phân cũng chỉ được thêm vào một phần nhỏ vì hạt và cây con chưa cần quá nhiều dinh dưỡng từ phân. Nếu bón quá nhiều phân sẽ tạo ra phản ứng ngược dễ phát sinh nấm bệnh ở rễ.

lam giong 12 561x374 1
Bầu ươm cũng được lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại rễ cây

Bầu ươm cũng được lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại rễ cây. Đối với cây rễ cọc mọc dài (cây lâm nghiệp) nên chọn bầu ươm có chiều dài lớn. Với cây rễ chùm ăn ngang (mít, đu đủ,…) thì chọn bầu ươm rộng. Kích thước bầu ươm phù hợp sẽ giúp cho rễ cây phát triển tự nhiên, không bị o ép hay bó buộc.

Bước 3: Ươm giống

Trộn đều giá thể,cho chúng vào bầu ươm và dùng tay nén chặt. Tạo khoảng trống trong bầu ươm có kích thước gấp đôi hạt giống. Kích thước này đủ để lượng đất không quá dày, không quá mỏng, hạt giống dễ đâm chồi lên khỏi mặt đất. Thuận theo tự nhiên, farm noom sẽ tiến hành ươm cả phần thịt bọc bên ngoài hạt. Giữ nguyên phần thịt hạt khi ươm, trước là bảo vệ hạt, sau là tạo ra nguồn phân xanh hữu cơ khi phần thịt bị các vi sinh vật phân hủy.

Cuối cùng là tưới nước cho bầu ươm để giúp đất luôn có độ ẩm cần thiết, kích thích hạt nảy mầm. Bầu ươm sẽ được đặt ở những nơi thoáng mát hoặc che lưới đen để tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, hạn chế hiện tượng bốc hơi nước.

Bước 4: Quan sát và kiểm tra sau ươm

Sau ươm 2-3 ngày, các anh nông dân sẽ thường xuyên lui tới kiểm tra độ ẩm bầu ươm. Nếu giá thể quá khô, mình tiến hành tưới thêm nước để giữ ẩm. Quan sát quá trình nảy mầm của hạt để kiểm soát tình trạng sâu bệnh. Theo kinh nghiệm áp dụng thực tế nhiều năm qua tại vườn rừng Rơm Vàng,  hầu hết các cây giống được ươm trồng từ quy trình này đều phát triển tốt, khi trồng ra đất rất khỏe mạnh, tính thích nghi cao.

Trong tương lai gần, chị em sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon của trái xoài, quả mít được ươm trồng từ những hạt giống hôm nay. Do chính các anh nông dân nhà noom chăm sóc, theo sát quá trình sinh trưởng cùng đa dạng sinh thái được xây dựng bài bản từ lúc đầu dựng farm.

Tìm Kiếm
Sản Phẩm
HDSD
Chat Icon
Chat Icon